Nha Trang mưa lớn, tàu cá mắc kẹt cả gầm cầu
Do ảnh hưởng của cơn bão số 16 vừa qua, cộng với thời tiết mưa to, nước đổ về bất ngờ gây ngập úng nhiều khu vực.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam Trung bộ, hiện nay mực nước lũ trên sông Cái (Nha Trang) đang lên, mực nước lúc sáng 27.12 là 9,52m. Dự kiến 12 giờ tới, lũ trên sông Cái tiếp tục lên và đạt đỉnh vào trưa cùng ngày, đỉnh lũ trên mức báo động II khoảng 0,30m.
Người dân Nha Trang dùng ghe cá nhân để đi lại.
Tính đến 6h sáng 27.12, các hồ chứa đều đạt dung tích trên 71%, trong đó nhiều hồ đạt 100% như Suối Luồng, Cây Bứa, Đồng Bò, EakrongRou. Hiện nay một số hồ xả với dung lượng nhỏ để điều tiết như Suối Dầu đạt dung tích 97%, xả 52,65m3/s; Tà Rục đạt dung tích 96%, xả 30,86 m3/s; Cam Ranh đạt dung tích 86%, xả 28,65 m3/s…
Một chiếc tàu cá bị mắc kẹt do nước đổ về bất ngờ.
Theo ghi nhận của Dân Việt, vào sáng 27.12, nước thượng nguồn đổ về, chỉ trong vòng hơn 3 giờ đồng hồ đã làm cho một số xã của TP.Nha Trang bị ngập, một số nơi ngập hơn 1m. Ghi nhận tại xã Vĩnh Thái, Vĩnh Trung, Vĩnh Phương, Vĩnh Thạnh (Nha Trang) nhiều nơi bị ngập sâu. Một số tuyến đường bị chia cắt do nước ngập gây không ít khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.
Video đang HOT
Người dân vất vả đưa phương tiện qua dòng nước lớn.
Ngoài ra, do nước đổ về bất ngờ khiến một chiếc tàu đánh cá của ngư dân Nha Trang bị đứt dây trôi đi và bị mắc kẹt tại khu vực dưới chân cầu Xóm Bóng.
Theo Danviet
Bão số 16 suy yếu nhanh: Cơ quan khí tượng lên tiếng
Trung tâm Dự báo khí tượng cho biết, tất cả các nước đều không dự báo đúng tốc độ suy yếu nhanh của bão số 16 (Tembin).
Cơn bão số 16 vừa qua là cơn bão muộn và mạnh chưa từng có hướng vào khu vực Nam Bộ. Thời điểm ban đầu, cơ quan khí tượng dự báo khi đổ bộ vào tối và đêm 25/12, bão sẽ vẫn mạnh cấp 10-11, thậm chí khi sang đến bờ biển phía Tây Nam Bộ vẫn giữ cấp 9, giật cấp 11.
15 tỉnh Nam Bộ đã lên kế hoạch di dời khoảng 1,2 triệu dân và chằng chống hơn 400.000 ngôi nhà.
Tuy nhiên từ sáng qua, bão số 16 di chuyển chậm lại và yếu nhanh. Đến 22h tối qua, khi quét qua Côn Đảo, bão chỉ còn cấp 7-8, giật cấp 9 và đến rạng sáng nay suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Phía Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn TƯ giải thích, từ khi hình thành ngày 20/12 trên phía đông nam Philippines, các trung tâm dự báo bão quốc tế đều phát bản tin dự báo về cơn bão này.
Đến 7h ngày 21/12 sau khi cơn bão di chuyển vào Nam Philippines, Việt Nam bắt đầu phát bản tin bão gần Biển Đông.Dự báo của các trung tâm dự báo quốc tế (trên) và của VN thời điểm 7h sáng ngày 21/12
Các đài dự báo của Nhật Bản, Hoa Kỳ, TQ, Hồng Kông đều cho rằng bão số 16 sẽ đổ bộ và đất liền nước ta với sức gió mạnh nhất cấp 10-11, hướng vào Nam Bộ.
Các đài cũng thống nhất dự báo bão sẽ mạnh dần lên và đạt cường độ mạnh nhất khi vào quần đảo Trường Sa, sau đó sẽ yếu dần. Thực tế bão số 16 có diễn biến đúng như vậy.
Khi bão đi vào quần đảo Trường Sa, các nước xác định bão có sức gió mạnh nhất đến cấp 12-13, giật trên cấp 15.
Riêng Việt Nam, do có hệ thống quan trắc tại Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Huyền Trân, DK1/7, DK1/19 với tần suất 3 tiếng/lần nên xác định bão chỉ có gió mạnh cấp 12, giật cấp 15.
Thậm chí khi bão vào quần đảo Trường Sa, sóng biển gây nước ngập nhà trạm 1m nhưng 5 quan trắc viên vẫn liên tục thực hiện quan trắc 30 phút/ca để gửi số liệu về trung tâm.
Đến trưa 25/12, Nhật Bản vẫn dự báo bão ở cấp 12, giật cấp 15, sẽ ảnh hưởng trực tiếp Côn Đảo với gió mạnh cấp 11, giật cấp 14 và sau đó ảnh hưởng trực tiếp Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11.
Việt Nam do có số liệu quan trắc ở bề mặt nên xác định vào thời điểm đó bão cấp 10-11, giật cấp 13 và sẽ ảnh hưởng trực tiếp Côn Đảo với sức gió cấp 9, giật cấp 12 và sẽ ảnh hưởng đất liền với sức gió cấp 8, giật cấp 11.
Đến đêm 25/12, hầu hết các trung tâm quốc tế đều xác định bão số 16 ở mức cấp 8 và sẽ ảnh hưởng trực tiếp Cà Mau với sức gió cấp 8, giật cấp 10. Tuy nhiên, Việt Nam xác định bão số 16 đã suy yếu thành ATNĐ và sẽ tiếp tục suy yếu nhanh trong các giờ tiếp theo và chỉ có thể gây gió giật mạnh cho đất liền.
Phía trung tâm Dự báo KTTV TƯ cho rằng các trung tâm lớn trên thế giới đều dự báo tốt bão số 16 về quỹ đạo và cường độ từ Philippines đến quần đảo Trường Sa.
"Tuy nhiên tất cả các nước đều không dự báo đúng diễn biến của bão từ sau đó, nhất là về tốc độ suy yếu nhanh của bão", Trung tâm khí tượng nhận định.
Do có các trạm đo ở khu vực Biển Đông nên Việt Nam xác định vị trí, cường độ bão sát với thực tế cơn bão hơn. Tính tổng thể cả cơn bão 16, độ tin cậy về dự báo của Việt Nam tương tự như các nước.
Theo Thúy Hạnh (VietnamNet)
Bão số 16 không đổ bộ vào bờ: Cà Mau dỡ lệnh cấm biển Trưa nay (26.12), ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký thông báo cho phép tàu cá ra biển hoạt động. Theo tin cuối cùng về cơn bão Tembin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão Tembin) tiếp tục suy yếu thành một vùng...