Những giải pháp để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
Tại buổi tọa đàm, các đại diện sở ban ngành của tỉnh Bắc Kạn đã đưa ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em.
Quang cảnh buổi tọa đàm.
Ngày 27/11, Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn phối hợp với TƯ Hội LHPN Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”, tham dự buổi tọa đàm có Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa, cùng đại diện các sở ban ngành của tỉnh, các hội phụ nữ các huyện, thành phố tỉnh Bắc Kạn.
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết, các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình trong 10 năm qua có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do bột phát, do mâu thuẫn gia đình và trập trung vào các hành vi cố ý gây thương tích , nhiều nơi tình trạng bạo lực, mâu thuẫn trong gia đình xảy ra thường xuyên nhưng chưa được chính quyền địa phương quan tâm vào cuộc, can thiệt giải quyết dứt điểm.
Đây là những vấn đề đòi hỏi các cấp, các ngành sớm có những giải pháp phù hợp, hiệu quả để đấu tranh, phòng ngừa và hạn chế xảy ra. Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam mời các đại diện sở ban ngành của tỉnh đưa ra ý kiến để thực hiện tốt hơn trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em.
Đại diện Phòng Cảnh sát Hình sự (CSHS), Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, bạo lực gia đình là một hiện tượng tiêu cực đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức văn hóa của dân tộc. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, sa vào cờ bạc, kinh tế khó khăn, người chồng có tính gia trưởng.
Sự thiếu hiểu biết pháp luật của cả vợ và chồng, do trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết về bình đẳng giới, mang nặng tư tưởng về đình kiến giới, tất yếu dẫn đến bạo lực gia đình .
Đại diện Phòng CSHS, Công an tỉnh Bắc Kạn cho rằng, hiện nay hình phạt còn quá nhẹ, không tương xứng với hậu quả mà nó gây ra, tính phòng ngừa răn đe còn hết sức hạn chế. Một thực trạng nữa là công tác quản lý, giáo dục con cái trong các gia đình hiện nay có nhiều tư tưởng thoáng, dẫn đến việc nhiều trẻ em hư, nhiều trẻ em làm trái pháp luật .
Hiện nay tại một số nơi, một số gia đình vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ nên quyền lợi của phụ nữ chưa được đảm bảo. Một số nam giới cho rằng mình là trụ cột gia đình nên khi có mâu thuẫn xảy ra sẽ dẫn tới những hành động như: chửi bới, đánh đập, xúc phạm… gây tổn thương về sức khỏe , tinh thần cho phụ nữ và trẻ em.
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm
Thời gian tới, cần tăng cường duy trì phong trào quần chúng nhân dân, tham gia tố giác tội phạm trên mọi lĩnh vực, đồng thời xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội và thực hiện nếp sống văn minh. Các cấp, các ngành cần tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện tốt các mặt công tác về phòng chống tội phạm nói chung, phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng.
Tập trung điều tra làm rõ xử lý nghiêm các loại tội phạm, trong đó các vụ án xâm hại tình dục trẻ em luôn được quan tâm thực hiện hàng đầu.
Đổi mới công tác tuyên truyền vận động, coi đây là yếu tố then chốt trong công các phòng, chống bạo lực và xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em gái. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử về gia đình theo hướng đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.
Nâng cao hiệu quả phong trào toan dân bảo vệ ANTQ. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình dân cư ở cơ sở, các phong trào văn hóa văn nghệ, thu hút người dân tham gia, giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống.
Đại diện TAND tỉnh Bắc Kạn cũng cho rằng, vấn đề công tác tuyên truyền là yếu tố rất quan trọng trong công tác phòng, chống bạo lực và xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em gái.
“Tăng cường tập huấn kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho các cán bộ tại địa phương, các già làng, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố… nhằm trang bị những kiến thức về mặt pháp luật , kỹ năng thuyết phục, khéo léo trong xử lý tình huống.
Đào tạo nghề, lập các dự án cho vay vốn đối với phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, không có việc làm ổn định. Hội LHPN cần phối hợp với các nhà trường để giáo dục giới tính đối với học sinh, giáo dục kỹ năng sống để tránh là nạn nhân của các loại tội phạm, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển các em chưa có sự hướng dẫn trong tiếp thu và lựa chọn thông tin”, Đại diện TAND tỉnh Bắc Kạn đưa ra ý kiến trong buổi tọa đàm.
Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch cho biết, việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu phải luôn được quan tâm. Với ý nghĩa gia đình là tế bào của xã hội , các thành viên chăm lo xây dựng gia đình hòa thuận, đoàn kết, tiến bộ, sống kỷ cương, ứng xử lễ phép, gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật .
Thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình trong đó có phụ nữ và trẻ em gái là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng và toàn xã hội . Thực hiện lồng ghép chương trình phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương, tạo việc làm tăng thu nhập cho phụ nữ, ổn định đời sống gia đình sẽ góp phần hạn chế bạo lực gia đình do nguyên nhân từ kinh tế khó khăn.
Nhân rộng điển hình trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Sau 20 năm, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tại tỉnh Bình Phước đạt được nhiều kết quả quan trọng, lan tỏa mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chung của tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh trao bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể xuất sắc (Ảnh: Báo Bình Phước)
Ngày 26/11, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị tổng kết "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" giai đoạn 2000-2020 và các đề án, chương trình của Chính phủ về phong trào có hiệu lực đến năm 2020.
Sau 20 năm, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tại tỉnh Bình Phước đạt được nhiều kết quả quan trọng, lan tỏa mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chung của tỉnh. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh công nhận 223.529 gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 94,25%; 811 khu dân cư văn hóa, đạt tỷ lệ 95,29%; 1.197 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 98,03%.
Đến nay, 60/90 xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 13/21 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Bên cạnh thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương cũng quan tâm, chú trọng xây dựng khu dân cư xanh - sạch - đẹp, duy trì các mô hình chỉnh trang, thay đổi diện mạo, cảnh quan khu dân cư.
Phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" tiếp tục được đẩy mạnh trong các tầng lớp nhân dân. Toàn tỉnh hiện có 31,5% dân số tham gia luyện tập thể thao thường xuyên; 19,5% gia đình thể thao. Cuộc vận động "Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt" nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh yêu cầu trong thời gian tới, các cấp ngành tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa văn nghê, thể dục - thể thao và phát triển, nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở.
Song song đó, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp; chú trọng truyền thông, nêu gương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu.
Tại hội nghị, 3 tập thể, 14 cá nhân có thành tích xuất sắc được nhận bằng khen của UBND tỉnh. Ngoài ra, 20 tập thể, 30 cá nhân có thành tích tốt trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" giai đoạn 2000-2020 và các đề án, chương trình của Chính phủ về phong trào có hiệu lực đến năm 2020 cũng được nhận giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, phóng viên Báo BR-VT có cuộc trao đổi với ông Bùi Chí Thành, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh xung quanh công tác Mặt trận và vai trò của Mặt trận trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. •...