Nhật Bản phải mất 2 năm để dọn sạch rác sóng thần
Theo Bộ Môi trường Nhật Bản (MOE), nước này sẽ phải mất gần hai năm để xử lý triệt để rác thải sóng thần nằm trong khu vực cảnh giới sau sự cố hạt nhân.
Rác thải chồng chất sau trận sóng thần năm ngoái ở Nhật Bản. (Nguồn: The telegraph)
MOE ngày 11/6 đã công bố kế hoạch xử lý chất thải tại 10 thành phố, thị trấn và làng mạc của tỉnh Fukushima, ngoại trừ thị trấn Futaba, trong số các khu vực trực thuộc chính phủ như khu vực cảnh giới do sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Theo kế hoạch này, Bộ Môi trường đặt mục tiêu thu gom toàn bộ rác thải về khu tích trữ tạm thời và dự kiến xử lý triệt để số rác thải này đến tháng 3/2014, ngoại trừ các khu vực có nồng động phơi nhiễm phóng xạ đặc biệt cao, trên 50 miliSivert (mSv)/năm.
Chỉ riêng sáu thành phố và thị trấn ven biển, trong đó có Minamisoba, Namie, Nahara, Futaba, lượng rác thải ước tính có thể lên tới 474.000 tấn và cần tới một diện tích mặt bằng khoảng 291.000m2 để chứa rác trước khi xử lý.
Video đang HOT
Nhà chức trách Fukushima đang điều chỉnh dựa trên từng trường hợp cụ thể đối với các thành phố và thị trấn nhưng hiện vẫn chưa xây dựng được lộ trình cụ thể.
Cùng ngày, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) tuyên bố sẽ bồi thường cho khoảng 30.000 dân, bao gồm thai phụ và trẻ em dưới 18 tuổi thuộc chín thành phố, thị trấn và làng mạc trên địa bàn tỉnh Fukushima, theo đó mỗi người sẽ được hưởng một khoản tiền cố định là 200.000 yen (tương đương 2.500 USD). Đây là một phần trong số 26 địa phương thuộc tỉnh Fukushima vốn nằm ngoài đối tượng bồi thường nhưng yêu cầu chính phủ mở rộng phạm vi bồi thường.
TEPCO cho biết cần đưa ra khoản bồi thường nhất định căn cứ vào lượng phơi nhiễm phóng xạ.
Như vậy, TEPCO sẽ không thực hiện chế độ bồi thường đối với 17 địa phương còn lại mà sẽ đóng góp một khoản tiền cho “Quỹ đối sách ứng cứu thảm họa hạt nhân” của tỉnh Fukushima.
Theo TEPCO, việc chỉ coi thai phụ và trẻ em là đối tượng bồi thường là do chi phí gia tăng trong sinh hoạt và cả những thiệt hại về tinh thần sẽ rất lớn đối với những trường hợp này, bất kể người dân vẫn ở nhà hoặc tự sơ tán khỏi nơi ở./.
Theo TTXVN
Thảm họa Fukushima đáng sợ hơn ước tính
Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) ngày 25-5 cho biết mức phóng xạ lan ra không khí sau thảm họa hạt nhân Fukushima tháng 3-2011 nghiêm trọng hơn những gì mà nước Nhật ước tính trước đó
Lượng phóng xạ lan ra không khí sau thảm họa Fukushima bị cho là cao hơn những gì mà nước Nhật ước tính trước đó - Ảnh: CNN
Theo Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), khoảng 900.000 terabecquerel phóng xạ đã được thải ra không khí từ ngày 12 đến 31-3-2011. Đây là con số cao hơn so với ước tính trước đó của Ủy ban An toàn hạt nhân Nhật Bản. TEPCO cũng thông báo mức phóng xạ thải ra sau tháng 3-2011 đã giảm.
Các số liệu mới nhất từ TEPCO được đưa ra sau khi Tổ chức Y tế thế giới ra báo cáo về mức độ phóng xạ ở Nhật, theo đó trẻ em sơ sinh ở những cộng đồng bị ảnh hưởng nhất của thảm họa chính là nạn nhân bị nhiễm xạ cao hơn so với bình thường.
Ở một thị trấn thuộc khu vực Fukushima, mức độ phóng xạ tuyến giáp với trẻ em là 100 - 200 millisievert (mSv). Mức độ như vậy có thể liên quan tới khả năng cao về bệnh ung thư sau này. Ở các khu vực còn lại của Nhật, con số từ 1-10mSv. Ở ngoài nước Nhật, con số chỉ chưa đến 0,01 mSv, và thường thấp hơn như vậy.
Sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986, số ca ung thư tuyến giáp được tìm thấy sau đó ở những người vốn chỉ trẻ em vào thời điểm thảm họa cao hơn so với người bình thương.
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới là nỗ lực quốc tế đầu tiên nhằm đánh giá mức phóng xạ từ thảm hỏa hạt nhân.
Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu làm sạch mọi khu vực mà có mức phóng xạ cao hơn mức bình thường 1 millisievert.
Các nỗ lực làm sạch không khí trong năm đầu tiên tập trung ở các khu vực có nồng độ phóng xạ từ 20 - 50 mSv/năm, tức 7-16 lần so với mức trung bình công dân một nước nông nghiệp tiếp nhận mỗi năm, nhưng thấp hơn khả năng bị ung thư.
Thảm họa sóng thần sau trận động đất 9 độ Richter ở nước Nhật năm 2011 đã làm hư hại nặng Nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima. Cư dân một số thị trấn quanh khu vực đã phải rời bỏ nhà cửa. Đến nay, toàn bộ khu vực 20km xung quanh nhà máy vẫn bị phong tỏa.
Theo Tuổi Trẻ
Phóng xạ ở Nhật Bản không còn gây nguy hiểm Một năm sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, lượng phóng xạ ở Nhật Bản đã giảm xuống dưới mức gây ung thư, hầu hết nước Nhật không còn nằm trong diện nguy hiểm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố ngày 23/5 vừa qua. Chỉ còn 2 khu vực gần nhà máy có liều lượng bức...