Những ngôi chùa ở Huế đẹp và linh thiêng nức tiếng đất Cố đô
Du lịch xứ Huế mộng mơ bạn đừng chỉ đến những đền đài lăng tẩm hay những thắng cảnh tự nhiên lung linh, hãy dành thời gian ghé thăm những ngôi chùa cổ kính của xứ Huế, những ngôi chùa với lối kiến trúc và vẻ đẹp độc đáo sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.
Xứ Huế trong mắt nhiều người là hình ảnh đền đài cổ kính là những công trình lăng tẩm vượt thời gian hay những góc phố bình yên trong chiều mưa bay lất phất. Không chỉ vậy, Huế còn là cái nôi của những ngôi chùa cổ kính, nơi chứa đựng vẻ đẹp tâm linh huyền ảo gắn liền với lịch sử bao đời của đất cố đô. Du lịch và khám phá những ngôi chùa ở Huế là trải nghiệm tuyệt vời mà bạn chớ nên bỏ qua để hiểu hơn về mảnh đất giàu truyền thống, văn hóa lịch sử này.
Xứ Huế có vô vàn ngôi chùa đẹp khiến ta rung động.
Hành hương ngắm những ngôi chùa ở Huế vừa đẹp vừa thiêng
1. Chùa Huyền Không Sơn Thượng
Đây là một trong những ngôi chùa ở Huế rất nổi tiếng, chùa tọa lạc ở lưng chừng núi cách 300m so với mực nước biển, thuộc thôn Chầm, giữa rừng thông tuyệt đẹp với không khí trong lành, đầy những bóng cây và tiếng chim hót. Chùa Huyền Không Sơn Thượng có không gian tựa như một khu vườn cổ tích với những cây cổ thụ trăm tuổi, những cây phong lan hay con suối nhỏ đầy bông súng.
Huyền Không Sơn Thượng ần mình giữa muôn vàn cây lá.
Ngôi chùa tuyệt đẹp này được xây dựng từ năm 1989 thuộc hệ phái Nam Tông, trước đây vùng đất xây dựng chùa rất hoang vu và cằn cỗi, tuy nhiên sau khi chùa được xây dựng đã được chăm chút để trở thành một không gian tràn đầy sức sống. Chùa có 2 khu chính là Nội Viện và Ngoại Viện với tổng diện tích 10,000m2. Để ghé thăm ngôi chùa này từ trung tâm bạn chỉ cần đi đến đường Kim Long, rồi đi dọc theo đường ven sông Hương đến khu Văn Thánh, Võ Thánh qua cầu Xước Dũ đi thêm 1km để đến làng Chầm và lên chùa.
Chùa có nhiều góc check-in đẹp và bình yên.
Địa chỉ: T hôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Huế
2. Chùa Thiên Mụ TP.Huế
Nhắc đến những ngôi chùa ở Huế nổi tiếng nhất chắc chắn chùa Thiên Mụ chính là cái tên tiêu biểu nhất, ngôi chùa này đã xuất hiện nhiều trong thơ ca nhạc họa và trở thành một trong những biểu tượng đẹp của xứ cố đô.
Chùa Thiên Mụ ngôi chùa đã 400 năm tuổi ở Huế.
Chùa Thiên Mụ nằm các trung tâm TP Huế 5km và là ngôi chùa cổ xứ nhất ở xứ sở này với tuổi đời đã hơn 400 năm. Ngôi chùa nổi tiếng ở Huế này được xây dựng năm 1601, bởi chúa Nguyễn Hoàng và là địa điểm tâm linh quen thuộc của người dân và du khách bởi kiến trúc ấn tượng. Khuôn viên chùa được bao bọc bởi thành xây bằng đá và gạch, nhìn từ xa tựa như một con rùa gánh trên lưng tòa tháp và quay đầu hướng về phía sông Hương.
Tháp Phước Duyên, điểm check-in nổi bật ở chùa Thiên Mụ.
Ghé chùa Thiên Mụ, bạn sẽ có cơ hội ngắm tháp Phước Duyên, ngọn tháp 7 tầng cao đến 21m rất ấn tượng, tiếp đến bạn hãy ghé thăm chính điện lớn nhất chùa là điện Đại Hùng rồi Điện Quan Thế Âm… Tất cả những công trình này đều tọa lạc trên ngọn đồi hình chữ nhật, thế Bắc -Nam. Không gian chùa Thiên Mụ sẽ khiến du khách phải lưu luyến bởi nơi đây cho cảm giác như chốn bồng lai với ao sen, cây cảnh, rừng thông tạo cảm giác bình yên vô cùng.
Địa chỉ: Đồi Hà Khê, xã Hương Long, tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Video đang HOT
3. Chùa Từ Hiếu
Ngôi chùa ở xứ Huế này gắn liền với câu chuyện cảm động về đạo hiếu và đồng thời cũng thu hút du khách bởi lối kiến trúc đậm chất cố đô cổ cũng như khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của chốn non nước hữu tình mang đến cảm giác bình yên và tĩnh tâm cho lữ khách ghé thăm. Chùa Từ Hiếu được chỉnh trang và tu sửa thành chùa vào năm 1848, trước đó nơi đây là một Thảo Am nhỏ do Tổ sư Nhật Định lập nên.
Chùa Từ Hiếu có kiến trúc cổ tự ấn tượng.
Chùa Từ Hiếu được xây dựng theo cấu trúc ba căn hai chái, lấu chữ Khẩu để xây thành. Phía trước chùa là điện thờ Phật, phía sau là Quảng Hiếu Đường, hai bên sân chùa có 2 lầu bia có ghi lại lịch sử hình thành và phát triển của chùa. Đặc biệt, điều khiến nhiều du khách cảm thấy kỳ thú khi ghé thăm ngôi chùa này chính là đây cũng là nơi an nghỉ của 24 vị thái giám triều nhà Nguyễn, hằng năm vào tháng 11 Âm lịch, chùa sẽ tổ chức hiệp kị để cúng và tưởng nhớ những vị thái giám này.
Ngôi chùa là biểu tượng của đạo Hiếu.
Địa chỉ: Thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
Chùa Thiên Lâm là một trong những ngôi chùa ở Huế được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi nơi đây mang nét kiến trúc khác biệt và độc đáo. Chùa tạo trên đồi Quảng Tế với địa thế tuyệt đẹp và thoáng mát. Nơi này còn có một tên gọi khác nữa là chùa Phật đứng – Phật nằm được xây dựng vào năm 1966 do ngài Hộ Nhẫn lập ra và theo hệ phái Nam Tông.
Chùa Thiền Lâm mang dáng dấp những ngôi chùa Thái đầy ấn tượng.
Chùa có phong cách kiến trúc ấn tượng với tông màu vàng là chủ đạo, đây là ngôi cổ tự mang hơi hướm những ngôi chùa ở Thái Lan với tháo hình xoắn ốc và các chi tiết đặc trưng khác. Bước vào không gian của Thiền Lâm bạn sẽ ngỡ như mình đang lạc bước trên đất Thái hoặc Ấn Độ với cảm giác đầy mới lạ. Tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng quần thể các công trình kiến trúc tuyệt đẹp như tháp Phật, nhà tăng chúng hay nổi bật nhất là tòa bảo tháp trắng chóp vàng cao 15m nguy nga ấn tượng được mô phỏng theo kiến trúc chùa Sirimagala của Myanmar.
Tòa bảo tháp trắng nổi tiếng ở chùa Thiền Lâm.
Tại chùa Thiền Lâm còn có bức tượng Phật Thích Ca cao 1,6m tọa thiền ở trên bảo tọa 2m và pho tượng Hòa Thượng Hộ Nhẫn làm bằng sáp như thật hay đại hồng chung nặng đến 700kg. Không gian thanh bình, nhiều cây xanh cộng với kiến trúc độc đáo khiến nơi đây trở thành một trong những ngôi chùa ở Huế được ghé thăm nhiều nhất.
Địa chỉ: Đồi Quảng Tế, phường Thủy Xuân, thành phố Huế
5. Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã
Ngôi chùa tuyệt đẹp này nằm giữa lòng hồ Truồi thuộc huyện Phú lộc là một trong những ngôi chùa ở Huế rất nổi tiếng bởi kiến trúc ấn tượng và cảnh sắc tuyệt vời. Chùa được sáng lập bởi Tôn sư Thượng Thanh Hạ Từ và chính thức xây dựng vào năm 2006. Nằm ngay dưới chân núi Bạch Mã và sở hữu địa thế và khung cảnh tuyệt đẹp, Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã chính là một thắng cảnh hữu tình của xứ Huế.
Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm ở giữa hồ Truồi huyện Phú Lộc.
Để lên chùa du khách cần đi qua 172 bậc tam cấp, chùa có 3 khu vực chính gồm Ngoại viện, Tăng viện và Ni viện. Các công trình kiến trúc ở đây đều mang đậm chất Phật giáo, tất cả được bao bọc trong rừng núi nguyên sinh nơi có cây cối xanh tươi, vườn hoa khoe sắc và là chốn bình yên tuyệt vời để lữ khách tìm đến tận hưởng cảm giác nhẹ nhàng và an lành.
Không gian kiến trúc ấn tượng tại Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã .
Địa chỉ: Hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
6. Chùa Huyền Không 1
Nhắc đến những ngôi chùa ở Huế sống ảo lung linh nhất hẳn không thể thiếu chùa Huyền Không. Ngôi chùa này nằm cách trung tâm thành phố 10km mang kiến trúc tổng hòa đầy ấn tượng giữa kiến trúc cổ tự Huế, kiến trúc Ấn Độ và Nhật Bản. Với diện tích 6000m2, không gian chùa được bao phủ bởi cây xanh và các loại hoa cỏ tươi mát, sự kết hợp hài hòa giữa không gian và kiến trúc tạo cho nơi này khung cảnh đẹp mê hồn.
Chùa Huyền Không 1 mà kiến trúc tổng hòa của Huế – Ấn – Nhật Bản.
Những mái ngói đỏ hay những cột gỗ bóng loáng, những chiếc đèn lồng thẳng hàng tạo nên một không gian bình yên đậm chất cổ trang ở xứ Huế. Ghé thăm ngôi chùa này bạn đừng quên check-in với bảo tháp Đại Giác uy nghi, nơi được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất tại đây.
Bảo tháp Đại Giác uy nghi và ấn tượng.
Địa chỉ: Thôn Nham Biền, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà
Khám phá những ngôi chùa ở Huế tuyệt đẹp là hành trình tuyệt vời đưa bạn về với những chốn thanh tịnh vô ưu, nơi bạn có thể tận hưởng cảm giác bình yên trong tâm hồn và khám phá những điều thú vị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc gắn liền với mỗi ngôi chùa.
Viếng chùa Từ Đàm Huế - dam lam cổ tự đất Cố đô
Cùng với chùa Thiên Mụ , chùa Từ Đàm Huế nằm trong danh sách những ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của cố đô, không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn có kiến trúc độc đáo và giữ vị thế quan trọng trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam thời cận đại.
Khi đi du lịch Huế , bạn sẽ nghe danh những ngôi chùa nổi tiếng nhất cô đô, từ ngôi cổ tự 400 năm tuổi Thiên Mụ, chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm giữa cảnh núi rừng nên thơ đến chùa Từ Hiếu bình yên, chùa cổ Thủ Lễ và nhất là chùa Từ Đàm - công trình tôn giáo độc đáo, cổ kính kết hợp hài hòa giữa đường nét nghệ thuật mới và cũ. Ngoài ra, ngôi chùa nhuốm màu lịch sử này cũng có đóng góp quan trọng cho sự bảo tồn, phát triển tôn giáo của Việt Nam.
Chùa Từ Đàm - Biểu tượng Phật giáo của Huế. Ảnh: huesmiletravel
Chùa Từ Đàm Huế nằm ở đâu?
Chùa Từ Đàm nằm trên một ngọn đồi thấp, thuộc địa phận phường Trường An thành phố Huế với mặt chùa hướng về phía Đông Nam. Chùa tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, nơi giao nhau với đường Điện Biên Phủ. Nơi này cách trung tâm thành phố Huế không xa, chỉ tầm 2km về phía Tây.
Để đến được điểm du lịch Huế nổi tiếng này, du khách có thể thuê xe máy hoặc đi ô tô, taxi để đến đúng địa chỉ nhé.
Ngay khi đến nơi bạn sẽ bắt gặp ngay cảnh chùa thinh lặng, nằm sừng sững giữa ngọn đồi với dáng vẻ thâm trầm dù nằm không quá xa trung tâm phố thị náo nhiệt.
Chùa tọa lạc ở số 1 đường Sư Liễu Quán. Ảnh: _mr.huyy
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết đường đi đến chùa. Đầu tiên bạn xuất phát khách sạn hoặc nhà nghỉ mình đang cư trú ở trung tâm thành phố Huế để đi đến đường Điện Biên Phủ rồi nhìn về phía bên phải, đoạn giao với đường Sư Liễu Quán, bên trái giáp đường Phan Bội Châu là đến nơi rồi đấy. Sau khi tham quan xong chùa Từ Đàm, bạn có thể ghé thăm thêm ngôi chùa Linh Quan, chùa Thiên Minh hay viếng đền thờ cụ Phan Bội Châu nữa vì rất tiện đường.
Chùa nằm trên một ngọn đồi thấp. Ảnh: linaspeed
Lịch sử chùa cổ Từ Đàm ở Huế
Từ Đàm là ngôi chùa có lịch sử lâu đời của cố đô. Công trình này từ lâu đã là trung tâm Phật giáo quan trọng của cả nước ta, đặc biệt là ở khu vực miền Trung. Ngôi chùa cổ còn trải qua nhiều biến cố của lịch sử.
Được xây dựng vào năm 1693, đến nay, chùa Từ Đàm Huế đã có tuồi đời hơn 300 năm do thiền sư Minh Hoằng Tử Dung người Trung Hoa xây dựng nên tại một ngọn đồi tên là Hoàng Long khai sơn. Ban đầu chùa có tên là Ấn Tôn, sau này mà cụ thể là từ năm 1841 - thời vua Thiệu Trị chùa mới được đổi tên thành Từ Đàm Tự.
Ngôi chùa nhuốm màu lịch sử. Ảnh: pham.tram.tram
Sau này, chùa được trùng tu và xây dựng khang trang, kiên cố hơn hẳn. Đến năm 1935 thì công trình tôn giáo này được mở rộng hơn nhờ phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển mạnh. Từ Đàm cổ tự từng là trụ sở cho Giáo hội Hội Phật giáo của cả xứ Trung kỳ.
Ngôi chùa cũng từng được An Nam Phật Học Hội tái thiết kế lại kiến trúc, bổ sung thêm phần cổng chùa, nhà thiền, tăng xá cùng các công trình phụ trợ như nhà khách, nhà bếp, giảng đường rồi đặt làm văn phòng Tỉnh Giáo Hội. Gần đây, chùa đã được sửa chữa, trùng tu quy mô lớn hơn để đáp ứng nhu cầu hành hương và tham quan ngắm cảnh của nhiều du khách.
Khuôn viên chùa Từ Đàm. Ảnh: huesmiletravel
Ý nghĩa tên gọi chùa Từ Đàm Huế
Ban đầu chùa Từ Đàm do Hòa Thượng Minh Hoằng Từ Dung - một vị Thiền sư Trung Hoa xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, tức là đúng vào đời chúa Nguyễn Phúc Thái. Tên đầu tiên của chùa là Ấn Tôn với ý nghĩa lấy sự truyền tâm làm tông chỉ trong đạo.
Từ Đàm có ý nghĩa là áng mây trong lành. Ảnh: mattia_capelletto
Đến đời vua Thiệu Trị, vào năm 1841 chùa mới được đổi tên thành Từ Đàm Tự. Theo đó, tên chùa có nghĩa là áng mây lành mang nhiều điều tốt đẹp tới. Ý nghĩa đó còn gợi nhắc đến hình tượng Đức Phật - Người luôn mang bóng mây từ bi che chở cho cả thế gian, khai sáng tâm hồn và phổ độ chúng sinh.
Ban đầu chùa có tên là Ấn Tôn. Ảnh: nhattandn
Kiến trúc ấn tượng của chùa Từ Đàm Huế
Sau khi đã tìm hiểu về lịch sử về ý nghĩa tên gọi ngôi chùa, du khách đến đây còn được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và cảnh quan tuyệt đẹp. Nhìn bao quát, ngôi chùa cổ mang cấu trúc chung của chùa Việt Nam truyền thống kết hợp với kiểu chùa Hội đặc trưng. Công trình được thiết kế đơn giản nhưng thoáng mát. Trên diện tích rộng rãi, vị trí cao ráo, ngôi già lam cổ tự còn có nhiều cây xanh bao quanh.
Sân chùa rộng, được lắ đá bằng phẳng. Ảnh: vntrip
Từ khi xây dựng đến nay, đã trải qua nhiều lần tu sửa, dù vậy ngôi chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa. Cũng như các ngôi chùa Việt Nam truyền thống, chùa Từ Đàm có 10 căn, 2 tầng với 3 phần quan trọng là cổng tam quan, chùa chính và nhà Hội. Cụ thể hơn, khu vực cổng tam quan tuân theo thiết kế cổ có 3 lối đi. Đây cũng là loại cổng du khách dễ dàng bắt gặp ở các ngôi chùa khác như chùa Từ Hiếu, chùa Thủ Lễ ,... Đặc biệt hơn cổng chùa Từ Đàm Huế cao, rộng và còn có mái ngói thanh nhã. Nhất là phía sau cổng có một cây bồ đề được chiết ra từ cây gốc nơi Phật đắc đạo, từng được hội trưởng hội Phật học - bà Karpeies trồng tặng vào năm 1936.
Cấu trúc chung của chùa đặc trưng cho kiểu chùa Hội cổ kính. Ảnh: vntrip
Đi vào sâu phía trong hơn, du khách bạn sẽ bắt gặp hình ảnh sân chùa rộng, lát đá sạch và bằng phẳng. Khu vực chính của chùa gồm có tiền đường, chính điện, nhà Tổ. Riêng phần tiền đường xây trên nền cao chừng 1,5m bằng đá hoa cương chạy chỉ. Phần mái chùa mái chùa tạo cảm giác cao hơn bình thường vì được dựng theo kiểu cổ lầu. Khi quan sát kỹ hơn bạn sẽ nhận ra hình ảnh những cặp rồng uốn cong nằm đối xứng nhau trên bờ mái và khu nóc chùa. Ngoài ra còn có những bức đắp nổi sự tích Đức Phật nằm ngay dưới mái cổ lầu cùng các câu đối dài được chạm khắc vô cùng tinh xảo và hai lầu chuông trống dọc theo các cột trụ.
Ngôi chùa từng là trụ sở của An Nam Phật học hội. Ảnh: phamkhactrantantai
Khu chính điện trang trí đơn giản nhưng vô cùng tôn nghiêm với pho tượng đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni tọa trên tòa sen, tay bắt ấn, hai bên là hai vị Bồ tát Phố Hiền và Văn Thù. Riêng nhà khách và phòng Tăng nằm bên phải chính điện. Ngay trước nhà khách còn có một khu vườn nhỏ, đặt tượng bán thân của cư sĩ Tâm Minh. Còn có nhà Tổ nằm ngay sau chính điện.
Nếu chùa Huyền Không 1 có một Bảo tháp Đại Giác được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp Mah Bodhi Gya ở Ấn Độ với kích cỡ thu nhỏ thì chùa Từ Đàm nổi tiếng với Tháp Ấn Tôn thờ 7 vị Phật đúc bằng đồng và được xây theo hình dáng ngọn tháp bát giác cao 7 tầng theo lối kiến trúc càng lên cao càng nhỏ.
Trong điện thờ của ngôi chùa. Ảnh: vntrip
Trong khuôn viên chùa cổ còn có một phòng lưu niệm mới được xây dựng sau này. Công trình mang lối kiến trúc mới và được dùng như một viện bảo tàng. Nơi đây trưng bày nhiều kỷ vật liên quan đến ngôi cổ tự trong suốt thời gian hình thành và phát triển đến nay.
Chùa có ý nghĩa quan trọng với đời sống tinh thần của người dân xứ Huế và với Phật tử cả nước. Ảnh: vnrtip
Không hoành tráng như Kinh Thành Huế , không nằm sâu trong núi rừng như chùa Huyền Không Sơn Thượng, nhưng chùa Từ Đàm có vị trí quan trọng trong đời sống tôn giáo, tinh thần của người dân nơi đây. Chùa Từ Đàm Huế là nơi hành hương, tìm hiểu Phật học, là điểm cầu an, du ngoạn, cũng là nơi đón tiếp các vị Tôn đức lãnh đạo Phật giáo, chư vị học giả, trí thức cùng Phật tử, du khách trong và ngoài nước đến để tham quan, lễ Phật.
Nếu đang có kế hoạch du lịch Huế, nhớ thêm vào danh sách điểm đến ngôi chùa cổ Từ Đàm bạn nhé. Đến nghe tiếng chuông chùa ngân vang, dạo quanh khung cảnh thơ mộng, bạn sẽ thấy lòng mình lắng đọng và thanh tịnh hơn ở xứ sở của sông Hương núi Ngự Bình đấy. Chúc bạn có chuyến đi khó quên nhé!
Chùa Thiên Mụ ngôi chùa linh thiêng bậc nhất xứ mộng mơ trữ tình Chùa Thiên Mụ Huế từ lâu đã được người dân xứ Huế xem như một biểu tượng gắn liền với mảnh đất cố đô Huế, đây cũng chính là một trong những địa danh được nhắc đến nhiều nhất trong hành trình khám phá thành phố mộng mơ này Huế là mảnh đất cố đô của Thu Bồn với cảnh sắc thiên nhiên...