Những thực phẩm nên ăn để tăng cường hệ miễn dịch khi giao mùa
Để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch giúp cơ thể phòng chống những triệu chứng bệnh trong mùa lạnh, bạn nên tăng cường hệ miễn dịch của mình.
Mùa đông cũng là mùa của sổ mũi, ho và cảm lạnh và các vấn đề về da. Theo Giáo sư dinh dưỡng Suki Hertz tại Viện Ẩm thực của Mỹ, để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch giúp cơ thể phòng chống những triệu chứng trên, có một cách rất đơn giản là hàng ngày bổ sung một số thực phẩm sau đây vào thực đơn hàng ngày của bạn:
Kiwi
Một quả kiwi trung bình chứa từ 90 đến 110 mg vitamin C – nhiều hơn một quả cam trung bình nên kiwi là thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch rất hiệu quả. Kiwi cũng là nguồn cung cấp nhiều kali, một khoáng chất quan trọng cho cơ bắp và thần kinh, cùng với chất với tăng cường hệ miễn dịch là vitamin E.
Ngoài ra nó còn chứa chất flavonoid và carotenoid – chất chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe đường hô hấp, tim mạch và giúp bạn cảm thấy vui vẻ. Bạn có thể làm salad kiwi hoặc ăn với sữa chua.
Ảnh minh họa
Đu đủ
Được đánh giá cao về tính kháng viêm, chúng cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin C. Ngoài ra, đây cũng là nguồn beta-carotene tuyệt vời, giúp các tiền chất được chuyển đổi thành vitamin A (beta carotene) trong cơ thể hoạt động tốt hơn, bảo vệ cho mắt, da trong thời tiết dễ bị khô da này.
Hãy dùng một vài lát cho bữa ăn sáng hoặc pha trộn với nước cam cho một ly sinh tố nhiệt đới.
Gừng
Có thể giúp giảm bớt triệu chứng cảm lạnh và ngạt mũi. Nó cũng thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa, giảm đau và thư giãn đường ruột.
Nếu bạn thấy khó chịu trong dạ dày hoặc muốn chống lạnh, hãy thử ngâm lát gừng tươi vào nước nóng để uống cho một cơ thể khỏe mạnh và khoan khoái vào buổi sáng.
Ảnh minh họa
Hạt bí ngô
Video đang HOT
Có chứa nhiều vitamin, acid amin và khoáng chất, bao gồm cả kẽm. Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách hoạt động như một chất chống oxy hóa và giảm thiểu gây hại cho màng tế bào từ các gốc tự do.
Lúa mì
Có nhiều các vitamin thiết yếu và chất béo, các nguồn dinh dưỡng khác trong lúa mì, nhờ đó nó có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Nó cũng giàu vitamin E – một chất chống oxy hóa giúp chống lại chứng viêm. Bạn có thể ăn mầm lúa mì với sữa chua, bột yến mạch hoặc ngũ cốc lạnh.
Ảnh minh họa
Có thể dùng nước cam kết hợp với củ cải đường nấu. Củ cải đường có các chất chống oxy hóa và magiê – một khoáng chất hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp. Củ cải cũng rất giàu folate giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng, rất thiết yếu với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và cho sức khỏe tim mạch.
Hạt lanh
Rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng và khoáng chất, bao gồm vitamin E, một chất chống oxy hóa giúp tế bào khỏe mạnh và axit alpha-linolenic, một nguồn của các axit béo omega-3. Để có được những chất béo lành mạnh, bạn nên xay hạt lanh bằng máy xay cà phê trước khi sử dụng.
Ảnh minnh họa
Chanh
Chứa nhiều vitamin C, chanh thúc đẩy vi khuẩn lành mạnh, chứ không phải là các loại virus có thể gây ra cảm lạnh. Nên sử dụng chanh thay cho đường và muối vì cả hai đều có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Vào buổi sáng, hãy thử ép một số trái cây tươi pha nước chanh thay vì rắc đường.
Trứng
Lòng đỏ trứng là một nguồn cung cấp dồi dào selen – một khoáng chất mạnh hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Bạn đừng quá lo lắng: các nghiên cứu về trứng đang chứng minh trứng không phải là kẻ thù của bệnh tim. Các protein trong lòng trắng có giá trị cao nhất, lòng đỏ thì tương đối ít chất béo bão hòa, mặc dù vẫn khá cao đối với chế độ ăn kiêng cholesterol.
Ảnh minh họa
Đậu hũ
Những người người không ăn đủ chất đạm có xu hướng tăng đường trong máu và suy yếu hệ miễn dịch. Đậu hũ có thể là một giải pháp tốt cho các đối tượng này vì nó là một loại protein hoàn chỉnh và một nguồn cung cấp canxi và omega-3 axit béo, tất cả đều có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Đồng thời, nó cũng rất dễ chế biến thành các món ăn ngon.
Hạt diêm mạch (Quinoa)
Hạt diêm mạch là một trong số ít thực vật có “đầy đủ protein”, có nghĩa là cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần được tìm thấy trong thịt, gia cầm, cá. NASA đã sử dụng diêm mạch làm thức ăn cho các phi công vũ trụ. Vì thế, vào buổi sáng, bạn hãy ăn một lát bánh mì với bột diêm mạch hoặc kê.
Bưởi và các loại cam, quýt
Hoa quả họ cam quýt chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa mạnh, đồng thời lại có ít calo. Để có một bữa ăn sáng lành mạnh tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, hãy thử món salad trái cây kết hợp các loại hoa quả này.
Theo Mask online
6 điều mẹ cần biết để bé luôn khỏe khi giao mùa
Vào thời điểm giao mùa, rất nhiều loại dịch bệnh phát triển, hãy lưu ý những điểm sau để giúp trẻ luôn khỏe mạnh.
Các mẹ nên chú ý những điều quan trọng sau đây để bé yêu luôn khỏe mạnh nhé.
1. Giữ ấm cơ thể
Vào thời điểm thay đổi mùa, nhiệt độ một ngày thường chuyển biến nhanh, bạn cần để ý đến theo dõi để chuẩn bị quần áo phù hợp cho trẻ. Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi thì cần phải điều chỉnh lại. Bởi buổi sáng và ban đêm , thời tiết lạnh hơn, nhiều cha mẹ lo về đêm con sẽ lạnh nên mặc hoặc đắp chăn quá nóng, đó có thể là nguyên nhân vã mồ hôi ở trẻ.
Cơ thể của trẻ khác người lớn, nóng trước khi người lớn nóng, lạnh trước khi người lớn lạnh, dao động nhiệt độ kém hơn người lớn chúng ta.
Bạn không nên lấy cảm giác nóng lạnh của bản thân để áp đặt với trẻ, chỉ nên để ý và điều chỉnh nhiệt độ khéo léo, giúp trẻ thấy thoải mái.
2. Tránh dị ứng
Những bệnh dị ứng thường phát triển khi giao mùa. Có nhiều loại bệnh phổ biến như bệnh ngoài da, viêm da cơ địa,... hoặc cơ thể phản ứng lại vết côn trùng cắn. Nếu trẻ ngứa ít, có thể mua một số loại thuốc làm dịu da bán ở các quầy thuốc tây gần nhà. Nếu trẻ bị nặng hơn, bạn cần sự tư vấn của bác sĩ để điều trị thích hợp.
Tránh để trẻ gãi chỗ ngữa bởi có thể gây xây xước, tổn thương da. Bạn nên lưu ý giữ gìn mỗi trường xung quanh trẻ, xịt thuốc xịt phòng, dọn phòng thường xuyên, bao gồm cả thay rèm cửa, ga đệm,... sạch sẽ hàng tuần.
Ngoài ra mẹ cũng cần nên lưu ý các thực phẩm dễ dị ứng với cơ địa của bé như dị ứng hải sản, lạc, sữa...nếu không trẻ có thể bị sốc phản vệ rất nguy hiểm.
3. Uống thuốc đúng cách
Việc uống đúng và đủ thuốc là yêu cầu đầu tiên để giúp bé nhanh khỏi bệnh. Bạn cần phải biết liều lượng thuốc dành cho trẻ. Ví dụ viên thuốc có vạch ở giữa để giúp phân liều, bạn có thể bẻ đôi, bẻ tư cho trẻ uống tùy lứa tuổi. Tuy nhiên với các loại thuốc bột, thuốc gói thì tuyệt đối tránh chia liều.
Mặc dù tính đúng liều lượng thì vẫn có thể cho trẻ dùng, tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến tư vấn của dược sĩ, bác sĩ để đảm bảo đúng liều cho trẻ nhỏ.
4. Uống nước thường xuyên
Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các bộ phận cơ thể được khỏe mạnh. Trong thời điểm giao mùa muốn cho cơ thể luôn có sức đề kháng tốt, không thể vắng mặt thành phần của nước. Lượng nước cơ thể cần bổ sung mỗi ngày trung bình cần khoảng 8 ly, nhưng con số này có thể dao động phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, thói quen luyện tập... của bé.
5. Bổ sung vitamin C để ngăn ngừa cảm cúm
Vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh vân vân.
6. Chọn những môn thể thao phù hợp
Nếu trẻ có xu hướng thừa cân, nên chọn bơi lội, đá cầu, cầu lông... Tuy nhiên, những bé yếu ớt thì không nên chọn những môn đòi hỏi mất nhiều năng lượng, bé sẽ mệt, thậm chí suy kiệt cơ thể sau những buổi tập luyện quá sức.
Theo Phununews
Ăn hàu có hại gì? Đặc biệt hàu chứa nhiều kẽm - đây là khoáng tố quan trọng rất cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, vì vậy nó còn được ví là thực phẩm của tình yêu. Theo y học cổ truyền, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, tác dụng tráng dương, bổ tinh,...