Nhật Bản sẽ có phản ứng trước lệnh trừng phạt Nga của Mỹ
Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết hôm thứ Ba (7/11) rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến dự án LNG 2 ở Bắc Cực của Nga, trong đó các cổ đông Nhật Bản nắm giữ tổng cộng 10% cổ phần.
Dự án LNG 2 ở Bắc Cực của Nga
Ông cho biết, dự án này rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ổn định cho Nhật Bản vốn nghèo tài nguyên. Chính phủ Nhật Bản sẽ có phản ứng phù hợp để không gây tổn hại đến nguồn cung năng lượng của nước này.
Video đang HOT
Ông Nishimura nói trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi tin rằng tác động ở mức độ nào đó đến hoạt động kinh doanh là điều không thể tránh khỏi”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ làm việc với các nước Nhóm G7 để đưa ra đánh giá toàn diện và phản ứng phù hợp nhằm không gây tổn hại đến sự ổn định nguồn cung năng lượng của Nhật Bản”.
Thứ Năm tuần trước (2/11), Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới chống lại Moscow liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, nhắm vào một thực thể liên quan đến việc phát triển, vận hành và sở hữu một dự án lớn ở Siberia có tên là Arctic LNG 2.
Dự án này được điều hành bởi công ty Novatek của Nga, trong khi công ty thương mại Nhật Bản Mitsui & Co và Tổ chức An ninh Kim loại và Năng lượng Nhật Bản (JOGMEC) thuộc sở hữu nhà nước, nắm giữ tổng cộng 10% cổ phần.
Dự án có kế hoạch vận chuyển khí đốt tự nhiên được làm lạnh tới thị trường toàn cầu.
Mitsui cho biết hôm thứ Sáu (3/11) rằng họ sẽ xem xét tác động của các biện pháp trừng phạt đối với dự án và “thực hiện các biện pháp thích hợp với sự hợp tác của các bên liên quan, bao gồm cả Chính phủ Nhật Bản”.
Theo công ty, khoản đầu tư của Mitsui vào Arctic LNG 2, bao gồm các khoản đầu tư, cho vay và bảo lãnh, là 249 tỷ yên (1,7 tỷ USD) vào cuối tháng 9, sau khi khấu trừ khoản dự phòng 19,9 tỷ yên.
G7 thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hóa quan trọng
Ngày 29/10, Bộ trưởng Thương mại Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nhất trí đẩy mạnh hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt và bền vững đối với các hàng hóa quan trọng như khoáng sản, chất bán dẫn và pin, đồng thời hợp tác với các đối tác đáng tin cậy ở bên ngoài để đạt được mục tiêu này.
Bộ trưởng Thương mại, Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura (trái, phía trước) và Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa (phải, phía trước) chủ trì hội nghị Bộ trưởng Thương mại Nhóm G7 tại Osaka, ngày 28/10/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị kéo dài 2 ngày ở tỉnh Osaka (Nhật Bản), các bộ trưởng G7 cũng cam kết tăng cường nỗ lực chung nhằm ngăn chặn các hành vi cưỡng ép kinh tế. Tuyên bố chung kêu gọi lập tức bãi bỏ các biện pháp hạn chế thương mại không cần thiết, trong đó có biện pháp hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm của Nhật Bản.
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 khai mạc ngày 28/10, với chương trình nghị sự tập trung vào chủ đề củng cố chuỗi cung ứng các khoáng sản thiết yếu và những mặt hàng khác nhằm đảm bảo an ninh kinh tế. Hội nghị do Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Yasutoshi Nishimura và Ngoại trưởng Yoko Kamikawa đồng chủ trì.
Đây là cuộc họp thứ hai của các Bộ trưởng Thương mại G7 trong năm nay sau cuộc họp trực tuyến vào tháng 4. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các quốc gia phát triển lo ngại nguy cơ gián đoạn nguồn cung cấp chip bán dẫn cũng như các khoáng sản thiết yếu như lithium, vốn rất quan trọng để sản xuất xe điện và thúc đẩy năng lượng xanh.
G7 gồm các thành viên Nhật Bản - đang giữ chức Chủ tịch luân phiên, Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Mỹ cùng Liên minh châu Âu.
Nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc tăng mạnh, IAE cảnh báo nguy cơ thiếu năng lượng Giám đốc Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), ông Fatih Birol, cho rằng hiện chưa phải là thời điểm lạc quan về nguồn cung năng lượng cho mùa Đông năm nay. Giám đốc Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), ông Fatih Birol. (Nguồn: aa) Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)...