Những thực phẩm giúp tăng tiết sữa mẹ
Để có nhiều sữa cho con bú, bà mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và lối sống hàng ngày.
Tham khảo một số thực phẩm và những lưu ý có thể giúp tăng cường sản xuất sữa mẹ.
Theo NHS. Phạm Thị Thu Hà – Khoa Sản 1, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong thời gian cho con bú, người mẹ cần tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất qua nguồn sữa mẹ cho trẻ. Các bà mẹ cho con bú thường cần nhiều calo hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khi cho con bú.
Vụ Sức khỏe Bà mẹ – T.rẻ e.m, Bộ Y tế cho biết, sau sinh, phần lớn những bà mẹ cần từ 1.800 – 2.200 calo mỗi ngày và hơn 500 calo nữa (tương đương 3 chén cơm mỗi ngày) nếu cho con bú sữa mẹ. Trường hợp bà mẹ thiếu cân hoặc sinh nhiều hơn 1 con, thì con số thậm chí còn phải cao hơn nữa.
Bà mẹ cần tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất cho trẻ.
1. Những thực phẩm thúc đẩy sản xuất sữa mẹ
Nhiều loại rau, ngũ cốc nguyên hạt, thảo dược chứa nhiều estrogen thực vật và các hợp chất khác góp phần tăng nguồn sữa mẹ quý giá. Chúng được gọi là galactagogues. Những bà mẹ mới sinh ở nhiều nền văn hóa đã sử dụng những thực phẩm này trong nhiều thế kỷ để hỗ trợ cơ thể sản xuất prolactin, tối ưu hóa việc cho con bú. Prolactin là hormone có nhiệm vụ chủ yếu là sản sinh và làm tăng lượng sữa mẹ.
Một số galactagogues phổ biến bao gồm:
Ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là yến mạch và lúa mạch.
Thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, thịt hoặc đậu phụ.
Các loại đậu như đậu xanh và đậu lăng.
Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina và rau ngót.
Hạt thì là.
Quả hạch.
Mầm cỏ linh lăng.
Video đang HOT
Hạt cỏ cà ri.
Hạt mè.
Hạt lanh.
Men bia.
Mật mía đen.
Nhiều bà mẹ đang cho con bú tin tưởng những thực phẩm này mặc dù hiện chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích của chúng với sữa mẹ. Tuy nhiên, tất cả những thứ này đều là những lựa chọn bổ dưỡng khi kết hợp chúng vào chế độ ăn uống của mẹ sau sinh.
Các thực phẩm giàu dinh dưỡng có tác dụng lợi sữa, mẹ cho con bú nên ăn.
Ngoài thực phẩm galactagogue, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh thực sự là cách tốt nhất để hỗ trợ nguồn sữa tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và có thêm năng lượng để chăm sóc em bé mới chào đời.
Hãy đảm bảo đầy đủ những loại thực phẩm này trong thực đơn cả tuần:
Trái cây.
Rau củ.
Ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, gạo lứt, quinoa, lúa mạch).
Protein (trứng, sữa chua Hy Lạp, đậu phụ, thịt gà, cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, thịt bò nạc).
Chất béo lành mạnh (các loại hạt, dầu ô liu, bơ).
2. Bà mẹ nên uống gì để tăng nguồn sữa?
Theo NHS. Phạm Thị Thu Hà: Cho con bú nhu cầu nước sẽ cao hơn, mẹ sẽ cần uống nhiều hơn ít nhất 700ml mỗi ngày so với những người không cho con bú để thay thế chất lỏng được sử dụng khi cho con bú. Mẹ nên bổ sung nước hàng ngày ở dạng nước, sữa, nước trái cây và các loại đồ uống khác. Tuy nhiên, nước tinh khiết là nguồn chất lỏng tốt nhất cho sữa mẹ. Mẹ cho con bú cũng nên tránh uống rượu, hạn chế đồ uống có chứa caffeine như trà đặc, cà phê và nước ngọt có gas.
Sữa mẹ có 87% là nước, vì vậy việc uống đủ chất lỏng để hỗ trợ sản xuất sữa mẹ là rất quan trọng. Nếu người mẹ thấy mình khát hơn bình thường khi cho con bú, đó là cách cơ thể báo hiệu nên uống nhiều hơn.
Các bà mẹ đang cho con bú cần khoảng 13 cốc chất lỏng mỗi ngày, vì vậy hãy đảm bảo luôn để chai nước bên mình. Ngoài nước, sữa thực vật hoặc nước trái cây cũng là những lựa chọn tốt. Chúng vừa có tác dụng dưỡng ẩm vừa cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng mà cơ thể cần. Các loại trà thảo dược nóng hoặc đá không chứa caffeine có thể góp phần vào mục tiêu bổ sung chất lỏng hàng ngày của mẹ.
Một số loại trà thảo mộc có tác dụng lợi sữa.
Bà mẹ có thể sử dụng các loại trà thảo dược có chứa các chất kích thích tiết sữa như cỏ cà ri, gừng, thì là, chè vằng và các loại thảo mộc khác được cho là có tác dụng tăng nguồn sữa. Trà cho con bú hầu hết là an toàn nhưng nên kiểm tra với bác sĩ để đảm bảo các thành phần không tương tác với bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào khác.
3. Những thực phẩm mẹ cho con bú cần tránh
Bà mẹ sau sinh không cần kiêng khem quá mức nhưng việc ăn hoặc uống những thực phẩm chứa “calo rỗng” sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và có nguy cơ giảm lượng sữa mẹ. Tốt nhất nên hạn chế những thực phẩm, đồ uống chứa nhiều calo nhưng ít dinh dưỡng sau đây:
Đồ ăn nhẹ như khoai tây chiên.
Món tráng miệng và đồ ngọt như bánh ngọt hoặc bánh quy.
Thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và pizza.
Soda hoặc nước ngọt có đường.
Hãy nhớ rằng những gì mẹ ăn và uống sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của em bé qua sữa mẹ. Do đó bà mẹ nên hạn chế uống rượu và các chất có cồn hoặc chất gây kích thích thần kinh khác.
Hạn chế đồ uống giàu caffeine như cà phê hoặc trà thông thường. Quá nhiều caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ hoặc của bé, dẫn đến khó chịu và quấy khóc ở một số bé.
NHS. Phạm Thị Thu Hà lưu ý, các loại thức ăn, đồ uống mà bà mẹ đang cho con bú nên tránh là cá có hàm lượng thủy ngân cao, người mẹ hoặc người chăm sóc sản phụ cũng cần biết nên ăn loại hải sản nào vì không phải bất cứ hải sản nào cũng nên ăn khi cho con bú. Không nên dùng caffeine, rượu bia và sữa bò (nếu trẻ bị dị ứng với sữa bò vì đạm sữa bò được hấp thu vào sữa mẹ).
Lưu ý, các loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải và súp lơ trắng có thể gây đầy hơi nhưng chúng không có khả năng gây ra điều tương tự cho em bé qua nguồn sữa mẹ. Nếu lo lắng rằng thực phẩm mình ăn ảnh hưởng đến bé, hãy tránh những thực phẩm có thể gây khó chịu trong vài ngày để đ.ánh giá. Người mẹ có thể thử ăn lại khi đường tiêu hóa của bé hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, bà mẹ cho con bú cần được nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi và sản xuất sữa hiệu quả hơn. Tránh stress, căng thẳng để không ảnh hưởng đến lượng sữa bằng cách thư giãn. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về lượng sữa, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn.
Món quà đề kháng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh
Các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Những đ.ứa t.rẻ được bú mẹ sẽ có sức đề kháng tốt hơn.
Sữa mẹ có nhiều kháng thể tự nhiên, giúp trẻ giảm khả năng mắc các chứng viêm nhiễm. Ảnh: AVA.
Phản ứng dị ứng với thực phẩm thường kích hoạt các hóa chất bảo vệ trong cơ thể, khi cơ thể cố gắng loại bỏ những gì nó coi là kẻ xâm lược xa lạ.
Các phản ứng có thể bao gồm sản xuất chất nhầy, sản xuất và giải phóng dịch lỏng, sưng cổ họng, hốc mũi và ống Eustachian trong tai.
Khi các ống Eustachian sưng lên, áp lực có thể tác động lên màng nhĩ, khiến nó trở nên đau đớn. Dịch lỏng cũng có thể bị giữ lại, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, nếu chỉ tấn công vi khuẩn bằng cách dùng kháng sinh, chúng ta không giải quyết được nguyên nhân cơ bản. Do đó, như vẫn thường xảy ra, nguy cơ n.hiễm t.rùng tái phát là rất cao.
Việc dành thời gian để xác định chất nào gây dị ứng thực phẩm có thể mang lại kết quả tuyệt vời cho cha mẹ và con cái. Trong một nghiên cứu trên 104 trẻ bị viêm tai giữa, mọi loại thực phẩm gây dị ứng đã được loại bỏ khỏi chế độ ăn uống của chúng trong 16 tuần. 86% số trẻ trong đó đã giải quyết hoàn toàn bệnh viêm tai giữa.
Trong giai đoạn cuối của nghiên cứu, các loại thực phẩm gây kích thích được đưa lại vào chế độ ăn uống. Dịch lỏng liền bắt đầu tích tụ trong tai của 94% số trẻ. Trong các loại thực phẩm khác nhau được xác định là gây dị ứng ở trẻ, loại phổ biến nhất là sữa bò!
Một trong những bước phòng ngừa hiệu quả nhất mà một người mẹ có thể làm là cho trẻ bú sữa mẹ, và làm việc này càng lâu càng tốt. Tiến sĩ Ruth Lawrence, giáo sư chuyên ngành nhi khoa và sản khoa tại Trường Y thuộc Đại học Rochester ở New York, đồng thời là phát ngôn viên của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đã lưu ý rằng t.rẻ e.m được bú sữa mẹ không chỉ ít bị viêm tai giữa hơn, mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy, phát ban (viêm da cơ địa) và dị ứng hơn so với các trẻ bú sữa công thức.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 đến 6 tháng đầu sẽ làm giảm nguy cơ viêm tai giữa xuống 50%. Người mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn càng lâu (và không tự uống sữa bò cùng các thực phẩm liên quan), thì con của cô ấy sẽ nhận được sự bảo vệ chống lại viêm tai giữa càng lớn.
Một nghiên cứu về trẻ bị viêm tai giữa cho thấy những trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu đời giảm một nửa nguy cơ bị n.hiễm t.rùng tái phát so với những trẻ được bú sữa công thức. Đối với những trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng trở lên, khả năng bệnh n.hiễm t.rùng quay trở lại chỉ bằng 1/10 so với nhóm trẻ ăn sữa công thức và chế độ ăn hỗn hợp.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu nhận thấy bệnh viêm tai giữa kéo dài (đến mười ngày) phổ biến hơn gấp 5 lần ở trẻ bú sữa công thức trong năm đầu đời. Trong năm thứ hai, trẻ bú sữa công thức vẫn bị ảnh hưởng xấu với tỷ lệ bị viêm tai giữa cao hơn 3,6 lần so với trẻ bú sữa mẹ.
Mặc dù sữa bò không phải là chất gây dị ứng tiềm ẩn duy nhất, nhưng nó là chất phổ biến nhất. Các loại thực phẩm khác có thể gây phản ứng dị ứng bao gồm lúa mỳ, ngô, trái cây họ cam quýt (cam, chanh vàng, chanh xanh và bưởi), lòng trắng trứng, đậu nành và đậu phộng.
Là người làm cha mẹ, nếu bạn có thể giúp con mình không phải trải qua những khó chịu và chấn thương do viêm tai giữa nghiêm trọng chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, thì tại sao lại không coi đây là tuyến phòng thủ đầu tiên của mình?
Cách xử trí chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhanh chóng mẹ nên biết Trẻ bị đầy hơi chướng bụng khiến nhiều người lần đầu làm cha mẹ lo lắng không biết nên xử trí thế nào. Cùng tìm hiểu các cách cải thiện chướng bụng, đầy hơi giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu thông qua bài viết dưới đây. Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng do đâu? Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chướng...