Những cô giáo bản lĩnh vượt lên số phận, sẵn sàng ươm mầm tri thức
Những lớp học đặc biệt không bảng đen phấn trắng, không học phí, không giáo án đã ra đời từ nghị lực vươn lên và khát khao lan toả tình yêu thương, đóng góp giá trị cho cộng đồng của các cô gái không may bị khuyết tật.
Lớp học đã gieo mầm tri thức cho hàng trăm em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, trở thành địa chỉ kết nối và lan toả sức sống mạnh mẽ và tinh thần “không có gì là không thể”.
Lớp học “G ieo mầm ” mang con chữ đến t.rẻ e.m khó khăn
Mười năm về trước, Hoàng Thị Dịu là cô gái bình thường như bao người khác. Cô công tác tại bệnh viện đa khoa huyện Đông Hưng, Thái Bình. Nhưng sức khoẻ dần yếu và biến cố ập đến khiến đôi chân cô không thể tự đi lại được nữa, cuộc đời gắn liền với xe lăn khiến cô suy sụp.
Hoàng Thị Dịu tâm sự: “ Thời đẹp nhất của tôi những ngày tháng t.uổi đôi mươi. Sau đó, năm 18-19 t.uổi tôi thấy cơ thể mình không bình thường như bạn cùng trang lứa, tôi đi khám và phát hiện bị hội chứng Kallman (một rối loạn di truyền làm cản trở quá trình dậy thì hoặc không dậy thì) và suy giảm chức năng khứu giác. Tôi đã chống chọi với căn bệnh trong 10 năm và khi sức khoẻ không còn tốt nữa, tôi buộc phải nghỉ công tác ở viện“.
Huỳnh Thanh Thảo và tủ sách mang thế giới rộng lớn đến với t.rẻ e.m tại huyện Củ Chi, TP.HCM.
Đó là năm 27 t.uổi, Hoàng Thị Dịu thấy các khớp chân, tay sưng to, đôi chân yếu không thể đi lại được và phải ngồi xe lăn. Những ngày thời tiết trái gió trở trời, chân tay cô lại đau buốt nhiều hơn.
“ Tôi nhìn cảnh cha mẹ già yếu ngày ngày chăm sóc mình, thấy mình làm khổ bố mẹ quá, đã có lúc tôi muốn giải thoát khỏi cuộc sống như vậy. Nhưng nghĩ lại tôi lại tự động viên mình phải cố gắng sống, phải sống thật tốt để bố mẹ vui. Đôi chân tôi yếu nhưng tôi vẫn còn có tri thức, tôi nghĩ tới mở lớp học dạy miễn phí cho các em nhỏ trong xã“, cô chia sẻ.
Từ ý tưởng đến hành động, lớp học “Gieo mầm” ra đời năm 2022 tại căn phòng 10m2 của gia đình Dịu ở xã Hà Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Các học sinh tiểu học đến lớp được cô dạy miễn phí các môn toán, tiếng việt.
Em Chu Hiểu Lam xã Hà Giang, Đông Hưng, Thái Bình – một học viên của lớp chia sẻ: “Con thích nhất là môn tiếng Việt, cô Dịu dạy con viết chữ đẹp, bài nào ở trường con chưa hiểu khi đến đây cô sẽ chỉ cho con”.
Video đang HOT
Sự ham học hỏi của các em nhỏ và niềm vui từ sự tiến bộ mỗi ngày của học trò là động lực để Hoàng Thị Dịu đi tiếp những chặng đường chống chọi với bệnh tật. Cùng việc dạy chữ, cô Dịu đã xây dựng thư viện sách miễn phí với hơn 2000 đầu sách đa dạng phù hợp với nhiều lứa t.uổi, không chỉ phục vụ các em trong lớp học mà nhiều người dân trong xã Hà Giang (Đông Hưng, Thái Bình) có thể đến mượn về học.
Nghị lực vươn lên không đầu hàng số phận của cô giáo Hoàng Thị Dịu là tấm gương sáng cho nhiều bạn trẻ. Với tinh thần “không có gì là không thể”, cô gái dù đi xe lăn vất vả nhưng hàng ngày vẫn làm việc có ý nghĩa cho xã hội, gieo mầm tri thức cho nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Tủ sách miễn phí tiếp động lực học tập cho học sinh khó khăn
Ấn tượng ban đầu với Huỳnh Thanh Thảo (sinh năm 1986, xã Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM) là sự lạc quan, yêu đời, luôn suy nghĩ tích cực. Mặc dù từ nhỏ không may mắn mắc bệnh xương thuỷ tinh – di chứng từ chất độc da cam, Thảo phải đi xe lăn và sinh hoạt đều phải có bố mẹ trợ giúp nhưng cô luôn vui vẻ với quan niệm “hạnh phúc là một hành trình, hành trình của lòng can đảm”.
Thảo không đến trường ngày nào mà tự học, tự viết. Thảo trải lòng mình qua những trang viết, từng cộng tác viết bài trên một số báo, đài phát thanh. Thảo không quan tâm ai cười nhạo mình mà tâm niệm việc người khác làm được mình cũng làm được, như người ta nghe nhạc và đứng nhảy thì mình nằm nghe nhạc và nhảy cũng vui với thế giới của riêng mình.
Huỳnh Thanh Thảo và tủ sách mang thế giới rộng lớn đến với t.rẻ e.m tại huyện Củ Chi, TP.HCM.
Những lớp học đặc biệt không bảng đen phấn trắng, không học phí, không giáo án đã ra đời từ nghị lực vươn lên và khát khao lan toả tình yêu thương, đóng góp giá trị cho cộng đồng của các cô gái không may bị khuyết tật.
Ông Huỳnh Văn Ru, bố của Thảo chia sẻ: ” Con bị di chứng chất độc da cam từ bố hồi tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Dù sinh hoạt khó khăn nhưng con luôn nỗ lực để sống tốt”.
Thảo ý thức sẽ sống tốt để bù đắp công sức bố mẹ chăm lo cho mình. Thảo thích hoạt động xã hội và ý tưởng mở tủ sách ra đời, nơi các bạn trẻ địa phương có thể đến giao lưu, sinh hoạt. Được sự hỗ trợ của nhiều người, Thảo cũng đã gây được quỹ học bổng tiếp sức cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Các dịp đặc biệt, Thảo cùng mọi người tổ chức Tết thiếu nhi, Trung thu, tặng áo trắng nhân dịp năm học mới, tổ chức vui lễ Giáng sinh … cho các em nhỏ.
Nhận quà từ chương trình “Áo trắng đến trường” do Huỳnh Thanh Thảo thực hiện, bé Trần Nguyễn Bảo Thy (Củ Chi, TP.HCM) xúc động chia sẻ: ” E m rất cảm ơn cô ba Thảo đã giúp em có áo đồng phục mới trong năm học này. Những câu chuyện cô ba Thảo kể giúp em có động lực hơn trong học tập và cuộc sống”.
Tủ sách của Thảo có hơn 5.000 đầu sách giúp nhiều em nhỏ có thêm tài liệu quý cho việc học. “Khi bắt đầu mở thư viện sách, nhiều người nói tôi chắc bị khùng quá, có t.iền mà không kinh doanh game sinh lời. Nhưng nhìn các em nhỏ háo hức với thư viện, với tìm hiểu kiến thức, tôi lại thấy rất vui. Đó là hạnh phúc lớn”, Thanh Thảo tâm sự.
Cô ba nhỏ bé đã mở ra thế giới rộng lớn và không gian sắc màu cho các em. Thảo nhận được nhiều g.iải t.hưởng trong hành trình làm việc thiện nguyện vì cộng đồng, cô muốn dành món quà ấy cho ba mẹ mình, để họ có thể tự hào về cô gái xương thuỷ tinh vẫn không ngừng nỗ lực làm việc có ích cho mọi người.
Lớp học “ 5 không ” luôn đong đầy yêu thương
Có một lớp học đặc biệt được xây dựng ở Nam Định bằng nghị lực và tình yêu thương của cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Tâm xã Yên Quang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Cô còn được biết đến với biệt danh Ngọc Tâm thủy tinh. Ngọc Tâm bị bệnh xương thuỷ tinh bẩm sinh, dù khát khao được đi học nhưng mãi năm 8 t.uổi cô mới có thể đến trường. Sức khoẻ yếu, phải di chuyển bằng xe lăn nhưng khát khao làm cô giáo đã thôi thúc Tâm mở lớp học đặc biệt dạy kèm cho các em học sinh quê nhà Ý Yên, Nam Định. Trong 16 năm qua, lớp học của cô Ngọc Tâm thuỷ tinh đã có hàng trăm em theo học.
Nguyễn Thị Ngọc Tâm và lớp học miễn phí cho t.rẻ e.m tại xã Yên Quang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
“Tôi mở l ớp học 5 không ( không phấn, không bảng, không bục giảng, không giáo án và không học phí ) . Chỉ cần mình còn có thể nói được, các em còn yêu mến cô, mình còn làm được“, Ngọc Tâm chia sẻ.
Hành trình lan toả yêu thương, gieo mầm tri thức của Hoàng Thị Dịu, Huỳnh Thanh Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Tâm đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong cộng đồng. Trong chương trình Nối trọn yêu thương, Vũ Phương Thanh – Đại diện Công ty Tân Hiệp Phát đã bày tỏ sự cảm phục đối với những cô gái dù gắn mình với chiếc xe lăn nhưng sở hữu nghị lực phi thường và cùng chung một tinh thần “không gì là không thể”. Không chỉ gửi trao những phần quà động viên tinh thần các nhân vật, đại diện Công ty cho biết sẽ tiếp tục đồng hành cùng chương trình, gặp gỡ nhiều nhân vật hơn nữa để lan tỏa những tinh thần và nghị lực quý giá đến cộng đồng.
Với tâm nguyện phụng sự xã hội, truyền nghị lực cho mọi mảnh đời gian khó trên khắp Việt Nam, công ty Tân Hiệp Phát đã đồng hành cùng Kênh Truyền hình Nhân Đạo trong chương trình “Nối trọn yêu thương” từ năm 2019 tới nay, tôn vinh những số phận nghị lực phi thường, bản lĩnh vượt qua nghịch cảnh tạo nên giá trị có ích cho xã hội. Những tập phát sóng đi qua là những câu chuyện đặc biệt của các nhân vật để lại, lan tỏa nhiều giá trị ý nghĩa cho cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Cũng với tinh thần phụng sự, gieo yêu thương, tiếp nghị lực cho những mảnh đời khó khăn, Tân Hiệp Phát không ngừng nỗ lực đóng góp giá trị vào những hoạt động chăm sóc, giúp đỡ đời sống cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn như hoạt động bảo trợ 50 t.rẻ e.m mồ côi do Covid-19 đến năm 18 t.uổi, chăm sóc phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng thuộc gia đình chính sách… Trong năm 2023, Tân Hiệp Phát đã phối hợp cùng chính quyền địa phương tại 4 tỉnh Bình Dương, Hậu Giang, Chu Lai, Hà Nam tổ chức chương trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” trao tặng 600 phần học bổng, tổng giá trị 1,2 tỷ đồng động viên các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực vươn lên trong học tập.
NSND Mai Hoa, NSND Tấn Minh hát tri ân các anh hùng, liệt sĩ
Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Đài Hà Nội sẽ thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật "Miền xa thẳm" với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ như: NSND Tấn Minh, NSND Mai Hoa...
Miền xa thẳm được Đài Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) - là dịp để tri ân và tưởng nhớ công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh binh đã hy sinh xương m.áu để viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc.
NSND Mai Hoa sẽ hát trong "Miền xa thẳm" (Ảnh: Ban Tổ chức).
Điểm đặc biệt là ngoài địa điểm chính là Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, chương trình còn kết nối với 5 điểm cầu trên cả nước: Đền thờ Anh hùng Liệt sĩ điểm cao 468 (Thanh Thủy, Hà Giang), Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang), Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 (Quảng Trị), Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (Quảng Trị), Nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo).
Trong 120 phút, Miền xa thẳm sẽ giới thiệu những tác phẩm sống mãi với thời gian, có giá trị nghệ thuật. Những tác phẩm này được chuyển soạn và phối khí lại cho Dàn nhạc bán cổ điển, nhằm mang đến cho khán giả những cảm xúc sâu lắng, xen lẫn niềm tự hào.
Đó là những ca khúc như: Màu hoa đỏ, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Liên khúc: Bế văn Đàn sống mãi - Cùng anh tiến quân trên đường dài, Lời anh vọng mãi ngàn năm, Dáng đứng Việt Nam; Bài ca bên cánh võng; Miền xa thẳm; Liên khúc: Xin đừng gọi anh là Liệt sĩ vô danh - Đồng đội ơi, Bóng chiều Tây Nam, Tổ quốc gọi tên mình,...
Với những người lính đã từng trải qua cuộc chiến, khúc tráng ca Màu hoa đỏ của cố nhạc sĩ Thuận Yến, phổ thơ Nguyễn Đức Mậu như một trang nhật ký đậm màu cuộc sống. Ca khúc này mở đầu chương trình Miền xa thẳm, như sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa những hy sinh vĩ đại của ngày hôm qua và sự tiếp nối của thế hệ hôm nay.
NSND Tấn Minh cũng tham gia chương trình diễn ra tối 30/7 tại Cung Hữu nghị Việt Xô, được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, kênh phát thanh FM96, ứng dụng Hà Nội ON và các nền tảng số của Đài Hà Nội (Ảnh: Ban Tổ chức).
Ngoài các ca khúc, chương trình còn có các tuyến phóng sự và tiểu phẩm kể về những câu chuyện hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ. Đó là ca mổ đ.au đ.ớn nhất trong đời người của bác sĩ Vũ Đình Tụng (Bộ trưởng Bộ Thương binh, Cựu binh đầu tiên). Đó là Vụ hành quyết Sài Gòn (Nhân vật chính Bảy Lớp trong bức ảnh gây chấn động thế giới).
Tiểu phẩm Bức tâm thư gửi cho hậu thế cũng sẽ là điểm nhấn có thể lấy nước mắt của người xem thông qua câu chuyện cảm động về bức thư được tìm thấy sau chiến tranh giữa rừng già Nam Bộ.
Chương trình Miền xa thẳm do nhà báo Ngô Thanh - Giám đốc Trung tâm các chương trình giải trí của Đài Hà Nội - làm Tổng đạo diễn và tác giả kịch bản, được phối khí, dàn dựng công phu bởi Giám đốc âm nhạc - nhạc sĩ Thành Vương cùng phần biểu diễn của Dàn nhạc thính phòng Thăng Long và nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng trong nước như: NSND Tấn Minh, NSND Mai Hoa, NSƯT Vũ Thắng Lợi, Đông Hùng, Bảo Yến, Viết Danh...
NSƯT Hoàng Tùng hát ca khúc về tình mẫu tử, nối dài mối duyên với nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung Ca khúc "Tôi thương mẹ tôi" là tiếng lòng được nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung gửi gắm qua giọng hát của NSƯT Hoàng Tùng. Bài hát được anh sáng tác và giới thiệu tới người yêu nhạc hướng tới chào mừng ngày Gia đình Việt Nam 28-6. MV "Tôi thương mẹ tôi" "Tôi thương mẹ tôi" là sản phẩm âm nhạc thứ 3...