Nhận biết và cách khắc phục viêm lỗ chân lông ở chân tại nhà
Mặc dù viêm lỗ chân lông không nguy hiểm nhưng nếu không được nhận diện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các tình trạng da nghiêm trọng như bị viêm hay để lại sẹo về sau.
Bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này nếu biết chăm sóc đúng cách tại nhà.
1. Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông ở chân
Viêm lỗ chân lông ở chân là tình trạng da liễu phổ biến do vi khuẩn hay vi nấm tạo các nốt đỏ, sần sùi tại các nang lông ở vùng chân. Những nốt sần sùi gây khó chịu ở lỗ chân lông thường do sự tích tụ bã nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn, tế bào chết,…
Ngoài ra, một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng tác động khiến hình thành viêm lỗ chân lông ở chân như:
Cạo lông chân: Cạo lông chân không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng mọc lông ngược, từ đó gây viêm lỗ chân lông ở chân. Sau một thời gian mọc lông ngược kéo dài sẽ khiến màu da trở nên sẫm màu ở nang lông.
Tắc lỗ chân lông: Lỗ chân lông bị tắc thường do sự tích tụ của dầu thừa, bã nhờn, vi khuẩn,… Việc cạo lông chân đang tạo cơ hội để lỗ chân lông mở và tiếp xúc với không khí, quá trình oxy hóa khiến da chuyển sang màu đen. Điều này khiến đôi chân của người bị viêm lỗ chân lông xuất hiện các đốm đen ở nang lông gây mất tính thẩm mỹ.
Viêm nang lông: Viêm nang lông xảy ra khi nang lông bị tổn thương, tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt những tổn thương càng dễ xảy ra do cạo râu, tẩy lông, mặc quần áo chật hoặc cọ xát da.
Da quá khô: Da khô có xu hướng nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi sử dụng dao cạo. Khi da bị tác động và bị tổn thương có thể dẫn đến viêm nang lông và xuất hiện lỗ chân lông bị thâm. Ngoài ra, da sẽ dễ xuất hiện các nốt mụn sần sùi hơn khi da bạn bị khô.
Viêm lỗ chân lông ở chân.
2. Nhận biết viêm lỗ chân lông ở chân
Để kịp thời điều trị, bạn cần nhận biết qua một số triệu chứng bệnh viêm lỗ chân lông ở chân sau:
Xuất hiện các nốt chấm sần sùi trên da.
Lỗ chân lông thâm, sậm màu.
Xuất hiện của nốt chấm nâu hoặc đen trên da sau khi cạo lông.
Nếu bạn đang cảm thấy ngứa, da đóng vảy, kích ứng hoặc viêm,…thì cũng có thể bạn đang bị viêm lỗ chân lông ở chân. Bạn nên đi thăm khám và điều trị sớm bởi bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho làn da.
3. Cách chăm sóc và khắc phục viêm lỗ chân lông ở chân tại nhà
3.1 Cạo lông chân đúng cách
Sử dụng dao cạo sạch, sắc bén và không rỉ sét để cạo lông. Bên cạnh đó, nên thoa kem hoặc gel cạo lông để hạn chế dao cạo gây ra những tổn thương cho da, cũng như ngăn ngừa da bị kích ứng sau khi cạo.
Video đang HOT
Nên tránh sử dụng các sản phẩm dưỡng da có mùi hương bởi dễ gây kích ứng cho da sau khi cạo lông.
3.2 Thoa kem dưỡng ẩm
Việc sử dụng dưỡng ẩm cho da thường xuyên sẽ giúp cân bằng độ ẩm cho da vùng chân, tránh khô da hay kích ứng. Sau khi tắm hoặc làm sạch da, nên thoa kem dưỡng ẩm và massage nhẹ nhàng để tăng thẩm thấu dưỡng chất. Đặc biệt khi vừa mới cạo lông, việc dưỡng ẩm sẽ giúp da mịn màng hơn.
3.3 Sử dụng máy triệt lông
Nếu da bị kích ứng do cạo hoặc tẩy lông, bạn nên sử dụng máy triệt lông để đảm bảo an toàn cho da. Thiết bị máy triệt lông cầm tay nhỏ, chỉ cần thực hiện hai đến ba tuần một lần có thể giúp bạn loại bỏ sạch lông mà không gây viêm lỗ chân lông.
Sử dụng máy triệt lông để đảm bảo an toàn cho da.
3.4 Tẩy da chết
Tẩy da chết là một cách để loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da, giúp ngăn ngừa và giảm tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân, đồng thời giúp ngăn ngừa lông mọc ngược gây khó chịu. Bạn có thể lựa chọn phương pháp tẩy da chết vật lý, hóa học hoặc bằng nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên chỉ nên tẩy da chết 1-2 lần mỗi tuần, thực hiện nhiều hơn 2 lần cũng không tốt cho da.
3.5 Thoa thuốc bôi tại chỗ không kê đơn
Có thể sử dụng các phương pháp điều trị để giảm triệu chứng của viêm lỗ chân lông ở chân. Các sản phẩm chứa glycolic hoặc axit salicylic cũng có thể giúp da hạn chế bị khô và ngăn ngừa viêm lỗ chân lông.
Bỏ túi những cách triệt lông an toàn, phù hợp với bạn trong những ngày tắm biển
Có rất nhiều phương pháp để loại bỏ lông trên cơ thể, nhưng tùy vào thể trạng sức khỏe của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp tẩy lông phù hợp.
Dù là triệt lông vĩnh viễn hay tạm thời thì mỗi phương pháp đều sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Dưới đây là những phương pháp triệt lông phổ biến nhất hiện nay mà các chị em có thể tham khảo:
Sugaring (hỗn hợp nước, đường, chanh)
Sugaring là phương pháp sử dụng hỗn hợp kết hợp đường, nước cốt chanh và nước thoa lên da ngược chiều lông mọc rồi lột nhẹ theo hướng ngược lại. Ảnh: Instagram/Sugaredsg
Mặc dù đã bắt đầu xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại nhưng phương pháp này chỉ mới trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây vì sự tiện lợi và mang lại hiệu quả lâu dài. Sugaring là phương pháp sử dụng hỗn hợp kết hợp đường, nước cốt chanh và nước thoa lên da ngược chiều lông mọc rồi lột nhẹ theo hướng ngược lại.
Việc sử dụng các thành phần tự nhiên không chỉ giúp người dùng loại bỏ phần lông không mong muốn mà còn giúp cơ thể được tẩy da chết nhẹ nhàng và ngăn ngừa lông mọc ngược. Phương pháp tẩy lông sugaring được các chuyên gia khuyên chỉ nên áp dụng trong khoảng 4-5 tuần một lần.
Kem tẩy lông
Chỉ cần thoa kem tẩy lên khu vực bạn muốn triệt, đợi một vài phút, sau đó cạo sạch lông bằng dụng cụ nhựa kèm theo hoặc rửa sạch lớp kem. Ảnh: Instagram/Depilette
Kem tẩy lông là một sản phẩm rất lý tưởng dành cho những người mới bắt đầu tập tành tẩy lông trên cơ thể. Loại kem này sẽ sử dụng TGA (axit thioglycolic) để phá vỡ cấu trúc của keratin trên lông của chúng ta. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là thoa kem lên khu vực bạn muốn triệt lông, đợi một vài phút, sau đó cạo sạch lông bằng dụng cụ nhựa kèm theo theo hoặc rửa sạch lớp kem.
Đây là phương pháp tẩy lông không gây đau đớn và phù hợp để loại bỏ lông ở những vùng khó tiếp cận. Tuy nhiên, nó không được khuyến khích để sử dụng cho vùng lông mày hay bất cứ nơi nào gần mắt, mũi hoặc tai của bạn. Để đề phòng với trường hợp kích ứng da vì những thành phần trong kem, hãy thử sử dụng chúng trên một vùng da nhỏ trước khi dùng cho vùng lông mong muốn.
Nhổ lông bằng máy
Mặc dù gây đau đớn nhưng nhổ lông bằng máy giúp lông mọc lại với tốc độ chậm hơn, có thể kéo dài đến tận 4 tuần. Ảnh: Unplash
Nhổ lông vốn là phương pháp gây đau đớn nhất nhưng nó cũng là một trong những phương pháp tẩy lông được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Máy nhổ lông là một thiết bị được thiết kế để loại bỏ lông từ gốc với một bánh xe quay được tạo thành bởi nhíp kim loại nhỏ. Mặc dù tạo cảm giác đau đớn nhưng nó vẫn trở nên phổ biến vì khi sử dụng phương pháp này, lông sẽ được loại bỏ hẳn khỏi nang lông và mọc lại với tốc độ chậm hơn, có thể kéo dài đến tận 4 tuần.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này chính là nếu người sử dụng không tẩy tế bào chết trước khi nhổ lông, khả năng cao khi lông mọc lại sẽ bị mắc kẹt dưới bề mặt da, cuộn lại và mọc ngược.
Cạo lông
Cạo lông diễn ra một cách nhanh chóng, rẻ và không hề đau. Ảnh: Pexels
Tẩy lông bằng dao cạo là một phương pháp vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Về mặt ưu điểm, cạo lông diễn ra một cách nhanh chóng, rẻ và không hề đau.
Tuy nhiên, một trong những tác dụng phụ chính của phương pháp này là dẫn tới tính trạng lông mọc ngược. Khi bạn sử dụng dao cạo, các nang lông sẽ buộc phải thay đổi hướng phát triển của chúng, dẫn tới bị mắc kẹt dưới da của bạn. Ngoài ra, quá trình cạo sẽ lấy đi một lớp da mỏng ngoài cùng nó có thể gây khó chịu và gây kích ứng đối với người có làn da nhạy cảm.
Rachel Nazarian, bác sĩ da liễu tại Schweiger Dermatology Group, chia sẻ: "Tốt nhất bạn nên sử dụng dao cạo có ít lưỡi, vì lưỡi trong dao có thể gây tác động mạnh tới làn da nhạy cảm nếu bạn sử dụng chúng hàng ngày. Hai lưỡi là vừa đủ cho một chiếc dao cạo".
Waxing
Waxing sẽ loại bỏ được toàn bộ lông, từ nang lông đến tận ngọn, thay vì làm đứt gãy chúng ở bề mặt da như các phương pháp khác. Ảnh: Unplash
Người sử dụng phương pháp này sẽ dùng sáp tẩy lông làm thoa đều lên vùng mong muốn, sau đó lột mạnh miếng sáp đã khô theo hướng lông mọc. Ưu điểm nổi trội nhất của waxing chính là nó sẽ loại bỏ được toàn bộ lông, từ nang lông đến tận ngọn, thay vì làm đứt gãy chúng ở bề mặt da như các phương pháp khác.
Thêm vào đó, waxing còn giúp lông mọc lại trở nên mượt mà hơn. May mắn hơn thì một số vùng lông mỏng thậm chí sẽ không còn mọc lại, hay mọc lại sau một thời gian rất lâu. Sáp wax cũng có thể được sử dụng cho nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể mỗi người, trừ các vùng nhạy cảm trên khuôn mặt.
Tuy nhiên, ngoài lý do gây đau đớn khi lột lông, nhiều người không lựa chọn sử dụng waxing vì nó đòi hỏi khi lông mọc lại, bạn phải chờ cho nó có độ dài tối thiểu 6mm thì sáp mới có thể dễ dàng bám vào.
Tẩy lông bằng tia laser
Phương pháp này có thể sử dụng cho bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, ngoại trừ mí mắt. Ảnh: Pexels
Sau khi chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành nhiệt, các tia laser sẽ làm hỏng các nang phụ trách việc phát triển lông, cản trở sự phát triển của lông trong tương lai. Ngoài các vùng phổ biến như chân, nách, mép, vùng bikini,... thì phương pháp này có thể sử dụng cho bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, ngoại trừ mí mắt.
Tuy không đảm bảo loại bỏ được lông vĩnh viễn như một số quảng cáo nhưng hầu hết người dùng đều nhận được kết quả kéo dài vài tháng, thậm chí là tới tận vài năm. Mặc dù vậy, nhưng phương pháp này mang lại kha khá nhược điểm như kích ứng, mẩn đỏ, sưng tấy và đối với một số người, nó có thể làm cho vùng da tẩy lông trở nên không đều màu.
Cạo lông chân, nhất định phải tuân theo ba bước này và 5 lời khuyên của bác sĩ để chăm sóc đôi chân trắng đẹp, mịn màng Để có đôi chân trắng đẹp, mịn màng không hề khó nếu bạn biết những mẹo sau đây. Một người có lối sống tương đối năng động thực hiện 7,5 nghìn bước mỗi ngày. Có nghĩa là trong cuộc đời mỗi người, nếu nhân lên số bước chân có thể đi vòng quanh trái đất 5 lần. Để có thể đi được quãng...