Những điều đáng yêu về trai Tây đang bị phụ nữ Việt hiểu sai
Bản thân mình thấy những gì mọi người vẫn nhận định về đàn ông Tây nói chung, mình lại chẳng thấy ở chồng mình. Tương tự, những gì các bạn nhận định về đàn ông Việt nói chung, mình cũng chẳng thấy ở bố mình – một người đàn ông Việt gốc Bắc.
Lẽ tất nhiên, chồng mình chẳng thể đại diện cho mọi trai Tây. Cũng như bố mình không thể đại diện cho mọi trai Việt. Họ đại diện cho chính cá nhân họ, với những tính cách của riêng họ mà
Sau khi đọc bài “ Sao trai Việt nhiều tính xấu mà gái Việt vẫn lấy, vẫn yêu?” của bạn Thanh Tâm, cũng như bài của nhiều bạn về đề tài trai Việt trai Tây, mình có đôi dòng muốn chia sẻ cùng các bạn từ kinh nghiệm bản thân mình.
Mình là một cô gái sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Mình sang Mỹ du học và gặp anh- một chàng Mỹ trắng hoàn toàn. Chúng mình yêu, cưới và hiện sống ở Mỹ.
Bản thân mình thấy những gì mọi người vẫn nhận định về đàn ông Tây nói chung, mình lại chẳng thấy ở chồng mình. Tương tự, những gì các bạn nhận định về đàn ông Việt nói chung, mình cũng chẳng thấy ở bố mình – một người đàn ông Việt.
Mình xin nói về trai Tây trước nhé. Mọi người hay nói trai Tây rất sòng phẳng, cái gì cũng phải chia 50 – 50. Vậy mà từ những ngày đầu yêu nhau đến tận bây giờ, hầu hết mọi bữa ăn, mọi cuộc đi chơi ở nhà mình đều là anh đòi trả.
Mình mà đòi trả thì anh toàn bảo: “Either I pay or you pay, are there anything different?” (Có sự khác biệt nào giữa việc anh trả hay em trả không?). Khi chúng mình lấy nhau, cả hai cùng ra ngân hàng để hợp nhất hai tài khoản cá nhân vào thành một tài khoản chung. Tất cả mọi khoản từ lương thưởng đến các chi tiêu cá nhân, chi tiêu chung trong gia đình mình đều ra vào cái tài khoản ấy.
Các bạn cũng hay nói trai Tây chú trọng quyền riêng tư. Chàng đi đâu làm gì vợ chẳng có quyền biết. Điều này cũng chẳng giống anh chàng của mình tẹo nào.
Video đang HOT
Mỗi ngày, chúng mình đều chia sẻ với nhau kế hoạch hôm nay cả hai sẽ làm gì, ở đâu, gặp gỡ những ai, mấy giờ về nhà? Bất cứ khi nào kế hoạch thay đổi làm anh không về ăn cơm tối với mình được, anh đều gọi điện hoặc nhắn tin xin lỗi rối rít kèm theo lời hứa sẽ “đền bù”.
Mỗi tối chúng mình đều dành thời gian kể nhau nghe những việc xảy ra trong ngày. Ngoài ra, điện thoại, túi xách… cũng chẳng nằm trong danh mục riêng tư gì hết. Hàng ngày mình vẫn lôi điện thoại của anh ra ngó nghiêng. Anh vẫn lục túi mình lấy máy tính, cây bút một cách hết sức thoải mái. Chúng mình cũng biết mật khẩu email, facebook… của nhau. Vậy các bạn còn đòi hỏi sự cởi mở đến mức nào nữa?
Các bạn lại nói trai Tây sẵn sàng li dị khi không hòa thuận, không cố gắng níu kéo gia đình. Vậy mà mình thấy bố mẹ chồng mình và cả những người bạn của họ đều có cuộc hôn nhân hơn mấy chục năm trời. Và tất nhiên đều là những cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Đúng là ở Mỹ, tỉ lệ ly hôn cao hơn Việt Nam. Nhưng theo mình thấy, nếu chỉ tính những cặp không ly hôn, tỉ lệ hạnh phúc của những cặp ấy cũng cao hơn ở Việt Nam. Vậy đã là con người, tại sao chúng ta lại chối bỏ quyền được hạnh phúc?
Các bạn nói ly hôn làm khổ con cháu, làm con mình không có cha, không có mẹ. Điều đó chỉ đúng nếu bạn chẳng bao giờ tái hôn, hoặc tái hôn với một người cũng tệ như người cũ thôi. Chứ nếu bạn biết rút kinh nghiệm từ cuộc hôn nhân cũ và lựa chọn đúng người yêu thương bạn, những đứa con của bạn và chính bạn nữa sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều.
Mình có một người bạn có cha mẹ ly hôn và mẹ bạn ấy cũng tái hôn. Người mẹ và cha dượng quyết định không sinh thêm đứa con nào nữa, toàn tâm toàn ý chăm lo cho bạn ấy.
Có đôi lần bạn ấy tâm sự với bạn bè rằng cha dượng mới thật sự là cha. Và bạn ấy không thể hiểu nổi vì sao ngày trẻ, mẹ bạn ấy lại có thể lấy một người đàn ông cờ bạc rượu chè tệ hại như cha đẻ của bạn ấy. Nếu ngày xưa mẹ bạn ấy không quyết tâm từ bỏ, thì liệu gia đình họ có được hạnh phúc như bây giờ?
Còn chuyện các bạn nói trai Tây chỉ biết lãng mạn chứ không thực dụng thì lại càng sai. Chồng mình lễ tết tặng vợ đủ loại quà. Nào là từ hoa ly ly (mình không thích hoa hồng), đĩa nhạc, đến quần áo, trang sức, đến cả nồi cơm điện. Lãng mạn hay thực dụng là đặc điểm tính cách mỗi người, chứ sao lại phân biệt trai Tây hay Ta?
Bây giờ mình nói đến trai Việt nhé! Các bạn cho rằng đàn ông Việt gia trưởng, không biết giúp đỡ vợ con. Và mình thì chẳng hề thấy điểm nào như vậy ở bố mình – một người đàn ông Việt, mà lại còn là người Bắc nữa.
Bố mình vào bếp hầu như mỗi cuối tuần để cho mẹ mình được nghỉ ngơi. Khi mình lớn lên, mọi việc trong nhà đều được đem ra bỏ phiếu biểu quyết. Từ chuyện sửa nhà, màu tường quét vôi, thiết kế vườn, đến chuyện cuối tuần này nấu món gì, về nhà ngoại hay nhà nội chơi.
Mà mỗi lần về nhà nội thì đảm bảo bà nội giành phần nấu nướng vì “Lâu lâu các con mới về, phải để cháu bà được thưởng thức món bà nấu chứ” (Bà nội mình nấu ăn cực ngon nhé!!), mẹ mình chẳng phải động tay chân. Còn mỗi khi về nhà ngoại, thì việc đầu tiên của bố mình là trèo lên mái nhà dọn rác và kiểm tra xem có chỗ nào dột không.
Bố mình cũng không uống rượu bia nhiều, chỉ cuối tuần mới tụ tập bạn bè nhưng chưa bao giờ mình thấy bố say. Thuốc lá hay cờ bạc thì hoàn toàn không có. Còn chuyện trai gái có hay không chắc chỉ mình mẹ mình biết, chứ mình là con, ở nhà hơn hai mươi năm cũng chưa bao giờ biết bố có ai ngoài luồng cả.
Bố ngày nào cũng về ăn cơm nhà, khen cơm mẹ với cơm con gái nấu là ngon nhất. Ngày bé bố kèm Toán và Anh văn cho mình, còn mẹ mình kèm Lý Hóa. Lớn hơn một chút, bố là người đưa đón mình đi học, còn mẹ là người tâm sự. Trong mắt mình, bố là người đàn ông, một người đàn ông Việt tuyệt vời. Và mình tin vẫn còn có rất nhiều người đàn ông Việt tuyệt vời như thế.
Cuối tuần mình vẫn gọi điện tâm sự với mẹ. Hai mẹ con cùng nhau… “nói xấu” chồng với những tội như lười tắm, lười vệ sinh cá nhân, không chịu tự chuẩn bị quần áo đi làm, đồ đạc vứt bừa bãi… Mình và mẹ cùng kết luận: Sao đàn ông trên thế giới này, họ giống nhau thế? Vậy nếu cứ so sánh trai Tây hay trai Việt như các bạn, thì chồng mình giống trai Việt hay bố mình giống trai Tây đây?
Lẽ tất nhiên, chồng mình chẳng thể đại diện cho mọi trai Tây. Cũng như bố mình không thể đại diện cho mọi trai Việt. Họ đại diện cho chính cá nhân họ, với những tính cách của riêng họ mà thôi.
Mọi người trên thế giới này đều là nhưng con người hoàn toàn khác nhau, muôn màu, muôn vẻ. Chính bạn cũng thế, khác biệt với mọi người. Vì thế, các bạn đừng cố gắng so sánh trai Việt trai Tây, rồi đắn đo chọn lựa làm gì.
Khi yêu ai, hãy yêu chân thành. Khi quyết định dựng vợ gả chồng, hãy tìm hiểu kỹ mọi khía cạnh. Đừng tìm người hoàn hảo, hãy tìm người phù hợp. Tây hay Việt thì cũng sẽ tệ như nhau nếu người ấy không phù hợp với bạn. Cái đích cuối cùng của một đời người là hạnh phúc, mà không ai có thể quyết định hạnh phúc của bạn ngoài chính bạn.
Đây chỉ là vài điều chia sẻ từ kinh nghiệm của bản thân mình. Hy vọng nó sẽ giúp mọi người có cái nhìn hoàn chỉnh, công bằng hơn với cả trai Tây lẫn trai Việt. Đừng tự giới hạn sự lựa chọn trong khuôn khổ nào cả. Hãy tự tin với sự lựa chọn của chính mình nhé.
Chúc cả nhà thật nhiều hạnh phúc!!!
Theo VNE
Xin cảm ơn!
Hóa ra là nhà cầm quyền Bắc Kinh dù dùng mọi biện pháp tuyên truyền lừa bịp dân chúng của họ về tình hình Biển Đông, không phải ai cũng nghe.
Không ai hiểu đất nước mình, dân tộc mình bằng chính mình. Chắc chắn ai cũng yêu tổ quốc, đồng bào mình, vậy mà ở Trung Quốc thời điểm này, khá nhiều tiếng nói không đồng tình với cách hành xử của nhà cầm quyền. Nhiều người Trung Quốc ngượng vì sự sống sượng, giả trá, thô bạo, tham lam, hiểm độc của lãnh đạo nước họ.
Ông Dương Hằng Quân, một học giả từng công tác ở Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng: "Ấn tượng của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế hiện nay là một hình ảnh "bạo chúa", nhiều nước láng giềng đang bắt đầu sợ và ghét Trung Quốc". Ông nói thêm: "Rất nhiều phương tiện truyền thông nhà nước đã phô bày tư duy bá quyền".
Còn ông Lý Lệnh Hoa, cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu hải dương quốc gia Trung Quốc khẳng định rằng Trung Quốc là nước ký Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982, vì vậy cần hành xử theo Điều 74 và Điều 83 của Công ước, theo đó phải tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước xung quanh.
Thì trong khi báo chí Trung Quốc cố tình "bé xé ra to", rêu rao "mức độ nguy hiểm" của các vụ biểu tình vốn chỉ xảy ra cá biệt để rút công nhân về nước hòng làm thế giới hiểu sai về Việt Nam, vẫn còn nhiều doanh nhân, lao động Trung Quốc yên tâm ở lại Việt Nam, thậm chí còn lên tiếng bênh vực, cảm ơn bạn bè Việt Nam đã giúp đỡ và bảo vệ họ kinh doanh, sản xuất và mưu sinh.
Còn, còn nhiều tiếng nói trong lòng nhân dân Trung Quốc chân chính và hào hiệp, cương trực và thẳng thắn, không đồng tình với tư duy và hành xử của lãnh đạo đất nước họ.
Xin cảm ơn nhưng tiếng nói của lương tri ngay thẳng, từ một đất nước có nền văn hóa rực rỡ, có nhiều đóng góp to lớn cho nhân loại. Các bạn đã góp phần cho thế giới biết đất nước Trung Hoa vĩ đại có những con người chính trực, đáng trân trọng.
Theo ANTD
Khánh Hòa: Cứu 1 ngư dân bị tai nạn lao động trên biển Thông tin từ Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực IV, đến 19 giờ ngày 4.5, tàu SAR27-01 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam đã cập cảng Nha Trang, đưa ngư dân Bùi Quang Trung (54 tuổi, trú phường Vĩnh Hải, TP. Nha Trang) bị tai nạn khi đang hành nghề...