Những chiến thuật thông minh của Putin ở Ukraine

Theo dõi VGT trên

Giành lại Crimea không mất một viên đạn và miền đông Ukraine vẫn đang đối đầu Kiev để “dịch về” phía Mátxcơva. Vậy Tổng thống Vladimir Putin đã dùng những chiến thuật gì để giành lợi thế ở Ukraine?

Các chiến thuật quân sự

Trong nhiều tuần qua, phương Tây liên tục cáo buộc Nga điều động hàng chục nghìn binh sĩ tới sát biên giới với Ukraine. Mặc dù con số cụ thể hiện vẫn là điều bí mật – 40.000, 60.000 hoặc 80.000 – nhưng điều đó đủ để Mátcơva đạt được một số mục tiêu của mình về “người anh em” Ukraine.

Cụ thể, Nga luôn tuyên bố sẽ cố gắng không can thiệp quân sự vào Ukraine, nhưng việc hàng chục nghìn binh sĩ nước này luôn “túc trực” sát biên giới với Ukraine cũng đủ để uy hiếp tinh thần một quân đội Ukraine yếu ớt và thiếu tài chính trầm trọng.

Cũng trong thời gian này, quân đội Nga đã phô trương một loạt vũ khí, khí tài cá nhân hiện đại, thể hiện ưu thế vượt trội so với các binh sĩ Ukraine được trang bị nghèo nàn. Kết quả là trong khi các xe tăng của quân đội Ukraine “ầm ầm” kéo tới miền đông Ukraine, lực lượng này nhanh chóng đầu hàng, giao nộp các phương tiện này cho các tay súng ở đây và đào ngũ sang phía Nga.

Ngoài ra, việc Nga điều động binh sĩ tới sát biên giới Ukraine cũng khiến lực lượng thân Nga ở miền đông Ukraine tự tin và bạo dạn hơn. Mặc dù thỏa thuận Geneva về Ukraine được kí hôm 17/4 yêu cầu các lực lượng thân Nga rời các tòa nhà chính quyền ở miền đông nhưng tới nay lực lượng này tỏ ra phớt lờ thỏa thuận trên và tiếp tục chiếm đóng các tòa nhà. Lực lượng này chỉ rời đi sau khi Washington gây sức ép với Mátxcơva.

Những chiến thuật thông minh của Putin ở Ukraine - Hình 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo tác giả David Blair trên tờ Telegraph (Anh), giới lãnh đạo Ukraine đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan” về đông Ukraine. Nếu họ quyết định dùng bạo lực và khiến người Nga ở khu vực này thiệt mạng, ông Putin sẽ lấy đó làm cớ để can thiệp quân sự.

Chiến thuật quân sự thứ hai mà các nhà phân tích phương Tây cáo buộc ông Putin áp dụng là âm thầm đưa các lực lượng đặc nhiệm tới miền đông Ukraine.

Trên tạp chí Slate (Mỹ), tác giả Anne Applebaum cho biết lực lượng thân Nga ở miền đông được các binh sĩ đặc nhiệm Nga mặc quân phục không có phù hiệu hướng dẫn và “các nhà hoạt động” ở đây được các lực lượng Nga chỉ đạo qua điện thoại. Lực lượng thân Nga ở miền đông được cung cấp phương tiện và vũ khí của Nga, mặc dù không phải là xe tăng và máy bay. Không thực hiện các cuộc ném bom bất ngờ, lực lượng này tổ chức các cuộc tấn công có hệ thống và có tổ chức vào các sở cảnh sát, hội đồng thành phố và sân bay.

Theo Applebaum, không giống như Mỹ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Iraq, Nga chuẩn bị cho khả năng can thiệp quân sự vào Ukraine với các mục tiêu linh hoạt hơn. Mátxcơva luôn chuẩn bị tinh thần thay đổi chiến thuật quân sự bất kỳ lúc nào, tùy thuộc vào sự phản kháng của Kiev. Mục tiêu lâu dài của Nga là sát nhập miền đông và miền nam Ukraine vào nước này.

Các chiến thuật kinh tế

Video đang HOT

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, loại “vũ khí” then chốt được Putin sử dụng chính là năng lượng: tăng mạnh giá khí đốt để khiến một Ukraine chìm ngập trong nợ nần phải “quỳ gối”.

Trong khi số liệu của chính quyền Nga cho thấy Ukraine nợ Mátxcơva 16 tỷ USD tiền khí đốt tự nhiên, công ty dầu khí nhà nước Gazprom của Nga đã tăng giá gas bán cho Ukraine lên 81% từ 268,5 USD/1.000m3 lên thành 485,5 USD/1.000m3. Chính quyền Putin tuyên bố lí do của việc tăng giá khí đốt là Kiev không chịu trả các khoản nợ đối với Nga.

Không chỉ có vậy, chính quyền Nga còn yêu cầu Ukraine thanh toán trước các hợp đồng mua khí đốt. Chính quyền Ukraine phản đối gay gắt động thái trên của Nga và gọi đây là hành động “không thể chấp nhận được”, là “sự xâm lăng về kinh tế”.

Nhưng có vẻ Nga hoàn toàn có cơ sở khi dùng vũ khí kinh tế với Ukraine.

Sau nhiều tháng biểu tình chống chính phủ diễn ra triền miên, nền kinh tế Ukraine đứng bên bờ vỡ nợ do thâm hụt ngân sách lớn và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sụt giảm 9%.

Trong bối cảnh xuất khẩu sang Nga chiếm gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Ukraine và đóng góp khoảng 8% GDP của Ukraine, rõ ràng các biện pháp trừng phạt về kinh tế của Nga sẽ “giáng một đòn mạnh” vào quốc gia này.

Rơi vào khủng hoảng tài chính trầm trọng, chính quyền Ukraine trở nên yếu ớt trước tình trạng rối loạn ở các vùng miền đông.

Sau khi lực lượng thân Nga chiếm đóng các tòa nhà chính quyền ở các tỉnh Donetsk, Kharkiv, Lugansk, chính quyền Ukraine đưa ra những lời đe dọa rất gay gắt nhưng cuối cùng lại đề nghị tăng quyền tự trị và giảm quyền lực của chính quyền trung ương cho các vùng của Ukraine.

Ngay cả khi Kiev quyết định điều động quân đội trấn áp các cuộc biểu tình ở miền đông, các binh sĩ Ukraine tuyên bố “không tuân thủ các mệnh lệnh hay bắn vào những người (biểu tình) này”. Các binh sĩ này nhanh chóng giao nộp vũ khí và đào ngũ sang phía Nga.

Không chỉ dùng “đòn” kinh tế với Ukraine, chính quyền Putin còn dùng “con bài” năng lượng để khống chế liên minh châu Âu, các quốc gia đang lệ thuộc nặng nề vào nguồn khí đốt từ Nga. Sự lệ thuộc này là một phần quan trọng kìm hãm Khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương, với nhiều thành viên là các quốc gia châu Âu, hành động chống lại Nga.

Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu, NATO luôn lên án “mối đe dọa” từ nước Nga. Hôm 16/4, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho hay khối này đã tăng cường hiện diện quân sự tại các quốc gia Đông Âu giáp Nga để đối phó với “sự hung hăng” của Nga ở Ukraine. Ông Rasmussen cũng cảnh báo NATO sẽ có “thêm nhiều hành động nữa nếu cần thiết”.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng bất chấp những lời đe dọa gay gắt, NATO sẽ không “nhúng tay” vào cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ukraine không phải là một thành viên của NATO nên khối này không có nghĩa vụ phải bảo vệ Ukraine nếu Nga tấn công. Ngoài ra, bản thân NATO đang gặp nhiều vấn đề do cắt giảm chi tiêu của các quốc gia châu Âu.

Trong khi đó, Mỹ, quốc gia đóng vai trò lãnh đạo NATO, không tỏ ra “hào hứng” về một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở nước ngoài. Do đó, như lời nhận định của tác giả Con Coughlin trên tờ Telegraph (Anh), nếu Mátxcơva quyết định tấn công Ukraine, NATO sẽ chẳng có hành động gì ngoài việc lên án và thông qua nghị quyết phản đối Nga ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Những chiến thuật thông minh của Putin ở Ukraine - Hình 2

Những người biểu tình thân Nga ở miền đông Ukraine.

Các chiến thuật tình báo

Ngoài hai “vũ khí” quan trọng hàng đầu là quân sự và kinh tế, Tổng thống Putin đã sử dụng rất nhiều chiến thuật tình báo nhằm giành lợi thế trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Phương Tây cáo buộc Mátxcơva điều hàng nghìn nhân viên tình báo sang miền đông Ukraine để kích động các cuộc biểu tình chống chính phủ.

Valentyn Nalyvaichenko, Giám đốc Cục an ninh quốc gia Ukraine, cho hay trong nhiều năm, Cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU) đã âm thầm xây dựng các mạng lưới ngầm và bây giờ là lúc Mátxcơva sử dụng mạng lưới này để chiếm các vùng miền đông Ukraine.

Nikolas Gvosdev, một chuyên gia về các vấn đề an ninh của Nga thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho rằng các hoạt động tình báo của Nga ở miền đông Ukraine không chỉ cho thấy “bóng dáng” của Tổng thống Putin mà nhiều chiến thuật còn giống những gì tình báo Liên Xô từng áp dụng.

“Những gì mà chúng ta chứng kiến không chỉ là các hoạt động và năng lực tình báo vốn có của hệ thống tình báo Nga, mà chúng ta còn có thể nhận thấy sự ủng hộ nhiệt tình của Putin đối với các chiến thuật này”, ông nhận xét.

“Một số chiến thuật có từ thời kì Liên Xô, khi đó tình báo Liên Xô tập trung vào cách thức tổ chức các nhóm “tiền phương” để che đậy ý đồ thực sự. Một yếu tố quan trọng khác là cách thức tổ chức mọi thứ làm sao để anh có thể “phủi trách nhiệm một cách khéo léo”, ông nói tiếp.

Một thực tế là Tổng thống Putin từng là nhân viên KGB (Cơ quan tình báo Liên Xô) trong 17 năm và từng giữ hàm cấp trung tá trong lực lượng này.

Theo Infonet

Các nước sử dụng chiến thuật gì ở Biển Đông?

Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia (INSS) thuộc Đại học quốc phòng Mỹ công bố phân tích chiến thuật được các nước có tranh chấp sử dụng để củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Trong quá trình nghiên cứu kéo dài một năm, INSS đã thu thập các tài liệu liên quan tới các hành động và chiến thuật ở Biển Đông của các quốc gia liên quan từ năm 1995 tới năm 2012.

Các nước sử dụng chiến thuật gì ở Biển Đông? - Hình 1

Các nước sử dụng chiến thuật gì ở Biển Đông?

Theo VOA, Tiến sĩ Christopher Young cùng cộng sự đã tập hợp tất cả các bài báotừ các nguồn mở về hoạt động của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei ở Biển Đông để rút ra các kết luận về các chiến thuật được sử dụng.

Tiến sĩ Young cho biết: "Một chiến thuật thường hay được dùng nhất là việc sử dụng các lực lượng thi hành luật pháp, lực lượng bán quân sự và cả quân sự để củng cố các tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, còn có chiến thuật sử dụng thông tin, chiến lược truyền thông và thông cáo báo chí để thu hút sự ủng hộ của công luận ở cả trong lẫn ngoài nước. Chiến thuật pháp lý cũng được sử dụng, nhưng không thông dụng như hai cách kia".

Về khía cạnh chiến thuật quân sự và bán quân sự, nhà nghiên cứu Christopher Young giải thích: Nếu một quốc gia sử dụng lực lượng hải quân để tiến vào một khu vực tranh chấp hay sử dụng lực lượng cảnh sát biển để bắt các ngư dân của các quốc gia khác ở vùng biển tranh chấp thì đó cũng có thể coi là chiến thuật quân sự. Ông nói: "Ngay cả việc gia cố các công trình và bố trí lực lượng quân sự trên các hòn đảo tranh chấp cụ thể thì đó được coi là chiến thuật quân sự và bán quân sự".

Từ nguồn dữ liệu thu thập được, Tiến sĩ Young cùng với cộng sự phân tích các chiến thuật và sách lược mà các nước hay sử dụng nhất để củng cố các tuyên bố về chủ quyền ở Biển Đông. Ông nói: "Quốc gia sử dụng các hành động quân sự và bán quân sự nhiều nhất là Trung Quốc. Nếu tính tất cả các hành động quân sự xảy ra từ năm 1995, thì hơn 50% số đó là từ Trung Quốc. Tôi cũng phải nhấn mạnh rằng con số này chỉ dựa trên các thông tin mở đã được công bố. Chúng tôi có thể bỏ lỡ một số sự kiện không được công bố hay thuộc diện bí mật. Đứng sau Trung Quốc là Philippines và Đài Loan. Rất ngạc nhiên là Việt Nam tiến hành các hành động quân sự ít hơn các nước (và vùng lãnh thổ) vừa kể".

Các nước sử dụng chiến thuật gì ở Biển Đông? - Hình 2

Nước sử dụng các hành động quân sự và bán quân sự nhiều nhất là Trung Quốc.

Liên quan tới việc Philippines đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế, ông Young nói đó là một trong các chuỗi chiến thuật về mặt pháp lý nhằm củng cố chủ quyền ở Biển Đông của Manila. Ông cho rằng việc Philippines gần đây kêu gọi các nước khác cùng kiện Bắc Kinh tại tòa quốc tế là một chiến thuật tốt và nói thêm: "Một số nước cùng tham gia với Philippines sẽ gây thêm áp lực lên Trung Quốc. Dĩ nhiên là hiện Manila đã gây khó chịu cho Bắc Kinh rồi, nhưng nếu có thêm các nước khác thì sẽ tạo thêm nhiều áp lực chính trị hơn nữa đối với Trung Quốc... Trung Quốc từng nói rằng không một tòa án nào có thẩm quyền pháp lý trong tranh chấp ở Biển Đông và tôi nghĩ họ sẽ tiếp tục tuyên bố như vậy".

Hôm 30/3, Philippines đã đệ trình lên một Tòa án quốc tế những bằng chứng chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Bãi Cỏ Mây. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vừa qua cho biết tài liệu được gửi lên Tòa án tại La Hay ở Hà Lanbao gồm gần 4.000 trang phân tích cùng với rất nhiều tài liệu làm chứng cứ. Trong khi đó, luật sư đại diện của chính quyền Manila trước tòa trọng tài quốc tế từng nói với VOA rằng quyền lợi của Việt Nam "hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa".

Theo Đời sống pháp luật

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Cái chết của người đàn ông trúng số trị giá 841 tỷ đồng chưa kịp hưởng thụCái chết của người đàn ông trúng số trị giá 841 tỷ đồng chưa kịp hưởng thụ
    12:43:15 10/12/2024
    Nghi hỏng phanh, xe buýt gây tai nạn khiến 33 người thương vongNghi hỏng phanh, xe buýt gây tai nạn khiến 33 người thương vong
    10:08:53 10/12/2024
    Nvidia bị điều tra ở Trung QuốcNvidia bị điều tra ở Trung Quốc
    07:13:38 11/12/2024
    Vị tổng thống 'bất đắc dĩ' của Syria và 1/4 thế kỷ cầm quyềnVị tổng thống 'bất đắc dĩ' của Syria và 1/4 thế kỷ cầm quyền
    09:47:06 10/12/2024
    Vụ phát hiện 5 thi thể trong bể ủ mắm gây rúng động Thái LanVụ phát hiện 5 thi thể trong bể ủ mắm gây rúng động Thái Lan
    18:31:28 10/12/2024
    Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống YoonQuốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống Yoon
    09:14:08 11/12/2024
    Hàn Quốc: Cảnh sát khám xét văn phòng tổng thống, cựu Bộ trưởng Quốc phòng cố tự sátHàn Quốc: Cảnh sát khám xét văn phòng tổng thống, cựu Bộ trưởng Quốc phòng cố tự sát
    11:58:42 11/12/2024
    Công dân Hàn Quốc đầu tiên được đoàn tụ gia đình tại Triều Tiên sau 5 nămCông dân Hàn Quốc đầu tiên được đoàn tụ gia đình tại Triều Tiên sau 5 năm
    14:38:43 10/12/2024

    Tin đang nóng

    Lễ hỏa táng nữ sĩ Quỳnh Dao: Lâm Tâm Như thất thần, Triệu Vy có động thái đặc biệtLễ hỏa táng nữ sĩ Quỳnh Dao: Lâm Tâm Như thất thần, Triệu Vy có động thái đặc biệt
    13:23:40 11/12/2024
    Sinh viên FPT bị lừa 8 tỷ đồng vì tin kênh Facebook, TikTok của Mr PipsSinh viên FPT bị lừa 8 tỷ đồng vì tin kênh Facebook, TikTok của Mr Pips
    12:09:37 11/12/2024
    Sau 10 năm bên nhau không cưới, Tạ Đình Phong chia tay "đàn chị" Vương Phi?Sau 10 năm bên nhau không cưới, Tạ Đình Phong chia tay "đàn chị" Vương Phi?
    12:55:49 11/12/2024
    Mr Pips Phó Đức Nam bước đầu khai gì tại cơ quan điều tra?Mr Pips Phó Đức Nam bước đầu khai gì tại cơ quan điều tra?
    12:48:26 11/12/2024
    Vụ trẻ nghi bị bạo hành ở Vũng Tàu: Gửi con 4 tháng mới biết chuyện đau lòngVụ trẻ nghi bị bạo hành ở Vũng Tàu: Gửi con 4 tháng mới biết chuyện đau lòng
    13:07:30 11/12/2024
    Huỳnh Hiểu Minh bị giục tái hôn với Angelababy, bố mẹ tuyên bố 1 câu gây sốc trước mặt tài tửHuỳnh Hiểu Minh bị giục tái hôn với Angelababy, bố mẹ tuyên bố 1 câu gây sốc trước mặt tài tử
    15:13:38 11/12/2024
    Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Lee Min HoBức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Lee Min Ho
    15:00:50 11/12/2024
    Bà thím U70 Hàn Quốc và series trải nghiệm đang "gây sốt" ở miền Tây, chịu chơi đến mức làm hội thanh niên "lác mắt"Bà thím U70 Hàn Quốc và series trải nghiệm đang "gây sốt" ở miền Tây, chịu chơi đến mức làm hội thanh niên "lác mắt"
    12:45:05 11/12/2024

    Tin mới nhất

    Tổng thống Lukashenko tự nhận Belarus sở hữu vũ khí mạnh hơn tên lửa Oreshnik

    Tổng thống Lukashenko tự nhận Belarus sở hữu vũ khí mạnh hơn tên lửa Oreshnik

    17:25:08 11/12/2024
    Tuy nhiên, ông cảnh báo các đối thủ không được vượt qua biên giới Belarus, tuyên bố rằng bất kỳ hành động xâm lược nào cũng sẽ phải đối mặt với phản ứng ngay lập tức, bất kể loại vũ khí nào liên quan.
    Tổng thống Brazil hồi phục sau phẫu thuật xuất huyết não

    Tổng thống Brazil hồi phục sau phẫu thuật xuất huyết não

    17:12:38 11/12/2024
    Bác sĩ phẫu thuật Marcos Stavale cho biết sau 2 giờ phẫu thuật, phần máu tụ trong não của Tổng thống Lula da Silva đã được hút ra và các chức năng thần kinh không bị ảnh hưởng, đồng thời khẳng định ca phẫu thuật được thực hiện thành côn...
    Nhìn lại 1 tuần sau thiết quân luật: Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc kéo dài đến bao giờ?

    Nhìn lại 1 tuần sau thiết quân luật: Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc kéo dài đến bao giờ?

    16:26:45 11/12/2024
    Trong số các quan chức dưới quyền của Tổng thống Yoon thì ông Kim Yong Hyun - cựu Bộ trưởng Quốc phòng, là người đầu tiên đã bị cơ quan công tố bắt giữ do liên quan đến vụ thiết quân luật.
    Hội đồng Nhân quyền LHQ bầu chọn Chủ tịch mới

    Hội đồng Nhân quyền LHQ bầu chọn Chủ tịch mới

    16:22:42 11/12/2024
    Đại sứ Paul Empole Losoko Efambe của CHDC Congo giữ cương vị Phó Chủ tịch vào năm tới. Vị trí Phó Chủ tịch thứ tư sẽ được bầu trong thời gian tới.
    Đài Loan nói hơn 70 máy bay quân sự, tàu thuyền Trung Quốc quanh hòn đảo

    Đài Loan nói hơn 70 máy bay quân sự, tàu thuyền Trung Quốc quanh hòn đảo

    13:25:47 11/12/2024
    Reuters đưa tin Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho hay Trung Quốc đang tăng cường hoạt động quân sự xung quanh hòn đảo này.
    Chính phủ chuyển tiếp Syria đàm phán chuyển giao quyền lực

    Chính phủ chuyển tiếp Syria đàm phán chuyển giao quyền lực

    10:34:41 11/12/2024
    Thủ tướng Chính phủ chuyển tiếp Syria cũng khẳng định một quá trình chuyển giao suôn sẻ sẽ là rất quan trọng để cung cấp các dịch vụ công không bị gián đoạn cho người dân Syria.
    Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ thiết quân luật Hàn Quốc

    Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ thiết quân luật Hàn Quốc

    10:34:40 11/12/2024
    Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 11.12 đăng tải những bình luận đầu tiên của Bình Nhưỡng về vụ thiết quân luật tại Hàn Quốc, chỉ trích Tổng thống Yoon Suk Yeol gây bất ổn toàn quốc, theo AFP.
    Ai đã ra lệnh lôi các nghị sĩ Hàn Quốc khỏi quốc hội vào đêm thiết quân luật?

    Ai đã ra lệnh lôi các nghị sĩ Hàn Quốc khỏi quốc hội vào đêm thiết quân luật?

    10:30:59 11/12/2024
    Trung tướng Kwak Jong-geun, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Tác chiến Đặc biệt của Lục quân Hàn Quốc, tường trình trước ủy ban quốc hội về việc ông nhận được nhiều cuộc gọi từ Tổng thống Yoon Suk Yeol khi lệnh thiết quân luật được ban bố.
    Mỹ giải ngân khoản vay 20 tỉ USD cho Ukraine

    Mỹ giải ngân khoản vay 20 tỉ USD cho Ukraine

    10:27:58 11/12/2024
    Bộ Tài chính Mỹ ngày 10.11 thông báo đã chuyển 20 tỉ USD đến Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm hỗ trợ Ukraine, với nguồn tiền lấy từ tài sản Nga bị đóng băng.
    Ông Biden cảnh báo kế hoạch kinh tế của ông Trump sẽ là 'thảm họa'

    Ông Biden cảnh báo kế hoạch kinh tế của ông Trump sẽ là 'thảm họa'

    10:24:42 11/12/2024
    Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo những lập trường kinh tế và thuế quan của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể gây hậu quả cho người dân Mỹ.
    Lửa tàn phá 'thiên đường' Malibu ở California, hàng ngàn người tháo chạy

    Lửa tàn phá 'thiên đường' Malibu ở California, hàng ngàn người tháo chạy

    10:20:32 11/12/2024
    Một trận hỏa hoạn kinh hoàng đã xé toạc Malibu (California, Mỹ), khu vực tập trung những bất động sản trị giá nhiều triệu USD của giới siêu giàu, phá hủy nhà cửa và buộc hàng ngàn người phải tháo chạy trong đêm.
    Mỹ - Trung leo thang thương chiến ngành bán dẫn

    Mỹ - Trung leo thang thương chiến ngành bán dẫn

    10:15:13 11/12/2024
    Mỹ và Trung Quốc đang tăng tốc ăn miếng trả miếng lẫn nhau trong lĩnh vực bán dẫn giữa bối cảnh thương chiến hai bên chưa có hồi kết.

    Có thể bạn quan tâm

    Hồ Ngọc Hà: "Mệt mỏi lắm mới kiếm được 300 ngàn"

    Hồ Ngọc Hà: "Mệt mỏi lắm mới kiếm được 300 ngàn"

    Sao việt

    17:29:23 11/12/2024
    Mới đây, chương trình Hành trình 20+ đã lên sóng. Tại chương trình tuần này, ca sĩ Hồ Ngọc Hà đã tới Huế để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn.
    Mỹ nhân hạng A gây sốc vì không thèm đọc tên người thắng giải ngay trên sóng trực tiếp, quay lưng bỏ đi vì mối hận 11 năm

    Mỹ nhân hạng A gây sốc vì không thèm đọc tên người thắng giải ngay trên sóng trực tiếp, quay lưng bỏ đi vì mối hận 11 năm

    Hậu trường phim

    17:21:56 11/12/2024
    Theo Sohu, Chương Tử Di luôn khẳng định bản thân là một người sống thẳng tính không sợ ai và luôn bộ lộ tham vọng của mình.
    Nước mắt nam shipper lúc 1 giờ sáng: Câu chuyện sau 12 hộp cơm bị "bùng" càng nghẹn lòng

    Nước mắt nam shipper lúc 1 giờ sáng: Câu chuyện sau 12 hộp cơm bị "bùng" càng nghẹn lòng

    Netizen

    17:15:39 11/12/2024
    Theo những gì nam shipper này chia sẻ, được biết, khi người này đang định chạy chuyến cuối trong ngày để trở về nhà lo cho mẹ thì lại bị khách bom hàng (đặt hàng nhưng không chịu nhận).
    Khám phá những điều thú vị về loài chim bay cao nhất thế giới

    Khám phá những điều thú vị về loài chim bay cao nhất thế giới

    Lạ vui

    16:57:35 11/12/2024
    Câu chuyện bắt đầu từ năm 2000. Khi ấy, nữ công nhân tên là Lữ Thiên Mai đang sống tSếu đầu đỏ là loài chim cao nhất trong số các loài chim biết bay trên trái đất. Sếu đầu đỏ sống hiền hòa và còn được coi là sứ giả của môi trường. rong ...
    Chưa đến 1/1, mỹ nam đã lộ ảnh tình cảm đồng thời với cả nữ chính Hẹn Hò Chốn Công Sở và mỹ nhân April

    Chưa đến 1/1, mỹ nam đã lộ ảnh tình cảm đồng thời với cả nữ chính Hẹn Hò Chốn Công Sở và mỹ nhân April

    Sao châu á

    16:17:26 11/12/2024
    Hiện tại, công ty quản lý của cả 3 nhân vật này vẫn chưa lên tiếng về những bức ảnh tình tứ tràn lan trên mạng xã hội.
    Thực đơn bữa cơm mùa đông giàu dinh dưỡng lại giúp ngủ ngon chỉ với 3 món dễ làm, đưa vị

    Thực đơn bữa cơm mùa đông giàu dinh dưỡng lại giúp ngủ ngon chỉ với 3 món dễ làm, đưa vị

    Ẩm thực

    16:13:07 11/12/2024
    Đây sẽ là gợi ý tuyệt vời để bạn vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị, vừa bảo toàn các dưỡng chất cần thiết trong từng bữa ăn.
    Nghi phạm đánh cô gái ở TPHCM: "Tôi nóng nảy nên mất kiểm soát"

    Nghi phạm đánh cô gái ở TPHCM: "Tôi nóng nảy nên mất kiểm soát"

    Pháp luật

    15:22:33 11/12/2024
    Khi bị cảnh sát bắt khẩn cấp, nghi phạm tỏ ra hối hận vì đã nóng nảy dẫn đến hành động đánh cô gái giữa đường Khánh Hội, TPHCM.
    Phim Hoa ngữ hay nhất hiện tại lộ cái kết: Tiết lộ của nữ chính gây bão mạng xã hội

    Phim Hoa ngữ hay nhất hiện tại lộ cái kết: Tiết lộ của nữ chính gây bão mạng xã hội

    Phim châu á

    15:02:53 11/12/2024
    Mới đây, kết phim Cửu trọng tử đã được hé lộ và ngay lập tức gây bão mạng xã hội. Bất ngờ hơn, thông tin này do chính Mạnh Tử Nghĩa chứ không phải ai khác hé lộ.
    Người mới - người cũ công khai "giành giật" Rosé (BLACKPINK)

    Người mới - người cũ công khai "giành giật" Rosé (BLACKPINK)

    Nhạc quốc tế

    14:56:24 11/12/2024
    Màn cà khịa giữa Bruno Mars và Even Mock khiến dân tình cười bò . Đoá hồng nước Úc là người vui vẻ nhất, viết nhạc viral lại còn được 2 nam thần trời Tây giành giật .
    RHYDER chính là "em ấy" của Anh Tú Atus trong Nỗi Đau Đính Kèm

    RHYDER chính là "em ấy" của Anh Tú Atus trong Nỗi Đau Đính Kèm

    Nhạc việt

    14:34:54 11/12/2024
    Cú bắt tay giữa Anh Tú Atus và RHYDER - hit maker thời điểm hiện tại đã mang đến một Nỗi Đau Đính Kèm giai điệu bắt tai ngay từ những nốt nhạc đầu.
    Vượt đèn đỏ, tài xế xe buýt ở TPHCM bị đình chỉ hoạt động 24 tháng

    Vượt đèn đỏ, tài xế xe buýt ở TPHCM bị đình chỉ hoạt động 24 tháng

    Tin nổi bật

    14:09:44 11/12/2024
    Đồng thời, bổ sung hình phạt đình chỉ công tác đối với tài xế C.H.H từ ngày 11/12 với thời hạn 24 tháng. Lý do, tài xế có hành vi vi phạm quy định khi điều khiển xe buýt vượt đèn đỏ.