Nhiều kênh YouTube đăng tin giả nhạc sĩ Trần Tiến qua đời
Dù Trần Tiến vẫn khỏe mạnh nhưng nhiều YouTuber đã đăng tải video giả livestream thông báo nhạc sĩ qua đời để thu hút người xem.
Ngày 19/1, trên mạng xã hội lan truyền thông tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời vì bị bệnh ung thư vòm họng. Một số kênh YouTube còn đăng tải video giả livestream với nội dung nhạc sĩ Trần Tiến qua đời để thu hút người xem.
Theo đó, nhiều video được đăng tải với tiêu đề như “Nhạc sĩ Trần Tiến bất ngờ qua đời, hưởng thọ 73 tuổi”, “Nhạc sĩ Trần Tiến qua đời, mặt trời bé con không còn nữa”, “Nhạc sĩ Trần Tiến qua đời vì bệnh ung thư”. Những video này thu hút được hàng nghìn lượt xem sau ít giờ đăng tải.
Tuy vậy, đây chỉ là video giả livestream. Nội dung video này chủ yếu là phát lại từ những hình ảnh của tác giả Mặt trời bé con kèm theo giọng đọc thể hiện sự tiếc thương.
Bên dưới phần bình luận, nhiều người vẫn tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời và gửi lời chia buồn với gia đình cũng như thể hiện sự tiếc thương.
Tuy nhiên, một số người dùng đã phản ánh tình trạng lừa đảo này. “Tôi không tin”, “Nhạc sĩ Trần Tiến vẫn còn chứ đã qua đời đâu” hay “nhạc sĩ Trần Tiến vẫn còn sống nhé các bạn”, nhiều tài khoản để lại bình luận dưới video.
Nhiều kênh YouTube đăng tải video giả livestream thông báo nhạc sĩ Trần Tiến qua đời.
Video đang HOT
Để đánh lừa người xem, nhiều kênh còn sử dụng biểu tượng vòng tròn màu đỏ tương tự logo trực tiếp của YouTube. Số khác lại chọn cách thiết kế thumbnail (ảnh mô tả, đại diện cho video) với di ảnh và quan tài của nhạc sĩ Trần Tiến. Cùng với đó, các YouTuber còn ghép ảnh của một số nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, Trần Thành khóc thương vào trong thumbnail.
Trưa 19/1, Trần Xuân Nhật Vy, con gái lớn của Trần Tiến xác nhận thông tin về sức khỏe của nhạc sĩ. Theo Nhật Vy, nhạc sĩ Trần Tiến có sức khỏe bình thường, tinh thần minh mẫn. Thông tin nhạc sĩ qua đời là không chính xác.
“Gia đình sẽ làm việc với luật sư để gửi đơn trình báo, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý về các hành vi trái pháp luật trên”, Nhật Vy cho biết.
Đây không phải lần đầu các YouTuber, Facebooker giả livestream đưa thông tin sai sự thật của người nổi tiếng để thu hút người xem. Đầu tháng 12/2020, đám tang nghệ sĩ Chí Tài chưa diễn ra, nhiều YouTuber đã đăng tải video giả livestream để thu hút người xem.
Chặn dòng tiền các kênh YouTube có nội dung nhảm nhí
Đây là yêu cầu của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) nhằm bảo vệ người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, và cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung có uy tín tại Việt Nam.
Hồi đầu tháng 10, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Bộ TT&TT và Bộ Công an phối hợp xử lý tình trạng xuất hiện tràn lan các video có nội dung nhảm nhí, giật gân, nhằm mục đích lôi kéo người xem trên mạng xã hội, trong đó có YouTube.
Theo ghi nhận của Cục Phát thanh, Truyền hình & Thông tin điện tử (Cục PTTH&TTĐT - Bộ TT&TT), trên YouTube đang tồn tại nhiều kênh và video có nội dung không lành mạnh, vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Nhiều video trên YouTube có nội dung nhảm nhí nhưng lại thu hút hàng triệu lượt xem.
Đáng chú ý khi các kênh và video này đều hướng tới đối tượng người xem là giới trẻ. Nhiều kênh, video dành cho trẻ em có hình ảnh dung tục, phản cảm, nội dung nhảm nhí, cổ súy việc chơi cờ bạc, thử ma túy, kích động bạo lực...
Thực trạng này đã được Cục PTTH&TTĐT nhiều lần cảnh báo và yêu cầu xử lý nhưng vẫn chưa được Google giải quyết triệt để.
Cục PTTH&TTĐT cũng nhận thấy, các kênh YouTube có nội dung phản cảm thường là kênh cá nhân, hoạt động độc lập. Những kênh này không chịu sự quản lý từ các công ty mạng đa kênh của YouTube tại Việt Nam (Multi-channel Network - MCN).
Trước thực trạng này, Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đã gửi công văn tới Google, đề nghị công ty này tăng cường rà soát, chấn chỉnh và xử lý một số nội dung cụ thể.
Những video nhảm nhí trên mạng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý, hành vi của người xem, đặc biệt là đối tượng trẻ em.
Theo đó, Cục PTTH&TTĐT đề nghị ngừng việc chia sẻ tiền quảng cáo đối với các kênh YouTube có nội dung nhảm nhí, giật gân khi có yêu cầu của Cục. Nếu những kênh này tiếp tục vi phạm, Cục sẽ đề nghị YouTube ngăn chặn, gỡ bỏ kênh.
Quan điểm của Cục là muốn Google xem xét việc yêu cầu các kênh YouTube được bật kiếm tiền tại Việt Nam đăng ký vào các mạng đa kênh MCN, đồng thời tăng số lượng MCN nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, hiệu quả hoạt động của các kênh này.
Trong văn bản gửi Google, Cục PTTH&TTĐT cũng đề nghị công ty này có biện pháp tăng cường bộ lọc và công cụ kỹ thuật để chủ động rà soát, phát hiện các kênh, video có nội dung nhảm nhí, ảnh hưởng xấu đến giới trẻ để tiến hành ngăn chặn, gỡ bỏ.
Kênh Hưng Troll của Nguyễn Văn Hưng - YouTuber mới bị Sở TT&TT Bắc Giang phạt 7,5 triệu đồng về hành vi đăng tải thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục.
Cùng thời điểm, Cục PTTH&TTĐT đã có văn bản gửi tới các MCN về việc tăng cường rà soát, chấn chỉnh các kênh YouTube thuộc mạng lưới quản lý của mình.
Cụ thể, Cục yêu cầu các chủ kênh YouTube tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật trong việc cung cấp, quản lý nội dung và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến thuế.
Các kênh YouTube này không được đăng tải các video clip có nội dung vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, sử dụng hình ảnh dung tục, phản cảm, nội dung nhảm nhí, cổ súy việc chơi cờ bạc, thử ma túy, kích động bạo lực, giang hồ mạng,...
Trong trường hợp không chấp hành, Cục PTTH&TTĐT sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý nghiêm các chủ kênh YouTube và công ty MCN có hành vi vi phạm.
Mạng đa kênh (MCN) là gì?
Mạng đa kênh (Multi-channel Network - MCN) là các công ty cung cấp dịch vụ bên thứ ba, những người hỗ trợ các nhà sản xuất nội dung trên nền tảng YouTube. Các dịch vụ này bao gồm việc hỗ trợ tăng lượng người xem, dựng chương trình nội dung, quản lý bản quyền, khắc phục sự cố liên quan đến tài khoản,...
Tính đến tháng 5/2019, theo thông báo chính thức của Google gửi cho Bộ TT&TT, YouTube có 4 công ty mạng lưới đa kênh (MCN) tại Việt Nam là Yeah1, POPS, METUB, Điền Quân. Các công ty này quản lý khoảng 6.000 kênh YouTube tiếng Việt.
YouTube cấm video đưa thông tin sai lệch về vắc xin Covid-19 YouTube cam kết sẽ gỡ bỏ các video có nội dung gây hiểu lầm về việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19. YouTube thông báo sẽ cấm video có thông tin sai lệch về vắc xin Covid-19 Đây là một phần nỗ lực mới của kênh YouTube nhằm đối phó với các thông tin sai lệch về Covid-19. BBC ngày 15.10 dẫn thông báo...