Những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa

Theo dõi VGT trên

Trong một xã hội thông tin phát triển như hiện nay, người Việt không còn đơn thuần tin tưởng vào những tuyên bố, mà luôn đòi hỏi có những bằng chứng pháp lý.

Sau bài viết “Việt Nam nên hi sinh chuyện nhỏ để được chuyện lớn?” Tiến sĩ Trần Công Trục trao đổi lại gới Giáo sư Ngô Vĩnh Long về vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa, Tiến sĩ Phan Văn Song từ Australia ngày 30/7 có bài viết “Các đảo nào ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?” làm rõ hơn những vấn đề được đặt ra liên quan đến chủ quyền quần đảo Trường Sa.

Tiến sĩ Trần Công Trục gửi đến BBT bài viết phân tích rõ hơn những băn khoăn, thắc mắc của dư luận về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, trong đó đã được Tiến sĩ Phan Văn Song mổ xẻ một phần qua bài viết của ông.

Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

Những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa - Hình 1

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh: Hồng Thủy.

Trong bài viết “Các đảo nào ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?” được Tiến sĩ Phan Văn Song đăng trên trang cá nhân ngày 30/7 vừa qua, ông đặt vấn đề:

“Theo những tài liệu đã được công bố dù có khá nhiều bằng chứng cụ thể, thuyết phục cho Hoàng Sa nhưng rất tiếc có không nhiều bằng chứng như vậy cho Trường Sa.”

Có thể nói đây không chỉ là băn khoăn, trăn trở của Tiến sĩ Phan Văn Song và nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam trong và ngoài nước luôn đau đáu tìm cách bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đây còn là những băn khoăn, thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam dù không làm công tác nghiên cứu.

Lâu nay chúng ta vẫn được nghe và tin rằng, Nhà nước Việt Nam xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, hợp pháp và liên tục từ khi còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ 17.

Tuy nhiên trong một xã hội thông tin phát triển như hiện nay, người Việt không còn đơn thuần tin tưởng vào những tuyên bố, mà luôn đòi hỏi có những bằng chứng pháp lý xác đáng để chứng minh.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin tiếp tục phân tích thêm về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Tôi mong muốn cùng các nhà nghiên cứu người Việt trong và ngoài nước tiếp tục cùng nhau tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong hồ sơ pháp lý của các bên, ngõ hầu đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, dân tộc một cách hiệu quả nhất.

Bằng chứng Nhà nước Việt Nam xác lập, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ khi còn là đất vô chủ

Đúng như Tiến sĩ Phan Văn Song nhận định, các tài liệu, bản đồ lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa được công bố cho đến nay ít hơn so với Hoàng Sa.

Nếu căn cứ vào các địa danh, ngôn từ… được thể hiện trong các tư liệu lịch sử tính đến thời điểm cuối thế kỷ XIX, thì có thể nói đó là một nhận xét không sai.

Tuy nhiên, nhận xét thực tế này có thể xuất phát từ những lý do khách quan lẫn chủ quan, tôi xin phép phân tích một số lý do đó.

Những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa - Hình 2

Bản đồ Biển Đông do người Hà Lan vẽ vào năm 1754 đã thể hiện 2 quần đảo này dưới tên gọi De Paracelles. Ảnh: Wikipedia.

Thứ nhất, vào thời các Chúa Nguyễn, Tây Sơn và thời kỳ nhà Nguyễn, Hoàng Sa là tên chung của cả quần đảo Hoàng Sa lẫn quần đảo Trường Sa, được thể hiện bằng hình dáng của một cấu trúc duy nhất, với các địa danh khác nhau qua các thời kỳ, ví dụ như Bãi Cát Vàng, Đại Trường Sa, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa hay Đại Hoàng Sa…

Nhận thức của Nhà nước Việt Nam thời kỳ này về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa khá giống với cách vẽ của các nhà hàng hải phương Tây trên các bản đồ của họ.

2 quần đảo này được vẽ gần giống một lá cờ đuôi nheo treo dọc phía ngoài bờ biển miền Trung Việt Nam và cách bờ biển bởi một chuỗi các đảo ven bờ.

Chẳng hạn, bản đồ Biển Đông do người Hà Lan vẽ vào năm 1754 đã thể hiện 2 quần đảo này dưới tên gọi De Paracelles. [1].

Bản đồ Biển Đông được vẽ bởi các nhà hàng hải châu Âu từ thế kỷ 18 sang thế kỷ 19 (được vẽ các năm 1710-1794-1801-1826, hình ảnh đính kém trên Wikipedia) thể hiện rất rõ quá trình nhận thức đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ chỗ được vẽ như một cấu trúc thống nhất hình lá cờ đuôi nheo gần bờ biển miền Trung Việt Nam thành 2 quần đảo tách biệt sau này. [5]

Có lẽ cho đến khi xuất hiện bản đồ của Phan Huy Chú: “Đại Nam Nhất thống Toàn đồ”(1834-1840) khu vực 2 quần đảo này mới được ghi thành 2 tên riêng: “Vạn lý Trường Sa” (phần phía Nam) và “Hoàng Sa” (phần phía Bắc). [6]

Nếu nhìn bằng con mắt khoa học và phương tiện kỹ thuật ngày nay thì điều này tưởng chừng vô lý.

Nhưng đặt trong bối cảnh sự phát triển của nhận thức và trình độ khoa học kỹ thuật của 300 – 400 năm trước thì mới có thể thấy được giá trị của những cách biểu đạt khái quát, tượng trưng này của tiề.n nhân.

Từ đó mới có cách nhìn mang tính lịch sử của quá trình diễn biến, hoàn thiện nhận thức của chúng ta cũng như các nhà hàng hải Tây phương về 2 quần đảo này.

Những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa - Hình 3

Ảnh chụp màn hình một phần bức Đại Nam nhất thống toàn đồ (năm 1834-1840) trong đó Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ gần nhau nhưng đán.h dấu bằng hai tên, Hoàng Sa ở phía Bắc, Vạn Lý Trường Sa ở phía Nam. Nguồn: Wikipedia.

Video đang HOT

Thứ hai, so sánh với những tài liệu chính thức của các bên yêu sách khác ở Biển Đông đã công bố cho đến nay thì có thể thấy, hồ sơ pháp lý công khai của phía Việt Nam để chứng minh việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của nhà nước Việt Nam thời kỳ phong kiến đối với Hoàng Sa – Bãi Cát Vàng (tên gọi chung cho quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa) là thuyết phục hơn cả.

Bởi vì nó phù hợp với nguyên tắc “chiếm hữu thật sự” theo quy định hiện hành của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Bằng chứng giá trị nhất không thể không nói đến hoạt động của Hải đội Hoàng Sa, về sau thành lập thêm Hải đội Bắc Hải.

Đây là tổ chức Nhà nước được Nhà nước thành lập, cai quản, duy trì hoạt động với tư cách Nhà nước, làm các nhiệm vụ Nhà nước, do cơ quan quyền lực Nhà nước là triều đình Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn sau này thực hiện. [2]

Nhà nước phong kiến Việt Nam suốt trong 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, dù trải qua 3 triều đại khác nhau, đều đã thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình, với tư cách là Nhà nước Đại Việt, tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

a. Nhà nước Đại Việt thời Chúa Nguyễn:

Chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý chứng minh việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đó là sự ra đời và hoạt động thường xuyên, liên tục của Hải đội Hoàng Sa.

Đó là một tổ chức do Nhà nước lập ra để đi quản lý, bảo vệ, khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hải đội Hoàng Sa, về sau lập thêm Hải đội Bắc Hải do Hải đội Hoàng Sa kiêm quản, đã hoạt động theo lệnh của 7 đời Chúa, từ Chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc Tần cho đến khi phong trào Tây Sơn nổi dậy.

b. Nhà nước Đại Việt thời Tây Sơn:

Trong thời gian từ năm 1771 đến năm 1801, gần như lúc nào cũng có chiến tranh, trên đất liền cũng như ngoài Biển Đông. Tuy nhiên, các lực lượng của Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh, Tây Sơn đã làm chủ được từng khu vực lãnh thổ thuộc phạm vi quản lý của mình.

Từ năm 1773, Tây Sơn chiếm được cảng Quy Nhơn, tiến về phía Quảng Nam, kiểm soát đến Bình Sơn, Quảng Ngãi, nơi có cửa biển Sa Kỳ và Cù lao Ré, căn cứ xuất phát của Hải đội Hoàng Sa.

Năm 1775, phường Cù lao Ré thuộc xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã nộp đơn xin cho phép Hải đội Hoàng Sa và đội Quế Hương hoạt động trở lại theo thông lệ.

Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế, chính quyền Tây Sơn được củng cố một cách hoàn chỉnh và năm 1786, đã ra quyết định sai phái Hội Đức hầu, Cai đội Hoàng Sa, chỉ huy 4 chiếc thuyền câu vượt biển ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ như cũ.

Ngoài ra còn có các đội Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba cũng được giao nhiệm vụ hoạt động trong Biển Đông.

c. Nhà nước Việt Nam thời nhà Nguyễn tiếp tục sử dụng đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

Nguyễn Ánh đán.h bại Tây Sơn, thống nhất đất nước, tuy bận việc nội trị, vẫn tiếp tục quan tâm đến việc bảo vệ, quản lý và khai thác khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tháng 7 năm 1803, Vua Gia Long cho lập lại Hải đội Hoàng Sa: Lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa (theo Đại Nam Thực lục chính biên, đệ nhất kỷ, quyển 12).

Tháng Giêng năm Ất Hợi (1815) Vua Gia Long quyết định: Sai Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình… (Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ, q.50, tờ 6a).

Sang đời Vua Minh Mạng, việc đo đạc thủy trình chủ yếu giao cho thủy quân thực hiện.

Năm 1833, 1834, 1836 Vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công phái người ra Hoàng Sa để dựng Bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ:

“Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc.”

“Vua Minh Mạng đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm dấu mốc.”

Như vậy, suốt từ thời các Chúa Nguyễn đến thời nhà Nguyễn, Hải đội Hoàng Sa, Hải đội Bắc Hải, đã đi làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Những hoạt động này đã được các văn bản nhà nước ghi nhận, như: Châu bản của triều đình nhà Nguyễn, các văn bản của chính quyền địa phương như tờ lệnh, tờ tư, bằng cấp… hiện đang được lưu trữ tại các Cơ quan lưu trữ nhà nước.

Trong giai đoạn lịch sử này, có một chứng cứ hết sức quan trọng không thể không đề cập đến khi chứng minh Nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản lý thật sự, hiệu quả đối với hai quần đảo này. Đó là việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước lúc bấy giờ.

Thời Chúa Nguyễn, Hoàng Sa thuộc Thừa Tuyên, Quảng Nam hay Quảng Nghĩa (Ngãi), lúc là phủ khi thì trấn:

“Bãi Cát Vàng trong phủ Quảng Nghĩa” (sách Toàn tập Thiên nam Tứ chí lộ đồ thư); “Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa thuộc dinh Quảng Nam, huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh” (sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn).

Sang thời Tây Sơn, phủ Quảng Nghĩa đổi thành phủ Hòa Nghĩa. Thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi…

Những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa - Hình 4

Bản đồ cho thấy tình trạng chiếm đóng của các bên ở quần đảo Trường Sa so với EEZ của Việt Nam, Philippines và Mallaysia cũng như so với các đảo mà Pháp tuyên bố chủ quyền được Tiến sĩ Phan Văn Song minh họa. Quy ước màu icon: Hồng (hường): Việt Nam, đỏ: Trung Quốc, xanh: Philippines, xanh nhạt: Malaysia, gạch: Đài Loan, vàng: (chưa bên nào chiếm đóng). Đảo với tên màu vàng là đảo được Pháp tuyên bố chủ quyền năm 1933. Khoảng biển xanh quanh đảo/cụm đảo là lãnh hải cùa các đảo nổi. Ảnh: Facebook Song Phan.

Trong Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc hôm 12/7/2016, Hội đồng Trọng tài xác định khu vực đầm phá Scarborough là “ngư trường truyền thống” của ngư dân Philippines lẫn Trung Quốc.

Hoàng Sa hay Trường Sa cũng vậy, là ngư trường truyền thống của ngư dân và tàu thuyền các nước khác nhau tới đây hoạt động kinh tế, đán.h bắt ở khu vực này là điều bình thường. Nhưng điều đó không có ý nghĩa xác lập chủ quyền theo nguyên tắc “chiếm hữu thật sự”, “thụ đắc lãnh thổ” với tư cách nhà nước.

Còn việc xác lập chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo này với tư cách Nhà nước, thông qua các hoạt động của Nhà nước mà Hải đội Hoàng Sa, Hải đội Bắc Hải đã thực hiện là thực tế không thể phủ nhận.

Hiện Trung Quốc và các bên liên quan chưa đưa ra được bất cứ tài liệu nào chứng minh cho hoạt động “xác lập chủ quyền” thông qua việc chiếm hữu thực sự, thực thi chủ quyền với tư cách nhà nước, hòa bình, rõ ràng, liên tục qua các thờ kỳ lịch sử.

Thứ ba, hiện tại Nhà nước Việt Nam mới tuyên bố về nguyên tắc chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chưa công bố một cách chính thức phạm vi cụ thể của 2 quần đảo đến đâu, Nhà nước Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo đến đâu.

Chính điều này gây ra những thắc mắc, băn khoăn, thậm chí tranh cãi. Luận điểm của Giáo sư Ngô Vĩnh Long về vấn đề “chủ quyền” đối với các thực thể là bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở khu vực Trường Sa được nêu ra có lẽ cũng là vì thiếu những thông tin liên quan đến phạm vi 2 quần đảo.

Tuy nhiên đối với khu vực có tranh chấp hết sức phức tạp như Trường Sa, chúng ta duy trì tuyên bố về nguyên tắc là có lý do của mình. Nhưng tôi tin rằng các cơ quan chức năng đã chuẩn bị kỹ hồ sơ pháp lý về chủ quyền đối với 2 quần đảo để đàm phán và giải quyết tranh chấp với các nước.

Việc lúc nào công bố hồ sơ pháp lý với chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cần có sự tính toán kỹ. Chúng ta cũng chưa biết liệu phía Trung Quốc hay các bên liên quan còn tài liệu gì chưa công bố.

Chưa ngồi vào bàn đàm phán đã công bố hết những gì mình có, thiết nghĩ không phải cách làm hay.

Cần thận trọng xem xét các bằng chứng lịch sử để tìm ra bằng chứng có giá trị pháp lý

Cá nhân tôi đán.h giá rất cao và xin gửi lời cảm ơn Tiến sĩ Phan Văn Song đã chỉ ra vấn đề:

“Trao đổi lại với gs Ngô Vĩnh Long, tiến sĩ Trần Công Trục có dẫn Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer với diễn dịch rằng Krautheimer sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm hai đảo (Song Tử Đông, Song Tử Tây), Loại Ta, Thị Tứ` và các đảo phụ thuộc vào các đảo này vào tỉnh Bà Rịa.

Nếu chỉ dẫn riêng nghị định này không thôi thì có lẽ chưa đủ để nói rằng ngoài các đảo có kể tên được sáp nhập vào Bà Rịa (Vũng Tàu hiện nay) còn có thêm các đảo phụ thuộc vào các đảo này nữa. Bởi vì điều 1 của nghị định đó chỉ ghi như thế này:

“Article 1. – L’le dénommée Spartly et les lots Caye-d’ Amboine, Itu-Aba, Groupe de Deux-les, Loaito et Thi-Tu qui en dépendent, situés dans la mer de Chine sont rattachés à la province de Baria.”

Tạm dịch:

“Điều 1. Đảo có tên là Trường Sa và các đảo nhỏ An Bang (Caye-d’Amboine), Ba Bình (Itu-Aba), Nhóm đảo Song Tử (Groupe de Deux les, Loại Ta (Loaito) và Thị Tứ (Thi-Tu ) mà chúng phụ thuộc vào [đảo Trường Sa], nằm ở biển Đông được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa.”

Tiến sĩ Phan Văn Song không những dịch rất sát nội dung Điều 1 của Nghị định này, mà còn cất công tìm hiểu và tìm ra “Thông báo của Bộ Ngoại giao [Pháp] về việc chiếm đóng một số đảo của các đơn vị hải quân Pháp ngày 19 tháng 7 năm 1933″ trên Công báo nước Cộng Hoà Pháp ngày 26 tháng 7 năm 1933

(http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k6546978f/f46.item.zoom).

Trong 6 đảo và nhóm đảo mà Thông báo của Bộ Ngoại giao Pháp nêu ra, đều có cụm từ đi kèm “và các đảo phụ thuộc”. Điều này rất có ý nghĩa.

Cũng xin nói thêm rằng, Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 được xây dựng dựa trên các tuyên bố, công báo chính thức của Pháp mà một trong những ví dụ đã được Tiến sĩ Phan Văn Song, Tiến sĩ Dương Danh Huy tìm ra.

Tiến sĩ Phan Văn Song cũng đã củng cố thêm lập luận chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa thời Pháp thuộc qua một văn bản quan trọng:

“Luật số 49-733 sửa đổi tình trạng Nam Kì trong Liên hiệp Pháp” do Tổng thống Pháp Vincent Auriol ban hành ngày 04 tháng 6 năm 1949., bản đăng trên công báo Pháp ngày 5 tháng 6 năm 1949.

Tôi xin giới thiệu thêm một số tư liệu để khẳng định vai trò của Cộng hòa Pháp với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại tiếp tục thực thi chủ quyền với Trường Sa đã được Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng đăng tải:

“Năm 1925, theo Khâm Sứ Trung kỳ LeFol viết trong thư ngày 22 tháng 1 năm 1926 gởi cho Toàn quyền Đông Dương, người Pháp bắt đầu nghiên cứu sâu quá trình xác lập chủ quyền của “vương quốc Việt Nam” tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Bản ghi chú cho Vụ Châu Á Đại Dương ngày 15 tháng 5 năm1950, Cố vấn Pháp Luật Bộ Ngoại giao Pháp đã viết rất rõ: “Việc chiếm hữu quần đảo Spartley do Pháp tiến hành năm 1931-1932 là nhân danh Hoàng đế “An Nam”.

Trong trường hợp này cái danh nghĩa duy nhất mà Pháp đòi hỏi ở đây là việc thực thi chủ quyền có từ trước, là những danh nghĩa của “An Nam”, và với tư cách là nước bảo hộ, chịu trách nhiệm về các quan hệ đối ngoại của “An Nam”, Pháp có thể sử dụng các quyền đó để chặn các nước thứ ba, và có thể nhận được xét xử quốc tế việc thừa nhận các quyền nói trên.

Tuy nhiên như tôi đã nói ở trên, do nhiều nguyên nhân chúng ta chưa chính thức công bố đầy đủ hồ sơ pháp lý chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trong đó có những tính toán chiến lược trên bàn đàm phán sau này.

Mặt khác đất nước chúng ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, nhiều thư tịch, văn bản tài liệu quan trọng có thể bị thất lạc. Cho nên những thông tin nêu trên vẫn còn thiếu các bằng chứng đi kèm như những bằng chứng Tiến sĩ Phan Văn Song, Tiến sĩ Dương Danh Huy đã tìm được.

Do đó cá nhân tôi càng đán.h giá cao những nỗ lực của hai học giả người Việt ở nước ngoài này đã và đang làm cho Tổ quốc.

Tôi cũng hy vọng rằng đội ngũ nghiên cứu người Việt trong và ngoài nước sẽ tiếp tục tìm kiếm những bằng chứng có giá trị pháp lý khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để làm dày thêm hồ sơ pháp lý, tăng hiệu quả đấu tranh trên bàn đàm phán hay thông qua các cơ quan tài phán sau này.

Kinh nghiệm từ hoạt động đàm phán phân định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc

Quan tâm, trăn trở về vận mệnh và tiề.n đồ của quốc gia, dân tộc, trong đó có độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích hợp pháp khác của đất nước dường như đã là một phần trong má.u của mỗi người Việt Nam bình thường, trong đó không thể không kể đến đội ngũ học giả, các nhà nghiên cứu.

Do đó trước mỗi vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ, quyền lợi quốc gia dân tộc dư luận quan tâm, giới chuyên môn cùng nghiên cứu, mổ xẻ các góc cạnh khác nhau để bảo vệ tốt nhất chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của đất nước là điều rất đáng mừng.

Cá nhân tôi chỉ xin lưu ý một điểm duy nhất và cũng quan trọng nhất, đó là tính “hợp pháp” của các yêu sách. Trên cơ sở đó xác định bản chất các vấn đề tranh chấp là gì, tìm ra hệ thống luật pháp và thực tiễn quốc tế được lấy làm căn cứ giải quyết, sau đó mới xét đến bằng chứng.

Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, mỗi một hồ sơ pháp lý bao giờ cũng có điểm mạnh, điểm yếu và cả những điểm mờ của nó. Vì có những điểm mờ không đủ căn cứ và bằng chứng pháp lý để bảo vệ, mới tạo ra những tranh chấp.

Do đó với đội ngũ các nhà nghiên cứu, nhiệm vụ đặt ra là làm sao củng cố tốt nhất hồ sơ pháp lý của chúng ta đối với chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời cũng phải tìm ra những điểm yếu mà đối phương có thể “tấ.n côn.g” vào trên bàn đàm phán, từ đó có kế sách ứng phó.

Đối với người dân quan tâm tới vấn đề biên giới lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và các lợi ích hợp pháp của dân tộc nên có cái nhìn bình tĩnh, tìm hiểu thấu đáo căn cứ pháp lý thông qua các bài phân tích, mổ xẻ của các học giả để có cái nhìn toàn cảnh, đúng đắn và thấy được bản chất, mấu chốt vấn đề.

Khi đàm phán hoạch định biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, sau nhiều cuộc đàm phán hai bên mới xác định lấy Công ước Hoạch định biên giới Pháp – Thanh 1887 và Công ước Bổ sung Công ước Hoạch định biên giới Pháp – Thanh năm 1895 làm căn cứ để đàm phán, phân định.

Do đó mọi tài liệu để chứng minh lập luận của mỗi bên, kể cả bàn đồ và thư tịch cũng phải nằm trong phạm vi điều chỉnh của 2 Công ước này, chỉ có như thế hai bên mới có thể tìm được tiếng nói chung.

Cho dù là một điều ước quốc tế có giá trị về biên giới lãnh thổ, nhưng do hạn chế của bối cảnh lịch sử, trình độ kỹ thuật và địa bàn phức tạp ngoài thực địa, có thể có những hạn chế nhất định, nhưng 2 Công ước này vẫn là văn bản pháp lý có giá trị và ý nghĩa cao nhất để hai bên lấy làm căn cứ đàm phán.

Bởi vậy mới xuất hiện một thực tế là nhiều địa danh vốn gắn liền với người Việt trong các thư tịch lịch sử, văn học, thơ ca và đi vào tiềm thức qua nhiều thế hệ, nhưng đến khi ra bàn đàm phán, căn cứ theo đúng nguyên tắc pháp lý hai bên đã thỏa thuận thì chúng ta không đủ căn cứ để bảo vệ, cho dù trước đó má.u của đồng bào và chiến sĩ đã đổ xuống để giữ lấy.

Muốn có một biên giới hòa bình, ổn định, công bằng và hợp pháp, chúng ta phải có cái nhìn thực sự khoa học, khách quan và cầu thị, dùng các căn cứ pháp lý cao nhất mà hai bên xác định để soi chiếu.

Những khu vực tranh chấp nào chúng ta không đủ căn cứ pháp lý để bảo vệ, thì phải xử lý theo các nguyên tắc và thông lệ của công pháp quốc tế đã được thống nhất từ trước để giải quyết. Do đó không thể gọi việc hai bên nhân nhượng nhau theo các nguyên tắc pháp lý đã xác định là “để mất đất” cho phía bên kia.

Chúng ta đã có quá nhiều bài học kinh nghiệm, trăn trở, day dứt và thậm chí là những luồng dư luận khác nhau về Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Sông Bắc Luân, Núi Đất…

Trong tương lai khi đàm phán về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chắc chắn chúng ta cũng sẽ gặp những tình huống tương tự.

Vì vậy càng phải chuẩn bị công phu, kỹ càng, thận trọng các hồ sơ pháp lý. Vai trò của đội ngũ nghiên cứu người Việt trong và ngoài nước cùng nhau làm dày thêm hồ sơ pháp lý của chúng ta là vô cùng quan trọng.

Bởi chiến tranh, bởi những biến cố trong lịch sử quốc gia dân tộc chúng ta đã dẫn đến việc thất lạc nhiều tài liệu và bằng chứng pháp lý quan trọng, đòi hỏi nỗ lực rất lớn mới có thể tìm kiếm, thu thập được chúng.

Đây chính là bài học quan trọng rút ra từ quá trình đàm phán, phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc mà cá nhân tôi nghĩ rằng vẫn còn mang đậm tính thời sự trong bối cảnh ngày nay.

Nắm chắc hệ thống nguyên tắc này, mỗi chúng ta sẽ không ngỡ ngàng trước những thông tin và tài liệu khác nhau trên internet về chủ quyền lãnh thổ, để có cái nhìn thấu đáo, thấy được bản chất vấn đề.

Thiết nghĩ đó chính là cách góp phần tốt nhất bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia trong bối cảnh khu vực có nhiều biến động như hiện nay, trong khi thông tin và dư luận đa chiều bủa vây, tràn ngập không gian ảo.

Theo Giáo Dục

Trung Quốc ra mắt trang web tuyên truyền sai trái về Biển Đông

Bắc Kinh hôm nay cho ra mắt trang web tuyên truyền những thông tin sai lệch về chủ quyền Biển Đông bằng tiếng Trung Quốc.

Trung Quốc ra mắt trang web tuyên truyền sai trái về Biển Đông - Hình 1

Đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc bồi lấp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS

Theo China News, trang mạng tuyên truyền về Biển Đông này do Trung tâm Thông tin thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) chỉ đạo thiết kế. Trang mạng sử dụng 6 tên miền.

Thạch Thanh Phong, phát ngôn viên SOA, cho biết trang mạng nói trên gồm các mục: Nhận thức Biển Đông, động thái mới ở Biển Đông, tư liệu lịch sử, bình luận quan điểm, quy định chính sách, giao lưu hợp tác, sự kiện lớn, tài liệu Biển Đông.

SOA lập ra trang web này nhằm tuyên truyền cái gọi là chủ quyền, chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, cung cấp cái gọi là "chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý" nhằm khẳng định chủ quyền phi lý đối với Biển Đông.

Trung Quốc dự kiến ra mắt phiên bản bằng tiếng Anh của trang web vào cuối năm nay.

Trong một diễn biến liên quan, Bắc Kinh hôm qua ban hành bản diễn giải về cái gọi là "các vùng biển của Trung Quốc" ở Biển Đông, dọa phạt tù một năm với những hoạt động đán.h bắt tại đây. Động thái trên được cho là nhằm giúp Bắc Kinh tăng cường khả năng kiểm soát ở Biển Đông.

Bắc Kinh bên cạnh đó còn đang tìm cách chống lại các phán quyết liên quan đến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc ở Biển Đông.

Tòa Trọng tài Thường trực do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan, hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra nhằm đòi chủ quyền đối với Biển Đông. Tòa nêu rõ việc Trung Quốc cải tạo phi pháp đảo nhân tạo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Hành động này cũng không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý như Trung Quốc đòi hỏi.

Việt Nam hoan nghênh việc Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" và bảo lưu quyền chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Quốc Trung

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
10:54:59 28/09/2024
Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine
11:21:31 28/09/2024
Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc
22:08:53 28/09/2024
Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người
07:21:36 29/09/2024
Ông Trump cảnh báo nguy cơ xung đột Ukraine leo thang thành Thế chiến 3
16:49:50 28/09/2024
Sập mỏ vàng ở Indonesia, 15 người thiệ.t mạn.g
07:43:40 28/09/2024

Tin đang nóng

Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều
23:20:55 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
19:44:00 29/09/2024
Vợ cũ Bằng Kiều: "Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ"
23:18:15 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh đang hẹn hò với bạn diễn kém tuổ.i, nhà trai liên tục để lộ bằng chứng tình cảm "rõ mồn một"?
20:35:10 29/09/2024
'Đệ nhất mỹ nam' Jo In Sung: Lẻ bóng tuổ.i 43, bị đồn yêu Song Hye Kyo
22:11:27 29/09/2024

Tin mới nhất

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Không ngừng nỗ lực cứu Trung Đông khỏi một cuộc chiến toàn diện

21:08:50 29/09/2024
Trong những ngày qua, cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục những nỗ lực không ngừng nghỉ để hạ nhiệt căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon, vốn đang đẩy Trung Đông đến gần hơn với một cuộc chiến toàn diện.

ADB dự báo kinh tế Mông Cổ tăng trưởng bền vững đến năm 2025

13:30:37 29/09/2024
Tuy nhiên, rủi ro cho tăng trưởng có thể đến như suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc, chậm mở rộng mỏ Oyu Tolgoi và gián đoạn nguồn cung do căng thẳng địa chính trị và khí hậu.

Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'

13:28:42 29/09/2024
Ngày 25/9, sau sự kiện Meta Connect 2024, cổ phiếu Meta tăng 0,9% và đóng cửa phiên giao dịch ở mức cao kỷ lục là 568,31 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, đến ngày 29/9, cổ phiếu này giảm xuống còn 567,36 USD/cổ phiếu

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

Giao tranh buộc trên 50.000 người tại Liban di tản sang Syria

07:29:29 29/09/2024
Theo UNHCR, tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở Liban hiện đã lên tới 211.319 người, trong đó số người di dời kể từ khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào ngày 23/9 là 118.000 người.

Rơi trực thăng tại Pakistan, 6 người thiệ.t mạn.g

07:09:01 29/09/2024
Tổng cộng trên trực thăng có 14 người, bao gồm 2 phi công người Nga. Vụ ta.i nạ.n đã làm 6 hành khách t.ử von.g tại chỗ, 8 người bị thương nặng.

Trọng trách để 'Nhật Bản trở lại'

07:06:30 29/09/2024
Giáo sư chính trị của Đại học Tokyo Yu Uchiyama nhận định ông Ishiba có thể sẽ thể hiện tốt trong cuộc đối đầu sắp tới tại quốc hội với lãnh đạo phe đối lập.

Lật tàu ngoài khơi Tây Ban Nha khiến 9 người thiệ.t mạn.g, 48 người mất tích

07:02:06 29/09/2024
Vào thời điểm vụ việc xảy ra trên tàu có 84 người. Sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ ngoài khơi đảo El Hierro, lực lượng cứu hộ đã giải cứu được 27 người.

Lũ lụt và lở đất khiến 28 người thiệ.t mạn.g và mất tích ở Nepal

06:30:59 29/09/2024
Lở đất đã chặn một số đường cao tốc khiến hàng trăm du khách bị mắc kẹt. Tất cả các chuyến bay nội địa từ Kathmandu đã bị hủy từ tối 27/9. Cục Khí tượng Thủy văn dự báo mưa lớn sẽ kéo dài đến ngày 29/9.

Giảm mạnh thuế, Ấn Độ tăng xuất khẩu gạo

06:28:31 29/09/2024
Gạo đồ là loại gạo mà phần thóc được ngâm trong nước nóng rồi mới được gia công chế biến. Không chỉ gạo đồ, thuế xuất khẩu đối với gạo lứt cũng được giảm xuống còn 10%. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.

Iran tăng cường đảm bảo an ninh cho nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei

06:23:03 29/09/2024
Theo tuyên bố của quân đội Israel, Không quân Israel (IAF) đã tấ.n côn.g các mục tiêu của Hezbollah ở khu vực Beqaa phía Đông và các khu vực khác ở miền Nam Liban.

Có thể bạn quan tâm

Em trai khoe lương trăm triệu, tôi ngỏ ý mượn xây nhà thì em đưa cuốn sổ dày cộm và thú nhận một chuyện ngang trái

Góc tâm tình

05:32:29 30/09/2024
Giờ sự thật bị vỡ lỡ, không biết bố mẹ tôi có chấp nhận được không? Tuấn, em trai tôi, luôn là niềm tự hào của bố mẹ. Sau khi tốt nghiệp đại học, Tuấn ở lại thành phố làm việc.

Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh

Sao châu á

23:26:37 29/09/2024
Trong những bức ảnh cũ đang được dân cư mạng truyền tay nhau, Triệu Lệ Dĩnh thời còn phèn có ngoại hình kém sắc, đường nét trên gương mặt chưa thực sự nổi bật.

Thái độ không ngờ của bà Phạm Kim Dung khi chạm mặt với Hoa hậu Lê Hoàng Phương

Sao việt

23:11:23 29/09/2024
Mối quan hệ giữa Hoa hậu Lê Hoàng Phương và bà Phạm Kim Dung đang nhận được sự quan tâm giữa lúc vướng tin đồn trục trặc .

Tử vi ngày 30/9/2024: Dần may mắn, Mùi hào phóng không cần thiết

Trắc nghiệm

23:08:37 29/09/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 30/9/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.