Nhóm vệ sĩ chặn đường, điều tiết cho đoàn xe đám cưới gây xôn xao ở Thanh Hóa
Một nhóm vệ sĩ đi trên nhiều xe máy chặn đường, điều tiết giao thông cho đám cưới gây xôn xao ở Thanh Hóa.
XEM CLIP
Sáng 29/11, trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo Đội Cảnh sát giao thông – Trật tự (Công an TP Thanh Hóa) cho biết, các cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ việc liên quan đến công ty vệ sĩ chặn đường, điều tiết giao thông cho đám cưới ở TP Thanh Hóa.
Nhóm vệ sĩ chặn đường, điều tiết giao thông cho đám cưới tại ngã tư ở TP Thanh Hóa. Ảnh: Cắt từ camera an ninh
Theo đó, đoạn video được camera an ninh ghi lại một nhóm người mặc áo của công ty vệ sĩ đi trên nhiều xe máy chặn đường, điều tiết giao thông cho đoàn xe đám cưới lưu thông qua ngã tư đại lộ Lê Lợi giao với đường Trần Phú ở TP Thanh Hóa.
Thông tin ban đầu, sự việc trên diễn ra vào khoảng 16h10 ngày 24/11, khi một đám cưới có nhiều xe sang lưu thông trên tuyến đại lộ thì được nhóm vệ sĩ đi trên xe máy đi trước cầm dùi cui dẹp đường.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an thành phố Thanh Hóa đã phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa vào cuộc xác minh, làm rõ.
Đoàn xe 'hổ vồ' từ 7 mỏ khoáng sản cày nát tuyến đường do dân góp tiền làm
Mỗi ngày có cả trăm lượt xe tải chở đất, đá từ 7 mỏ khoáng sản trên địa bàn 2 xã Hà Đông và Hà Sơn (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) đi ra cùng một tuyến đường do dân đóng góp, khiến đoạn đường này hư hỏng nghiêm trọng.
Theo phản ánh của người dân, tuyến đường nối giữa hai xã Hà Đông với xã Hà Sơn (hay còn gọi là đường Đông Sơn) có chiều dài khoảng 4km. Đây là tuyến đường do người dân đóng góp làm từ năm 2008. Tuy nhiên, nhiều năm nay do lượng xe chở đất, đá quá nhiều khiến mặt đường hư hỏng, xuống cấp trầm trọng.
Một trong số 7 mỏ khoáng sản tại xã Hà Sơn và Hà Đông. Ảnh: Lê Dương
Ông Dương Văn Hinh (SN 1967, thôn Thành Môn, xã Hà Đông) cho biết, tuyến đường Đông Sơn do người dân của hai xã đóng góp với mức 400 nghìn đồng/khẩu để làm. Mặt đường đổ nhựa cấp phối, nhưng 3 năm trở lại đây, nhiều xe tải (loại Howo) liên tục chở đất, đá đã "cày" nát cả tuyến đường này.
"Ở xã Hà Sơn có 4 mỏ đá đang hoạt động, tại xã Hà Đông có 3 mỏ (2 mỏ đá, 1 mỏ đất), tất cả xe đều đi ra con đường Đông Sơn. Mỗi ngày đoạn đường này có cả trăm lượt xe tải qua lại khiến mặt đường hư hỏng, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ trâu. Mùa mưa nơi đây lầy lội, mùa nắng thì bụi mù mịt khiến người dân đi qua đoạn đường này khổ sở", ông Hinh bức xúc nói.
Cây cối dọc tuyến đường bị phủ một lớp bụi trắng xóa. Ảnh: Lê Dương
Cũng theo ông Hinh, không chỉ hư hỏng đường, mà các loại xe tải đua nhau chạy tiềm ẩn tai nạn giao thông. Cây cối, hoa màu của người dân không thể phát triển được bởi lớp bụi dày đặc, bám trắng xóa trên lá.
Theo người dân ở thôn Kim Sơn, năm ngoái dân nơi đây phải dùng thùng phuy, đá, gỗ... để chặn xe. Sau đó các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã bỏ gần một tỷ đồng để thảm lại đường cho dân, được khoảng 1km.
Mỗi ngày có cả trăm lượt xe tải đi qua tuyến đường này. Ảnh: Lê Dương
Mặc dù đã được tưới nước nền đường nhưng bụi vẫn mù mịt. Ảnh: Lê Dương
Người dân lưu thông qua đoạn đường gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Lê Dương
Một lãnh đạo xã Hà Đông xác nhận, năm 2006, nhân dân 2 xã Hà Đông và Hà Sơn đóng góp tiền 400 nghìn đồng/khẩu để làm tuyến đường này. Sau khi các mỏ khoáng sản đi vào hoạt động, tuyến đường bị hư hỏng, doanh nghiệp (chủ mỏ) đã hỗ trợ tiền để sửa chữa. Tuy nhiên, từ năm ngoái đến nay lượng xe tải vào chở đất nhiều khiến đoạn đường tiếp tục hư hỏng trầm trọng.
Ông Hinh bức xúc vì tuyến đường do dân đóng góp tiền để làm đã bị xe chở đất, đá làm hư hỏng. Ảnh: Lê Dương
Mặt đường nham nhở. Ảnh: Lê Dương
"Ngoài 7 mỏ đang khai thác, hiện tỉnh Thanh Hóa cũng đã chấp thuận chủ trương cho 3 mỏ đất (1 mỏ tại xã Hà Đông và 2 mỏ tại xã Hà Sơn). Nếu cả 3 mỏ đất này đi vào hoạt động thì tổng cộng nơi đây có 10 mỏ khoáng sản, như vậy tuyến đường này không khác gì một đại công trường", một vị lãnh đạo xã chia sẻ.
Lá cây bám đầy bụi. Ảnh: Lê Dương
Biển báo giao thông cũng bị đổ nghiêng. Ảnh: Lê Dương
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Trung cho biết, qua các lần họp, cử tri cũng đã phản ánh về vấn đề này. Huyện đã chỉ đạo các đơn vị khai thác khoáng sản khắc phục tình trạng trên. Các đơn vị cũng đã hứa sửa chữa lại đoạn đường hư hỏng. Tuy nhiên, các đơn vị nói đang khó khăn nên chưa triển khai được và hứa sẽ khắc phục sớm.
"Huyện đã báo cáo với tỉnh về vấn đề này, chúng tôi cũng đang đề xuất vốn để sửa chữa, nâng cấp tuyến đường này. Khi đó, nếu làm hư hỏng đường, các đơn vị khai thác khoáng sản phải cam kết sửa chữa lại", ông Dũng cho biết.
Vụ đòi lột đồ hai cô gái vì nghi trộm tiền: Người nhà chú rể khai gì? Một số người nhà chú rể có mặt tại đám cưới đã nghi ngờ hai cô gái làm nghề trang điểm trộm tiền nên đưa vào phòng kín lục soát vali và đòi lột đồ để kiểm tra. Ngày 24/11, thông tin từ Công an xã Mỹ Tịnh An (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) cho biết, đã làm việc đối với nhóm...