Những sai lầm khi thiết kế giếng trời, các gia đình Việt nên tránh để khỏi ‘tiề.n mất tật mang’
Giếng trời không chỉ mang ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành vào không gian sống mà còn tạo điểm nhấn độc đáo cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, nếu không được thiết kế cẩn thận, giếng trời có thể biến ngôi nhà bạn từ thoáng đãng, sáng sủa thành nóng bức và bất tiện.
Sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng
Chọn vật liệu kém chất lượng cho giếng trời không chỉ dẫn đến chi phí bảo trì cao mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Kính dùng cho giếng trời cần có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt và được lắp đặt cẩn thận để tránh nứt vỡ dưới tác động của thời tiết hoặc va đậ.p mạnh. Do đó, việc chọn lựa vật liệu chất lượng là điều bắt buộc để đảm bảo giếng trời hoạt động hiệu quả và an toàn.
Thiếu hệ thống thoát nước hiệu quả
Khi thiết kế giếng trời, nhiều người thường bỏ qua hệ thống thoát nước, dẫn đến nguy cơ nước tràn vào nhà khi trời mưa lớn. Điều này có thể gây ngập lụt, hư hỏng tài sản và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Để phòng tránh, giếng trời cần được trang bị hệ thống thoát nước đồng bộ, kèm theo các biện pháp chống thấm để đảm bảo nước mưa được dẫn đi hiệu quả.
Làm vườn dưới giếng trời
Việc xuất hiện cây xanh trong nhà giúp thanh lọc không khí trong không gian sống, khiến căn nhà có cảm giác mát mẻ và trong lành hơn. Tuy nhiên, gia chủ cần cân nhắc các loại cây trồng và cách trồng cây phù hợp.
Video đang HOT
Thay vì làm vườn, các gia chủ nên lựa chọn trồng cây trong những chậu nhỏ để tăng tính linh hoạt, và có thể dễ dàng thay đổi môi trường sống cho cây. Thỉnh thoảng, mang chậu cây ra không gian ngoài trời để hứng ánh nắng.
Nên cân nhắc kỹ khi làm vườn giếng trời
Có thể chọn các loại cây leo như thường xuân, vạn niên thanh hoặc trồng trong chậu với cây hạnh phúc, thiết mộc lan, cây ngũ gia bì (có khả năng đuổi muỗi)…
Không làm mái che giếng trời di động
Mái che giếng trời di động được hiểu là dạng mái che có thể đóng – mở linh hoạt theo nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Trước khi mái che di động xuất hiện, gia chủ Việt thường chỉ sử dụng mái che cố định (kính lắp kín), và điều chỉnh ánh sáng bằng cách thiết kế thêm hệ chắn bằng gỗ, hoặc bê tông hở trần… Mái che cố định có ưu điểm lớn nhất là giá thành khá rẻ, tuy nhiên về lâu dài, gia chủ sẽ cảm thấy rất bất tiện.
Ví dụ, khi trời quá nắng, không thể che chắn giếng trời theo ý muốn, khiến nhiệt độ trong nhà tăng cao.
Chi phí điều hòa cho các phòng ở cũng tăng đáng kể, đặc biệt là những phòng có cửa sổ tiếp giáp gần nhất với giếng trời. Trong trường hợp đó, mái che di động là giải pháp có thể xử lý những bất tiện này.
Thiếu bảo trì và vệ sinh định kỳ
Giếng trời cần được bảo trì và vệ sinh thường xuyên để duy trì hiệu quả chiếu sáng và giữ cho không gian luôn sạch sẽ.
Bụi bẩn và lá cây nếu tích tụ trên bề mặt kính sẽ làm giảm độ trong suốt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng chiếu sáng của giếng trời. Bảo trì định kỳ không chỉ giúp giữ giếng trời trong tình trạng tốt mà còn kéo dài tuổ.i thọ của công trình.
Kinh nghiệm thiết kế giếng trời cho nhà phố đẹp và hiện đại
Giếng trời đóng vai trò quan trọng trong thiết kế nhà phố hiện đại, giúp mang lại ánh sáng tự nhiên, thông gió tốt và tạo cảm giác thông thoáng cho không gian.
Để thiết kế giếng trời đẹp và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số yếu tố dưới đây.
Vị trí
Vị trí phổ biến nhất để thiết kế giếng trời là khu vực trung tâm nhà, nơi tiếp giáp với nhiều phòng ốc.
Bạn cũng có thể bố trí giếng trời ở hậu nhà, kết hợp với khu vực sân vườn hoặc giếng nước. Cần tránh đặt giếng trời sát phòng ngủ hoặc phòng vệ sinh để đảm bảo sự riêng tư.
Kích thước
Kích thước giếng trời phụ thuộc vào diện tích nhà và nhu cầu sử dụng. Nên chọn kích thước giếng trời phù hợp, không quá nhỏ để đảm bảo hiệu quả thông sáng và thông gió, cũng không quá lớn để tránh lãng phí diện tích và ảnh hưởng đến kết cấu nhà.
Cân nhắc đầy đủ các yếu tố trước khi thiết kế giếng trời.
Diện tích giếng trời = (Diện tích sàn nhà x 0,15) đối với nhà phố có 1 tầng; Diện tích giếng trời = (Diện tích sàn nhà x 0,1 x số tầng) đối với nhà phố nhiều tầng.
Hướng
Nên thiết kế giếng trời hướng về phía Đông hoặc Tây để đón ánh sáng tự nhiên vào nhà mà không gây quá nóng vào mùa hè.
Tránh đặt giếng trời ở hướng Bắc vì ít nhận được ánh nắng mặt trời. Thêm vào đó, cần có biện pháp che chắn cho giếng trời vào những ngày nắng nóng gay gắt.
Mái che
Mái che cho giếng trời có thể làm bằng kính cường lực, polycarbonate, bạt che nắng hoặc các vật liệu khác. Nên chọn loại mái che có khả năng lấy sáng tốt, chống thấm nước và chịu lực cao. Bạn cũng có thể thiết kế mái che cố định hoặc di động tùy theo nhu cầu sử dụng.
Hệ thống thoát nước
Cần lắp đặt hệ thống thoát nước cho giếng trời để tránh tình trạng ứ đọng nước gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Nên thiết kế hệ thống thoát nước phù hợp với kích thước và vị trí của giếng trời.
Cây xanh
Trồng cây xanh xung quanh giếng trời sẽ giúp tạo điểm nhấn cho không gian và thanh lọc bầu không khí. Nên chọn loại cây ưa sáng, chịu hạn tốt và phù hợp với diện tích của giếng trời.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tính toán kết cấu của giếng trời để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà. Nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư để có được thiết kế giếng trời đẹp, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
Nhà phố trong ngõ nhỏ Hà Nội của gia đình 3 thế hệ Ngôi nhà phố có diện tích 3,6x16m nằm trong một con ngõ nhỏ giữa Hà Nội nhưng đầy đủ công năng cho gia đình 3 thế hệ. Yêu cầu của gia chủ là thiết kế ngôi nhà cho 3 thế hệ, có không gian sinh hoạt chung rộng rãi nhưng cũng phải đảm bảo các phòng riêng cho các thành viên. Sảnh trong...