Những dấu ấn đáng nhớ nhất của DOTA 2 trong năm 2013
Năm 2013 đang dần đi đến những ngày cuối cùng, và đây có thể nói là một năm DOTA 2 đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Với vô vàn những bản cập nhật, các giải đấu, scandal,…rất khó để tổng kết tất cả những gì DOTA 2 đã trải qua, nhưng hãy cùng điểm qua những điểm nhấn nổi bật nhất trong năm nay:
DOTA 2 cập bến Trung Quốc và Hàn Quốc
Sau khoảng đầu năm khá lặng lẽ và sự xuất hiện của một vài hero mới, DOTA 2 lần lượt được ra mắt tại Trung Quốc và Hàn Quốc, hai thị trường được cho là quan trọng nhất ở khu vực Châu Á. Cộng tác với Valve để phát hành DOTA 2 tại hai nước này chính là những ông lớn thực sự của nền công nghiệp game Châu Á: Perfect World và Nexon.
Trải qua một quá trình khá dài lồng tiếng và chuyển ngữ, DOTA 2 hiện tại đã được chính thức phát hành tại Hàn Quốc và đang hoàn thiện những bước cuối cùng để chuyển sang giai đoạn open beta tại thị trường Trung Quốc.
DOTA 2 được phát hành chính thức
Mất hai năm ở trong tình trạng beta, tuy nhiên DOTA 2 cũng đã kịp trở thành tựa game có nhiều người chơi active nhất của Steam với 3 triệu người chơi. Ngày 9 tháng Bảy năm 2013, DOTA 2 chính thức được phát hành tuy nhiên nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ sở dữ liệu, hệ thống “xếp hàng” đã được ra đời và sau khi đăng kí, người chơi mới vẫn phải chờ đợi một thời gian ngắn trước khi được tiếp cận với tựa game tuyệt vời này.
Hệ thống này chỉ mới được xóa bỏ gần đây, và hiện tại, những để chơi DOTA 2, những gì mà các bạn cần chỉ là một máy tính (không quá…lởm khởm!) cùng với tài khoản Steam.
Sự lên ngôi của người Châu Âu
Trong khi DOTA 2 chuyên nghiệp tại Trung Quốc có dấu hiệu chững lại do quá ít những giải đấu chất lượng cho các top team trước khi The International 3 diễn ra thì tại Châu Âu và Bắc Mĩ, những giải đấu lớn liên tục diễn ra tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực này. DOTA 2 Châu Âu đã dần vượt lên trước người Trung Quốc và điều đó đã lần lượt được chứng minh qua những lần đụng độ của hai khu vực.
Video đang HOT
Lần lượt Alliance và Na`Vi đã lên ngôi ngay tại những giải đấu được tổ chức ở đất nước từng một thời thống trị DotA. Và khi giải đấu lớn nhất trong năm, The International diễn ra, lần lượt iG, LGD, rồi TongFu, DK gục ngã trên con đường tiến tới trận chung kết.
The International
Rất khó để diễn tả về TI 3. Một giải đấu hoàn hảo về mọi mặt và là trải nghiệm khó quên với bất kì một người hâm mộ DOTA 2 nào. Giải đấu kết thúc với chức vô địch thuộc về Alliance, đội game chỉ mới được thành lập nhưng lại có một lối chơi hoàn hảo. Na`Vi đã tiến rất gần tới chiếc khiên Aegis of Champions của năm nay, nhưng những sai lầm trong game đấu cuối đã khiến họ phải ngậm ngùi đứng ở vị trí thứ hai một lần nữa.
Vị trí thứ ba của giải thuộc về Orange – đội game Đông Nam Á được dẫn dắt bởi Mushi đã có một màn trình diễn xuất sắc, và nếu không phải vì kyxy deny luôn Aegis trong trận bán kết thì họ thậm chí đã có thể vào được trận chung kết.
_ Give DIRETIDE
Khi nhắc tới “Give Diretide” chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta vẫn còn phải bật cười vì mức độ “troll” của cộng đồng DOTA 2. Thất vọng vì event Diretide đã không xuất hiện vào đêm Halloween các fan DOTA 2 đã biểu tình bằng cách spam ” _ Give DIRETIDE” trên khắp các diễn đàn cho tới Facebook của hãng xe Volvo và nhiều người nổi tiếng khác trong đó có cả tổng thống Obama.
Điều này thực sự đã tạo thành một làn sóng nho nhỏ trên mạng internet và thu hút được sự chú ý của cộng đồng. Mặc dù đã có một số hành động đi quá giới hạn tuy nhiên cuối cùng “Give Diretide” đã có một cái kết có hậu. Một tuần sau đó, Valve đã chiều lòng các fan DOTA 2 khi mang lại Diretide cùng với bản cập nhật Triple Spirits.
Wraith Night và bản big update cuối năm
Sau Diretide, sự kiện thứ hai trong năm nhanh chóng đến với DOTA 2. Lễ hội Frostivus của năm nay một lần nữa bị hủy bỏ và lần này là do sự can thiệp của Skeleton King. Event Wraith Night đã được thiết kế rất tốt và rất được người chơi đón nhận. Nhờ đó, việc Skeleton King hồi sinh thành Wraith King cũng dễ được các fan trung thành của DotA chấp nhận hơn. Bên cạnh Wraith Night, bản cập nhật cuối năm của DOTA 2 cũng mang tới nữ strength hero đầu tiên của DOTA 2 – Legion Commander cùng với phiên bản 6.79c.
Theo VNE
Những dấu ấn đáng nhớ nhất của DOTA 2 trong năm 2013
Năm 2013 đang dần đi đến những ngày cuối cùng, và đây có thể nói là một năm DOTA 2 đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Với vô vàn những bản cập nhật, các giải đấu, scandal,...rất khó để tổng kết tất cả những gì DOTA 2 đã trải qua, nhưng hãy cùng điểm qua những điểm nhấn nổi bật nhất trong năm nay:
DOTA 2 cập bến Trung Quốc và Hàn Quốc
Sau khoảng đầu năm khá lặng lẽ và sự xuất hiện của một vài hero mới, DOTA 2 lần lượt được ra mắt tại Trung Quốc và Hàn Quốc, hai thị trường được cho là quan trọng nhất ở khu vực Châu Á. Cộng tác với Valve để phát hành DOTA 2 tại hai nước này chính là những ông lớn thực sự của nền công nghiệp game Châu Á: Perfect World và Nexon.
Trải qua một quá trình khá dài lồng tiếng và chuyển ngữ, DOTA 2 hiện tại đã được chính thức phát hành tại Hàn Quốc và đang hoàn thiện những bước cuối cùng để chuyển sang giai đoạn open beta tại thị trường Trung Quốc.
DOTA 2 được phát hành chính thức
Mất hai năm ở trong tình trạng beta, tuy nhiên DOTA 2 cũng đã kịp trở thành tựa game có nhiều người chơi active nhất của Steam với 3 triệu người chơi. Ngày 9 tháng Bảy năm 2013, DOTA 2 chính thức được phát hành tuy nhiên nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ sở dữ liệu, hệ thống "xếp hàng" đã được ra đời và sau khi đăng kí, người chơi mới vẫn phải chờ đợi một thời gian ngắn trước khi được tiếp cận với tựa game tuyệt vời này.
Hệ thống này chỉ mới được xóa bỏ gần đây, và hiện tại, những để chơi DOTA 2, những gì mà các bạn cần chỉ là một máy tính (không quá...lởm khởm!) cùng với tài khoản Steam.
Sự lên ngôi của người Châu Âu
Trong khi DOTA 2 chuyên nghiệp tại Trung Quốc có dấu hiệu chững lại do quá ít những giải đấu chất lượng cho các top team trước khi The International 3 diễn ra thì tại Châu Âu và Bắc Mĩ, những giải đấu lớn liên tục diễn ra tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực này. DOTA 2 Châu Âu đã dần vượt lên trước người Trung Quốc và điều đó đã lần lượt được chứng minh qua những lần đụng độ của hai khu vực.
Lần lượt Alliance và Na`Vi đã lên ngôi ngay tại những giải đấu được tổ chức ở đất nước từng một thời thống trị DotA. Và khi giải đấu lớn nhất trong năm, The International diễn ra, lần lượt iG, LGD, rồi TongFu, DK gục ngã trên con đường tiến tới trận chung kết.
The International
Rất khó để diễn tả về TI 3. Một giải đấu hoàn hảo về mọi mặt và là trải nghiệm khó quên với bất kì một người hâm mộ DOTA 2 nào. Giải đấu kết thúc với chức vô địch thuộc về Alliance, đội game chỉ mới được thành lập nhưng lại có một lối chơi hoàn hảo. Na`Vi đã tiến rất gần tới chiếc khiên Aegis of Champions của năm nay, nhưng những sai lầm trong game đấu cuối đã khiến họ phải ngậm ngùi đứng ở vị trí thứ hai một lần nữa.
Vị trí thứ ba của giải thuộc về Orange - đội game Đông Nam Á được dẫn dắt bởi Mushi đã có một màn trình diễn xuất sắc, và nếu không phải vì kyxy deny luôn Aegis trong trận bán kết thì họ thậm chí đã có thể vào được trận chung kết.
_ Give DIRETIDE
Khi nhắc tới "Give Diretide" chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta vẫn còn phải bật cười vì mức độ "troll" của cộng đồng DOTA 2. Thất vọng vì event Diretide đã không xuất hiện vào đêm Halloween các fan DOTA 2 đã biểu tình bằng cách spam " _ Give DIRETIDE" trên khắp các diễn đàn cho tới Facebook của hãng xe Volvo và nhiều người nổi tiếng khác trong đó có cả tổng thống Obama.
Điều này thực sự đã tạo thành một làn sóng nho nhỏ trên mạng internet và thu hút được sự chú ý của cộng đồng. Mặc dù đã có một số hành động đi quá giới hạn tuy nhiên cuối cùng "Give Diretide" đã có một cái kết có hậu. Một tuần sau đó, Valve đã chiều lòng các fan DOTA 2 khi mang lại Diretide cùng với bản cập nhật Triple Spirits.
Wraith Night và bản big update cuối năm
Sau Diretide, sự kiện thứ hai trong năm nhanh chóng đến với DOTA 2. Lễ hội Frostivus của năm nay một lần nữa bị hủy bỏ và lần này là do sự can thiệp của Skeleton King. Event Wraith Night đã được thiết kế rất tốt và rất được người chơi đón nhận. Nhờ đó, việc Skeleton King hồi sinh thành Wraith King cũng dễ được các fan trung thành của DotA chấp nhận hơn. Bên cạnh Wraith Night, bản cập nhật cuối năm của DOTA 2 cũng mang tới nữ strength hero đầu tiên của DOTA 2 - Legion Commander cùng với phiên bản 6.79c.
Theo VNE
Những dấu ấn đáng nhớ nhất của DOTA 2 trong năm 2013 Năm 2013 đang dần đi đến những ngày cuối cùng, và đây có thể nói là một năm DOTA 2 đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Với vô vàn những bản cập nhật, các giải đấu, scandal,...rất khó để tổng kết tất cả những gì DOTA 2 đã trải qua, nhưng hãy cùng điểm qua những điểm nhấn nổi bật nhất...