Nhiều người tại Mỹ không tiêm đủ liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 26/8, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ Rochelle Walensky dẫn thống kê cho hay rất ít người dân nước này đã tiêm đủ liều gồm 2 mũi vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ tại Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, bà Walensky nói rõ gần 97% số mũi tiêm vaccine đậu mùa khỉ được tiêm tại Mỹ là mũi đầu tiên và dù nhiều người đủ điều kiện để tiêm mũi thứ 2, song rất ít người tiêm mũi này.
Quan chức y tế Mỹ thừa nhận việc thiếu vaccine đậu mùa khỉ đã từng ảnh hưởng đến tiến độ tiêm mũi thứ 2, nhưng hiện nay vấn đề này đã được khắc phục. Thống kê cho thấy tính đến ngày 23/8, hơn 207.000 liều vaccine Jynneos phòng đậu mùa khỉ của hãng Bavarian Nordic đã được tiêm. Để vaccine có hiệu quả phòng bệnh, người dân cần tiêm đủ 2 mũi với khoảng cách giữa các mũi là 4 tuần.
Nhằm tăng số liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã điều chỉnh liều lượng vaccine mỗi mũi tiêm cho người dân. Theo đó, mỗi mũi tiêm chỉ sử dụng tối đa 20% liều lượng của mũi tiêm hiện tại.
Bà Walensky xác nhận số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Mỹ có xu hướng giảm và giới chức y tế sẽ theo dõi sát tình hình dịch bệnh hiện nay.
Mỹ: Giới chuyên gia nhận định dịch đậu mùa khỉ có thể đã đạt đỉnh
Số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở một số thành phố lớn của Mỹ dường như đang giảm dần, phù hợp với xu hướng hiện nay ở châu Âu.
Các chuyên gia Mỹ lạc quan một cách thận trọng rằng dịch đậu mùa khỉ có thể đã đạt đỉnh ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh: Shutterstock/TTXVN
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 25/8 cho biết số ca mắc đậu mùa khỉ trên toàn cầu đã giảm 21% vào tuần trước, sau nhiều tháng ghi nhận xu hướng gia tăng, song số ca mắc ở Mỹ vẫn tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, một số chuyên gia Mỹ cho rằng số ca mắc mới đang bắt đầu giảm do nhiều người đã có miễn dịch từ lần mắc trước đó và nâng cao ý thức phòng dịch.
Tiến sĩ Gerardo Chowell tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học bang Georgia cho biết: "Rất có thể dịch đã đạt đỉnh vào tuần trước". Mô hình đường cong dịch đậu mùa khỉ của Tiến sĩ Chowell dự báo số ca mắc mới ở Mỹ sẽ tiếp tục giảm trong 4 tuần tới. Ông nhấn mạnh tốc độ giảm này không đủ mạnh để dập tắt sự lây lan dịch bệnh, nhưng sẽ đưa số ca mắc mới xuống mức rất thấp. Trong khi đó, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm - Tiến sĩ Celine Gounder, cho biết nhiều người đã nâng cao ý thức phòng dịch hơn, qua đó làm giảm sự lây lan bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, bà lo ngại rằng nhiều người sẽ trở nên chủ quan, lơ là phòng dịch sau khi đã tiêm 2 mũi vaccine phòng đậu mùa khỉ.
Kể từ cuối tháng 5 đến nay, Mỹ đã ghi nhận gần 17.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Hiện số ca mắc mới đang có xu hướng giảm ở một số thành phố như New York, Francisco và Chicago, vốn bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh.
WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ. Một số quốc gia cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế liên quan tới căn bệnh này. Hiện dịch bệnh này đã xuất hiện ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 42.000 ca mắc.
Anh thử nghiệm lâm sàng thuốc rút ngắn thời gian điều trị đậu mùa khỉ Anh đã bắt đầu tiến hành cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ với một loại thuốc kháng virus có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi. Một bệnh nhân ở Mỹ cầm lọ Tecovirimat. Ảnh: AFP Theo báo Anh Guardian, cuộc thử nghiệm với tên gọi Platinum sẽ nghiên cứu xem liệu Tecovirimat - một...