Nhờ nhà nội trông cháu, tôi ngã ngửa với lời nói quá quắt của mẹ chồng
Tôi không ngờ gia đình chồng coi trọng chuyện tiền bạc hơn cả tình thương dành cho con cháu.
Vợ chồng tôi cưới nhau cách đây 5 năm, vì vấn đề kinh tế nên kế hoạch một thời gian để ổn định cuộc sống. Sau 3 năm, gia đình hai bên giục giã nhiều nên vợ chồng tôi quyết định sinh con sớm hơn dự định.
Tuy nhiên, chúng tôi không thể có thai tự nhiên. Qua thăm khám, bác sĩ cho biết, sức khỏe sinh sản của hai vợ chồng đều bình thường. Thế nhưng, không hiểu vì sao chuyện có con khó khăn như vậy.
Khi đối diện với áp lực sinh con, chúng tôi đã nhờ đến biện pháp can thiệp để mang thai. Chi phí sau hai lần thực hiện khá lớn, tôi và chồng không còn nhiều tiền tiết kiệm. Thời gian gần đây, công việc của chúng tôi không mấy thuận lợi, lương bị giảm do công ty khó khăn. Vì vậy, số tiền “dắt túi” để lo cho con cũng vơi dần.
Tôi chỉ còn hơn hai tháng nữa là sinh con. Với tình hình tài chính hiện tại, hai vợ chồng nhắc nhau tiết kiệm các khoản chi tiêu không cần thiết. Vì chúng tôi hiểu, sau khi sinh con sẽ có rất nhiều khoản phát sinh mà cha mẹ không thể lường trước được.
Điều khiến hai đứa lo lắng nhất là chuyện ai đảm nhận việc trông con sau khi tôi đi làm lại. Ông bà hai bên đều khỏe mạnh. Thế nhưng, mẹ chồng tôi còn bận buôn bán ở cửa hàng tạp hóa. Còn mẹ đẻ phải chăm sóc ruộng rau và việc buôn bán ở chợ, đây là kế sinh nhai của ông bà.
Mẹ chồng khiến tôi thất vọng và buồn rầu (Ảnh minh họa: IT).
Nhà chồng rất quý con dâu nhưng về chuyện tiền nong khá kỹ lưỡng và tính toán. Tôi cảm thấy trong suy nghĩ nhà chồng, bất cứ chuyện gì cũng có thể quy ra được bằng tiền.
Sau khi sinh con, mẹ đẻ chắc chắn sẽ lên thành phố chăm con gái và cháu khoảng 2-3 tháng. Tuy nhiên, bà không thể ở lâu dài vì còn rất nhiều việc. Trong khi đó, gia đình bên chồng cách nhà tôi chỉ 3km, đi lại sẽ tiện hơn. Tôi luôn quan niệm, con gái lấy chồng gắn bó với nhà nội. Vì vậy, trách nhiệm của nhà chồng nhiều hơn là điều dễ hiểu.
Tôi biết mẹ chồng bận rộn với cửa hàng tạp hóa nhưng khi con dâu sinh đẻ, bà nên có trách nhiệm. Tuy cửa hàng đông khách, vẫn có thể thuê nhân viên bán hàng.
Video đang HOT
Nếu như kinh tế dư dả có thể thuê được giúp việc, tôi không lo lắng và cậy nhờ ai. Trong hoàn cảnh hiện tại, vợ chồng tôi không còn cách nào khác là nhờ sự giúp đỡ của ông bà hai bên được ngày nào hay ngày đó.
Thời gian dự sinh đang đến gần, tôi nói với bố mẹ chồng về chuyện hỗ trợ bế cháu trong khoảng 6 tháng sau khi con dâu đi làm. Tôi mong muốn mẹ chồng có thể đến căn hộ của vợ chồng tôi một thời gian để trông cháu thuận tiện hơn. Mặc dù kinh tế của vợ chồng tôi không mấy dư dả, lo cho bà ăn 3 bữa đầy đủ không phải là quá sức.
Trái với mong đợi của tôi, mẹ chồng cho rằng, vợ chồng đã sinh con phải có trách nhiệm trông con. Nếu không thể trông con thì nên thuê giúp việc. Trong trường hợp muốn nhờ mẹ chồng trông hộ, mỗi tháng phải trả 6 triệu đồng.
Mẹ chồng cho biết, khi tới trông cháu, việc kinh doanh hàng tạp hóa bị ảnh hưởng. Chưa kể hiện nay, các giúp việc trông trẻ sơ sinh đã nhận mức lương 7-8 triệu đồng, thậm chí cao hơn tùy theo tính chất công việc. Cho nên, mẹ chồng tôi lấy mức tiền công 6 triệu đồng/tháng là thấp hơn thị trường.
Bố chồng tôi đứng về phía mẹ chồng và khẳng định chuyện bế trẻ con không dễ dàng. Vì vậy, bố chồng nhận thấy mẹ yêu cầu như vậy không có gì là sai.
Tôi biết có cố gắng thuyết phục cũng không nhận được sự giúp đỡ từ bố mẹ chồng. Mẹ đẻ của tôi tức giận khi nghe con gái kể lại. Cả gia đình tôi đánh giá, thái độ bên nội như vậy là quá quắt, không thương con.
Có lẽ trên đời này, chỉ mẹ chồng tôi mang suy nghĩ đòi tiền lương khi trông cháu. Tôi không khỏi buồn rầu và thất vọng.
Nếu chấp nhận trả lương cho mẹ chồng, các khoản khác phải giảm triệt để. Thực lòng, tôi không muốn trả lương, vì làm như vậy không khác gì con cái trả phí để mua tình thương mà lẽ ra bố mẹ chồng phải dành cho con cháu trong nhà.
Ly hôn chồng chỉ sau đám cưới một tuần vì không chịu nổi cuộc sống cực khổ
Anh là công nhân xây dựng, thu nhập không cao nên không thể chăm lo cuộc sống cho vợ chu đáo như nhiều ông chồng khác.
Cách đây ít lâu, một người đàn ông Indonesia buồn rầu chia sẻ trên mạng xã hội TikTok về việc anh và vợ vừa mới làm thủ tục ly hôn. Điều khiến mọi người kinh ngạc là cuộc hôn nhân này chỉ mới kéo dài được một tuần.
Theo lời kể của người chồng, anh là công nhân xây dựng, thu nhập không cao nên không thể chăm lo cuộc sống cho vợ chu đáo như nhiều ông chồng khác. Mỗi ngày, anh chỉ có thể đưa cho vợ 30.000 IDR (khoảng 48.000 đồng) để cô lo các khoản chi tiêu trong gia đình và đi chợ mua đồ ăn.
Sau 1 tuần chung sống, cô vợ cảm thấy không chịu nổi cuộc sống cực khổ và thiếu thốn như vậy thêm nữa nên quyết định ly hôn.
Người đàn ông đau buồn vì vợ đòi ly hôn sau khi hai người kết hôn được 1 tuần.
Trong video đăng tải lên TikTok, người đàn ông đau khổ nói: "Tôi biết tôi không thể cho vợ quá nhiều nhưng chúng tôi mới kết hôn được 1 tuần. Bây giờ chúng tôi đã ly hôn rồi, tôi không biết phải làm sao nữa".
Đoạn video của người đàn ông nhanh chóng nhận được sự quan tâm đặc biệt của cư dân mạng với nhiều ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng cô vợ đòi ly hôn là đúng vì người đàn ông quá kém cỏi, số tiền chi tiêu trong nhà như vậy quá ít. Một số khác lại khuyên người đàn ông đừng chán nản, hãy biến việc đó thành động lực, cố gắng làm việc và kiếm tiền để chất lượng cuộc sống tốt hơn.
- "30.000 IDR thì mua được cái gì chứ. Có ăn cơm với rau thì mới đủ thôi, nhưng vẫn còn phải trả tiền ga, điện, nước. Sau có con nữa thì cả hai sống sao, cô ấy bỏ đi cũng đúng thôi".
-"Chẳng nhẽ trước khi kết hôn người phụ nữ kia không biết hoàn cảnh của chồng như thế nào à? Đã cưới nhau thì có nghĩa là cô ấy chấp nhận, vậy thì nên cùng chồng cố gắng chứ?".
- "Đừng buồn nữa anh bạn. Đồng tiền giúp chúng ta nhìn thấu lòng người. Hãy biến nỗi đau thành động lực để cố gắng kiếm tiền, rồi một ngày cô ta sẽ phải hối hận thôi"...
Gia đình muốn hạnh phúc thì không thể xem nhẹ chuyện tiền bạc
Tiền chưa chắc đã mang lại được hạnh phúc, nhưng thiếu tiền thì hạnh phúc gia đình chắc chắn sẽ bị đe dọa. Áp lực về kinh tế có thể dẫn đến căng thẳng và xung đột, ngay cả với những cặp vợ chồng được xem là hạnh phúc nhất.
Quan điểm tiêu tiền khác nhau
Những vợ chồng gặp khó về tài chính thường không có chung tầm nhìn tổng thể. Họ quan niệm khác nhau về thế nào là khoản quan trọng, thế nào là chi tiêu khôn ngoan hoặc có ý tưởng khác nhau. Điều này khiến quan hệ vợ chồng gặp vấn đề ngay từ đầu, tồi tệ hơn theo thời gian.
Trên thực tế, tranh cãi về tiền bạc là một trong những những nguyên nhân chính dẫn các đôi ra tòa, đặc biệt là những đôi mới kết hôn. Ảnh minh hoạ
Không xây dựng mục tiêu tài chính
Vợ chồng bạn thiết lập kế hoạch tài chính, cam kết và sẵn sàng thực hiện, nhưng sau đó không có hành động nào. Không thể biến kế hoạch thành hành động, các cặp vợ chồng lại trở về với thói quen cũ, dễ dẫn đến tranh cãi tiền bạc.
Một trong hai người chi tiêu quá mức
Vấn đề này bắt nguồn từ việc thiếu thông tin kết nối tài chính. Một trong hai không biết số tiền chung đang được chi tiêu thế nào hoặc thậm chí số tiền thực sự để duy trì hoạt động của gia đình. Họ chỉ tiêu tiền theo nhu cầu, thậm chí vượt quá nhu cầu.
Niềm tin cổ hủ về tiền bạc
Nhiều người vẫn giữ quan điểm lạc hậu về tiền bạc, tác động lâu dài đến cách họ xử lý tài chính. Ví dụ, có quan niệm "đàn ông lo kinh tế", điều này khiến nhiều phụ nữ không được chuẩn bị kỹ năng, kiến thức cho các vấn đề tài chính khi trưởng thành.
Tương tự, nhiều đôi không nói về tiền bạc khi hẹn hò, cho rằng nó không phải chủ đề vui vẻ hay lãng mạn. Vì vậy, họ chẳng có kế hoạch nào trước khi phải quản lý tiền bạc cùng nhau.
Một người phải giải quyết tất cả vấn đề tài chính
Trong một số cuộc hôn nhân, vợ hoặc chồng có thể không giỏi về các con số hoặc không đủ tự tin đối mặt với thách thức tài chính. Theo thời gian, người còn lại phải gánh vác tất cả và đưa ra mọi quyết định. Điều này có thể gây căng thẳng thêm trong hôn nhân và thậm chí dẫn đến oán giận vì cảm giác gánh vác.
Mẹ chồng cũ già yếu bất ngờ tới thăm, tôi chưa kịp hả hê đã phải bật khóc khi bà đưa cho bọc tiền vàng Mẹ chồng tôi gầy gò, tiều tụy khác hẳn với hồi còn hay chèn ép con dâu. Tôi năm nay 34 tuổi, đã ly hôn chồng cách đây mấy năm. Trong đời sống hôn nhân, tôi và chồng từ trước khi cưới đã thỏa thuận với nhau một nguyên tắc đó là việc to hay nhỏ đều phải chia sẻ với nhau. Tôi...