Nhiều ý kiến trái chiều về dịch vụ ‘chia sẻ giường ngủ’ ở loạt nước phát triển
Chi phí thuê nhà tăng cao đã khiến nhiều người cho thuê nhà tại Anh, Australia, Canada và Mỹ sáng tạo ra dịch vụ cho thuê giường ngủ.
Trả 900 USD một tháng để dùng chung giường với một người hoàn toàn xa lạ là điều mà một số người đã và đang làm. Chi phí thuê nhà tăng vọt đã làm nảy sinh dịch vụ cho thuê giường ngủ và sắp xếp giờ ngủ giữa chủ phòng và người thuê để tiết kiệm tiền thuê nhà.
Trong một video trên TikTok, nhà môi giới bất động sản Anya Ettinger (Toronto, Canada) chia sẻ một bài đăng cho thuê có tiêu đề “Chia sẻ phòng ngủ trong một căn hộ chung cư nhìn ra hồ ở trung tâm thành phố”, với mức phí là 900 USD một tháng trên Facebook Marketplace. Anya nói: “Ngay khi bạn nghĩ rằng thị trường Toronto không thể tệ hơn được nữa thì dịch vụ kỳ lạ này xuất hiện”.
Video của Anya Ettinger nhanh chóng lan truyền, thu hút hơn 611.300 lượt xem, 39.700 lượt thích và 1.673 bình luận tính đến chiều 21/11.
Dịch vụ cho thuê giường ngủ dần trờ nên phổ biến trong bối cảnh lạm phát.
Ảnh: Today Online
Đây không hẳn là một xu hướng mới vì dịch vụ này đã trở nên phổ biến ở Australia vào đầu năm nay.
Với hình thức “chia sẻ giường ngủ”, những người thuê chung giường thường đặt ra lịch ngủ rõ ràng để tránh những cuộc gặp gỡ khó xử có thể xảy ra.
Kênh SBS World News đưa tin một sinh viên 19 tuổi có nickname “Priyanka” chia sẻ rằng cô đã sử dụng dịch vụ “chia sẻ giường ngủ” với một lái xe tải làm việc ca đêm.
Cô chia tiền thuê phòng với tài xế này và trả 600 USD một tháng để ngủ trên giường vào ban đêm. Còn người lái xe sẽ ngủ vào ban ngày sau khi đi làm về.
Video đang HOT
Chi phí sinh hoạt ở Australia tăng cao đã khiến nhiều sinh viên và thanh niên như “Priyanka” sử dụng những phương pháp độc đáo như vậy để tiết kiệm tiền.
Trang Business Insider cho biết, một cuộc khảo sát năm 2021 với 7.000 sinh viên quốc tế ở Sydney và Melbourne cho thấy 3% sử dụng dịch vụ thuê chung giường ngủ để tiết kiệm chi phí thuê nhà.
Tuy nhiên, cũng có những sự cố. Một người đã chia sẻ trải nghiệm không may khi đến xem một nơi quảng cáo cung cấp dịch vụ này. Quảng cáo cho biết giá một phòng ngủ là 1.603 USD, nhưng hóa ra đó là căn hộ một phòng ngủ và người đàn ông 60 tuổi cho thuê muốn dùng chung giường.
Do đó, đã có một số người đặt câu hỏi về ý định của chủ nhà và dấy lên rất nhiều quan ngại về vấn đề vệ sinh, sự an toàn và riêng tư của hình thức này.
Tại Singapore, giá thuê nhà tăng chóng mặt cũng là nỗi lo của nhiều người và dịch vụ này cũng đã nhen nhóm tại đảo quốc sư tử.
Những người trẻ cũng chia sẻ rằng họ biết về những thỏa thuận tương tự ở nhiều thành phố khác nhau như London, New York, California, Montreal và Vancouver (Canada).
Đa số mọi người đều không ủng hộ ý tưởng “chia sẻ giường ngủ”, nhưng có thể nhận thấy lợi ích từ hình thức “chia sẻ giường ngủ” này.
Trang Tubular Labs cho biết rằng các cuộc thảo luận về dịch vụ “chia sẻ giường ngủ” đã thu hút được sự chú ý trên khắp Australia, Canada và Mỹ, với 37 video về chủ đề này thu về tổng cộng hơn 880.000 lượt xem trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau.
Ông Hafiz Shariff, người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty phụ kiện giường ngủ Owl Lark và chuyên gia về giấc ngủ, nói rằng “chia sẻ giường ngủ” có thể phù hợp với những cá nhân muốn tiết kiệm chi phí đồng thời đáp ứng được những nhu cầu mới của mọi người.
Ông nói: “Một số người có thể cảm thấy thoải mái và có bạn đồng hành khi ngủ chung giường, trong khi những người khác có thể cảm thấy căng thẳng và không thoải mái hơn. Bạn sẽ phải cảm thấy thoải mái khi chia sẻ không gian cá nhân của mình và điều chỉnh thói quen ngủ để phù hợp với người khác. Bạn nên giao tiếp cởi mở với nhau để tìm ra sự cân bằng phù hợp và thiết lập ranh giới”.
Ông nói thêm rằng những yêu cầu như không gian cá nhân, sở thích, nhiệt độ phòng và các biện pháp vệ sinh cần được thảo luận với bạn cùng phòng để đặt ra ranh giới rõ ràng.
Biện pháp đơn giản giúp 'phanh' đà tăng chóng mặt giá nhà tại New Zealand
Nhiều chuyên gia nhận định New Zealand là ví dụ nổi bật về giải pháp thúc đẩy thành công nguồn cung nhà ở thông qua cải cách phân vùng.
Điều này đã giúp làm chậm lại đà tăng chóng mặt giá nhà.
New Zealand có truyền thống với các khu dân cư mật độ thấp chủ yếu là các ngôi nhà một hộ gia đình. Ảnh: Getty Images
Đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở cấp bách, quốc đảo này đã thực hiện các biện pháp phân vùng lại nhằm hợp pháp hóa việc xây dựng nhà ở mật độ trung bình.
Nhà kinh tế người Australia Matthew Maltman đã nghiên cứu kỹ lưỡng về cải cách nhà ở của New Zealand, chia sẻ với tờ Business Insider: "Ví dụ về Auckland đặc biệt đột phá vì nó không còn là một cuộc tranh luận lý thuyết nữa. Nó đơn giản là khiến việc bán nhà cho mọi người dễ dàng hơn".
Khi dân số New Zealand tăng nhanh - gần 11% từ năm 2013 đến 2018 - một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về khả năng chi trả cho nhà ở bắt đầu hình thành. Giá nhà tại thành phố lớn nhất New Zealand - Auckland đã tăng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2016 và giá bất động sản trên khắp đất nước cũng theo sát phía sau.
Năm 2016, có người thậm chí phải trả hàng trăm đô la New Zealand một tháng thuê garage không có phòng tắm hoặc nhà bếp để sinh sống tại Auckland. Giá thuê nhà thời điểm đó là trung bình 500 đô la New Zealand/tuần, tương đương 32% thu nhập trung bình hộ gia đình tại Auckland.
Trước vấn đề ngày càng gia tăng này, thành phố đã quyết định hành động. Một luật được thông qua vào năm 2016 cho phép "mật độ nhẹ nhàng" hợp pháp hóa việc xây dựng các căn song lập và nhà liền kề trên các lô đất dành cho một ngôi nhà.
Chính sách này đã tăng gấp ba lần sức chứa nhà ở của thành phố. Từ năm 2015 đến năm 2020, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đơn vị nhà ở mới được cấp phép trong thành phố đã tăng từ 6.000 lên hơn 14.300. Auckland chuyển từ thành phố hầu hết là những ngôi nhà dành cho một gia đình đến sự kết hợp dày đặc hơn của những ngôi nhà nhiều căn hộ và nhà khối liền kề.
Một ví dụ về nơi ở trong garage tại Auckland, New Zealand từng có giá thuê khá cao năm 2016. Ảnh: Guardian.
Trong một bài nghiên cứu năm 2021, giám đốc Trung tâm Chính sách Kinh tế tại Đại học Auckland - ông Ryan Greenaway-McGrevy nhận định rằng chính sách của Auckland đã thành công trong việc đạt được hai mục tiêu là thúc đẩy nguồn cung và tăng mật độ.
"Xét theo bình quân đầu người, Auckland đã đi từ phần nào tụt hậu trở thành người dẫn đầu trong số các thành phố lớn nhất của New Zealand", ông nói.
Bên cạnh đó ông bổ sung rằng số lượng giấy phép xây dựng bình quân đầu người được cấp trong thành phố đạt "mức cao kỷ lục trong 2020 và đã bị vượt qua vào năm 2021 rồi một lần nữa vào năm 2022".
Thay đổi không chỉ dẫn đến nhiều nhà ở mới mà còn làm chậm tốc độ tăng giá nhà. Ông Maltman cho biết thêm giá nhà cho thuê đã chậm lại đáng kể từ khi chính sách này được thực hiện. Bên cạnh đó, cả thu nhập và lạm phát đều tăng nhanh hơn giá nhà cho thuê.
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy cư dân Auckland ngày càng ủng hộ việc xây dựng mới trong khu phố của họ. 64% người được hỏi ủng hộ nhà ở mật độ trung bình để giải quyết vấn đề thiếu nhà ở tại thành phố này. Thành công của Auckland thậm chí còn truyền cảm hứng cho một chính sách quốc gia được thông qua vào năm 2021, yêu cầu các thành phố lớn nhất của New Zealand cho phép xây dựng mật độ trung bình trong khu dân cư.
Canada: Bão tuyết khiến 2 người thiệt mạng, hàng triệu người bị mất điện Ngày 6/4, cơn bão tuyết mang theo băng giá đã bao trùm miền Đông Canada, khiến 2 người thiệt mạng và hàng triệu người không có điện sinh hoạt do cây cối bật gốc, đổ chắn nhiều tuyến đường và làm đổ nhiều đường dây điện. Trong đó, Quebec và Ontario - 2 tỉnh đông dân nhất của Canada chịu ảnh hưởng nhiều...