Nhiều bệnh nhân biến chứng nặng do trời lạnh
Mỗi ngày, Bệnh viện Tim Hà Nội cấp cứu 24-28 bệnh nhân, chủ yếu là các biến chứng liên quan đến tăng huyết áp như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ… Trong khi trước đây con số này chỉ 15-18.
Thống kê tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng cho thấy, số lượng bệnh nhân tăng từ 350 người (ngày thường) lên gần 400.
Phó giáo sư Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, lạnh hay nóng đều ảnh hưởng đến huyết áp của người bệnh. Đặc biệt khi trời lạnh đột ngột gây co thắt mạch toàn bộ cơ thể, huyết áp tăng vọt, dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Cũng vì thế, khi trời chuyển rét, một số bệnh về tim mạch có xu hướng tăng mạnh hơn bình thường, đặc biệt là tỷ lệ tai biến mạch máu não.
Thời tiết lạnh, số bệnh nhân tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính nhập viện có xu hướng tăng. Ảnh: P.N.
Bên cạnh các bệnh tim mạch, người già cũng nhập viện nhiều vì các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), số bệnh nhân phải nằm điều trị tăng 20%. Có những ngày cao điểm cùng một lúc 220 bệnh nhân vào điều trị nội trú.
Tiến sĩ Chu Thị Hạnh, Phó trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, trời rét gây ảnh hưởng không tốt đến đường hô hấp, đặc biệt là với bệnh nhân hen, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Dù tuân thủ điều trị, dùng thuốc đều đặn nhưng chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc giữ ấm cơ thể cũng có thể bùng phát cơn cấp nặng. Mỗi đợt kịch phát của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính là “nỗi kinh hoàng” cho cả thầy thuốc và bệnh nhân, bởi tình trạng suy hô hấp rất nặng, đe dọa tử vong.
Vì thế các bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh trong mùa này thì việc giữ ấm cơ thể và tăng cường chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt với người cao tuổi. Cụ thể, mặc ấm, đặc biệt giữ ấm đầu, cổ và bàn chân, ăn uống đầy đủ năng lượng, ăn nhạt, bớt rượu bia. Khi đi ra ngoài đường trong thời tiết lạnh thì phải mặc đủ ấm, mặc áo nhiều lớp mỏng để giữ thân nhiệt ổn định, có thể dễ dàng cởi ra lúc nóng, thích hợp thời điểm thời tiết thay đổi.
Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, tránh gió lùa. Khi ngủ dậy cần phải mặc ấm ngay, chú ý 3 chậm: dậy, ngồi, đứng lên đi lại phải từ từ. Không nên dậy quá sớm (4-5h sáng) vì huyết áp lúc đó hay tăng.
Người già không nên ra ngoài tập thể dục trước 6h30 sáng để tránh bị nhiễm lạnh. Thay vào đó có thể vận động nhẹ nhàng trong nhà. Chú ý có giai đoạn khởi động hợp lý, đặc biệt là làm nóng cơ thể, sau đó bỏ bớt đồ và duy trì các bài tập thường xuyên. Không nhất thiết phải tắm hằng ngày, tắm và gội không nên tiến hành một lúc. Nên ăn thức ăn ấm, nóng, không nên ăn đồ lạnh. Đặc biệt uống đủ nước để quá trình chuyển hóa, trao đổi chất không bị ngưng trệ.
Với bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp thì đảm bảo uống thuốc đầy đủ, có gì bất thường thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Chú ý đo huyết áp thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 10-15 phút, đo khi nghỉ ngơi. Đến bệnh viện hoặc mời bác sĩ đến khám ngay khi thấy có những triệu chứng bất thường như: nói khó, mất vận động, mất thị lực thoáng qua… vì đó là dấu hiệu đột quỵ.
Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu có các nhiễm trùng tai mũi họng phải điều trị triệt để, nếu không lan xuống đường hô hấp dưới gây nguy cơ các đợt kịch phát mới.
Theo VNE
Video đang HOT
Giảm cân, trị mất ngủ bằng trà lá sen
Người dân nhiều nước sử dụng trà lá sen như một thức uống phổ biến hằng ngày. Đây được xem là phương pháp giảm cân tự nhiên, trị mất ngủ, giúp cầm máu, xả stress, tốt cho sức khỏe phụ nữ.
Trang LiveStrong đưa ra một số lợi ích thiết thực của trà lá sen:
Chống chảy máu
Lá sen chứa quercetin và flavonoids giúp tái tạo thành mao mạch nên chống chảy máu bên trong cơ thể như chảy máu đường ruột, đi tiểu ra máu, rong kinh...
Theo các chuyên gia, những người cao tuổi bị xơ cứng động mạch hay từng bị tai biến mạch máu não nên dùng trà lá sen. Ngoài ra khi bị vết thương chảy máu ngoài da, đắp trà lá sen bao phủ vết thương cũng có tác dụng cầm máu nhanh chóng.
Trà lá sen có tác dụng hiệu quả trong việc giảm béo, trị mất ngủ. Ảnh: senta.
Điều hòa cơ thể, trị mất ngủ
Trà lá sen là một trong những phương thuốc điều trị các bệnh dạ dày, lá lách và gan, được sử dụng nhiều trong mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt hay giải cảm. Ngoài ra, chất alkaloid có trong trà lá sen chống huyết áp cao. Loại thảo dược này cũng làm giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh và mất ngủ.
Tác dụng tốt cho sức khỏe, vẻ đẹp phụ nữ
Phụ nữ sau khi sinh thường dùng trà lá sen để đẩy lượng máu hôi còn tồn đọng trong cơ thể. Trong y học cổ truyền của người Ấn Độ cũng như phương pháp làm đẹp hiện đại của phụ nữ Hàn Quốc, người ta dùng lá sen tươi hoặc trà lá sen nấu nước dùng để rửa mặt. Điều này giúp khử tế bào chết, bụi bẩn, lưu thông khí huyết làm da mặt sáng và mịn màng hơn.
Giảm cân hiệu quả
Lá lách có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng từ ruột non đến các cơ quan khác trong cơ thể và loại bỏ chất lỏng dư thừa. Nếu lá lách không hoạt động tốt, chất lỏng dư thừa bao gồm axit béo và carbohydrate sẽ chuyển hóa thành chất béo, tạo thành các mô mỡ. Tinh chất trong lá sen có tác dụng hỗ trợ sự hoạt động của lá lách, ngăn chặn sự hình thành chất béo thông qua sự trao đổi chất. Vì vậy trà lá sen được sử dụng cho những người tăng cân do ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm có dầu mỡ, người có công việc ít vận động như nhân viên văn phòng ngồi lâu với máy tính, người trông coi cửa hàng...
Theo các chuyên gia, phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh không nên dùng trà lá sen cũng như các loại trà khác. Không dùng trà lá sen cho phụ nữ đang mang thai. Nên dùng trước bữa ăn ít nhất 30 phút và sau bữa ăn 1 giờ để không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Cách pha trà lá sen thông thường
Bỏ một nhúm trà lá sen vào bình, đổ nước sôi vào và đậy nắp lại ngâm khoảng mươi phút để tinh chất trong lá sen tan ra hòa trộn vào nước. Nước trà lá sen có màu xanh đậm và trong hơn những loại trà khác, có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết.
Một số cách pha chế trà lá sen giúp giảm cân hiệu quả
Quế, táo gai
Nguyên liệu: 15 g trà lá sen, 50 g táo gai, 2 g quế, 1 lít nước, 2 muỗng đường.
Cho trà lá sen vào nồi nước, bắt lên bếp đun với lửa nhỏ, khi nào sôi cho táo gai vào đun tiếp khoảng 5 phút. Thêm quế và đường, nấu khoảng 3 phút nữa.
Công dụng: Giảm cân, hạn chế mùi hôi tự nhiên của cơ thể.
Táo gai, hạt quế
Nguyên liệu: 15 g táo gai, 15 g hạt quế, 20 g trà lá sen.
Táo gai cắt lát nhỏ cho vào chảo cùng với hạt quế, trà lá sen. Thêm nước và đun sôi trên lửa nhỏ để uống từ từ.
Công dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, giải đờm, khí huyết lưu thông.
Trà hoa nhài, trà xanh
Nguyên liệu: 3 g trà xanh, 3 g trà hoa nhài, 15 g trà lá sen.
Cho 3 thứ trà vào nồi, cho thêm 1 lít nước, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 5 phút. Dùng khi còn ấm sẽ hiệu quả hơn.
Công dụng: Giải nhiệt, cải thiện các triệu chứng hay chóng mặt và tức ngực.
Đậu xanh
Nguyên liệu: 20 g trà lá sen, 50 g đậu xanh.
Đậu xanh rửa sạch cho vào nồi cùng với trà lá sen, thêm khoảng 1 lít nước, đun sôi 5 phút.
Công dụng: Giải nhiệt, giảm mỡ máu.
Vỏ quýt khô
Nguyên liệu: 500 g vỏ quýt khô, 50 g trà lá sen, 100 g lúa mạch, 100 g táo gai.
Cho các nguyên liệu trên vào nồi và đun với lửa nhỏ để sôi khoảng 7-10 phút.
Công dụng: Giảm cân, giảm đờm.
Theo VNE
Da bị ngứa và mọc mụn nước vào mùa lạnh Trên da và lòng bàn chân tôi thường nổi những quầng đốm màu đỏ ửng, ngứa, bề ngoài cỡ 1 cm (thường mùa đông lạnh, khoảng tháng 10 đến tháng 1 âm lịch năm sau nổi nhiều nhất). Sau đó, chúng mờ dần và tự hết. Bác sĩ nói ngứa lòng bàn tay, bàn chân là ghẻ ngứa, tôi thấy có lẽ đúng...