Nguyên nhân ngày càng nhiều người trẻ đột quỵ
Đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa. Tại các bệnh viện chuyên ngành ghi nhận không ít trường hợp người bệnh mới ngưỡng từ 20 đến hơn 30 đã bị đột quỵ.
Việt Nam thuộc nhóm những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất thế giới. Ảnh: Shutterstock.
Nam thanh niên 27 tuổi được đẩy về phòng bệnh sau vài ngày chiến đấu với đột quỵ. Vài ngày trước, nửa người phải của anh yếu nhẹ, không thể nói chuyện. Xe cấp cứu chuyển anh đến thẳng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115.
Trên phim MRI ghi nhận nhồi máu nhỏ kèm hẹp nặng/ tắc động mạch não giữa. Chưa đầy 24 giờ sau, các triệu chứng diễn tiến nặng hơn, tay và chân liệt hoàn toàn.
Ảnh MRI lần 2 cho thấy thể tích nhồi máu đã lan rộng ở nhiều nơi. Không có các dấu hiệu nên can thiệp xâm lấn, trường hợp của bệnh nhân trẻ tuổi trên đặt ra cho các bác sĩ một bài toán khó.
Thực tế, những trường hợp đột quỵ ở độ tuổi trước 30 như nam thanh niên nói trên không hiếm. Trong khi Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc phải cũng ngày một nhiều.
Chia sẻ với Tri Thức – Znews, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho rằng thực tế này hoàn toàn có thể hiểu được.
Những con số báo động
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2023, Việt Nam có gần 160.000 người tử vong vì đột quỵ do tắc mạch não, xuất huyết não. Cứ 3 trường hợp bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ sẽ có 2 người tử vong hoặc mắc các di chứng lâu dài, buộc phải cần người chăm sóc trong 5 năm sau đột quỵ.
300.000 là số trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim và đột quỵ hàng năm tại Việt Nam. Trong đó, cứ 100 người lại có hơn 30 người mất vì hai căn bệnh này. Trung bình, trong 4 người trên 25 tuổi sẽ có một người đã và sẽ bị đột quỵ.
Đây là thông tin được GS.TS Đỗ Doãn Lợi, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam chia sẻ tại tại Hội thảo về Chương trình dự phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim do Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh viện Kusumi tổ chức hôm 27/10.
Đáng báo động, đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa. Tại các bệnh viện chuyên ngành tim mạch, đột quỵ cũng ghi nhận không ít trường hợp người bệnh chỉ hơn 20 tuổi đến hơn 30 đã bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Video đang HOT
Phớt lờ các dấu hiệu cảnh báo có thể khiến người bệnh lỡ mất thời gian vàng cấp cứu đột quỵ. Ảnh: Shutterstock.
Là đơn vị điều trị đột quỵ lớn nhất tại TP.HCM, mỗi ngày, khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận khoảng 50-70 ca nhập viện do đột quỵ.
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), Chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM cho biết khoảng 15% trong số những ca nhập viện trên là người dưới 45 tuổi, trong khi độ tuổi đột quỵ trung bình của người Việt Nam nằm ở ngưỡng 60 tuổi.
“Có thể thấy rằng đột quỵ ngày càng được trẻ hóa chứ không còn là vấn đề của riêng người cao tuổi”, PGS Thắng chia sẻ.
Lối sống kém lành mạnh là một phần nguyên nhân
PGS Nguyễn Huy Thắng chỉ ra đột quỵ thường xuất phát từ những nguyên nhân như cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa mạch máu, bệnh lý tim mạch… Khoảng 10 năm trở lại đây, các bệnh lý kể trên chỉ còn chiếm khoảng 90% các trường hợp đột quỵ. 10% còn lại đến từ lối sống kém lành mạnh của người trẻ.
Trong bối cảnh cuộc sống ngày càng phát triển, người trẻ phải chịu đựng không ít sự căng thẳng, áp lực. Lúc này, cơ thể sẽ tiết nhiều hormone làm huyết áp tăng, có thể bị co thắt mạch máu não trong một khoảng thời gian ngắn, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ.
Nước ngọt, bánh kẹo, đồ ăn chế biến sẵn có nhiều calo và ít dinh dưỡng… kết hợp thức khuya, dậy muộn, lười vận động có liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường, huyết áp và bệnh tim. Ảnh: Univision.
Thuốc lá, bia rượu, chất gây nghiện cũng là một trong những tác nhân tiềm ẩn dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Số liệu báo cáo nghiên cứu của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá Việt Nam năm 2023 chỉ ra tỷ lệ người tuổi trưởng thành hút thuốc lá chiếm 20,2% (giảm 2,5% so với năm 2015).
Trong đó, tỷ lệ nam hút thuốc lá chiếm 38,9% và nữ chiếm 1.5%. Tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc lá năm 2023 so với năm 2015 có giảm, tuy nhiên tỷ lệ giảm không đáng kể.
Bác sĩ Phạm Văn Cường, khoa Can thiệp mạch thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho rằng bên cạnh nguyên nhân như các bất thường về mạch máu não, dị dạng mạch, vấn đề tim mạch thì thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến nguy cơ đột quỵ sớm.
Ăn uống theo trend, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga, hút thuốc lá, rượu bia… dẫn đến các rối loạn chuyển hóa mỡ máu sớm, tăng huyết áp, béo phì – những bệnh nền vốn là nguy cơ tiềm ẩn của cơn đột quỵ.
“ Quả bom nổ chậm” dễ bị bỏ qua
Bên cạnh những yếu tố kể trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến số ca đột quỵ ngày một tăng chính việc phớt lờ các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
“Trước khi trời mưa thường sẽ có sấm chớp. Có thể hình dung những cơn đột quỵ nhẹ là sấm chớp, có thể dẫn đến đột quỵ ngay sau đó”, bác sĩ Thắng dẫn ví dụ.
Làm việc quá sức, lối sống kém lành mạnh, sinh hoạt không khoa học… làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Ảnh: Freepik.
Đột quỵ nhẹ (hay cơn thiếu máu não thoáng qua) là tình trạng dừng cung cấp máu lên não trong một thời gian ngắn mà không làm tổn thương não hay gây chết mô não. Đối với các ca đột quỵ nhẹ, chưa có đủ chứng cứ ủng hộ việc can thiệp xâm lấn như trên, sẽ rất khó để các bác sĩ đưa ra những chỉ định phù hợp.
Khoảng 90% ca đột quỵ sẽ có các biểu hiện như liệt, yếu nửa người, mất căn bằng cơ thể… Vì lẽ đó, nhiều bệnh nhân, thậm chí là bác sĩ, có thể vô tình bỏ qua một số biểu hiện như méo nửa miệng, yếu nhẹ, giảm thị lực… từ đó để lỡ thời gian vàng cấp cứu (3,5-4 giờ đầu).
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, khoảng 50% bệnh nhân sẽ bị đột quỵ sau 2 ngày trải qua đột quỵ nhẹ. Về lâu dài, đột quỵ nhẹ có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh.
PGS Thắng khuyến cáo khi đã có các triệu chứng gợi ý đột quỵ kể trên, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức. Việc phòng ngừa sớm sẽ tránh được biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong.
Bên cạnh đó, người trẻ vẫn có thể phòng ngừa nguy cơ đột quỵ thông qua việc xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Mọi người nên duy trì việc luyện tập thể dục thể thao, hạn chế hút thuốc lá, rượu bia để giữ sức khỏe ổn định.
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn và chất béo để hạn chế cholesterol trong máu cao gây tắc nghẽn động mạch cũng là chìa khóa để phòng đột quỵ.
Nhóm máu có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn
Những người mang nhóm máu A có nguy cơ đột quỵ cao hơn 16% so với các nhóm máu khác. Họ cũng dễ nhiễm khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột.
Nhóm máu của mỗi người được phân loại theo sự hiện diện của các kháng nguyên, protein cụ thể và phụ thuộc vào nhóm máu của cha mẹ. Kết quả phân tích đăng tải trên tạp chí Neurology phát hiện nhóm máu có thể liên quan đến nguy cơ đột quỵ.
Các tác giả đã tập hợp kết quả của 48 nghiên cứu để xem di truyền liên quan như thế nào đến đột quỵ khởi phát sớm. Theo đó, người mang nhóm máu A có nguy cơ cao hơn 16% so với những người có nhóm máu khác. Những người có nhóm máu O - nhóm phổ biến nhất có nguy cơ thấp hơn 12%.
"Chúng tôi vẫn chưa biết tại sao nhóm máu A lại mang nguy cơ cao hơn nhưng có thể liên quan đến các yếu tố đông máu như tiểu cầu và các tế bào mạch máu", Giáo sư thần kinh học Steven J. Kittner (Đại học Maryland, Mỹ), chia sẻ. Dù vậy, các nhà nghiên cứu cho biết những người có nhóm máu A không nên quá lo lắng và hãy tìm kiếm các xét nghiệm sàng lọc.
Mọi người nên xét nghiệm để biết nhóm máu của mình. Ảnh minh họa: AI
Theo Health Digest, các nghiên cứu trước đây ghi nhận những người có nhóm máu A, B và AB nhiều khả năng mắc một số vấn đề sức khỏe nhất định như rối loạn đông máu. Nhóm máu của bạn được xác định bởi gene ABO và các biến thể A, B của gene này tạo ra các enzyme bổ sung đường vào protein trên bề mặt tế bào hồng cầu. Nhóm người có vấn đề về đông máu có loại đường này trên các tế bào máu và những người có nhóm máu A có mức protein đông máu cao hơn.
Hiệp hội Đột quỵ Mỹ thông tin 87% số cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ liên quan đến cục máu đông chặn dòng máu chảy đến não. Đột quỵ thường liên quan đến người lớn tuổi nhưng gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa. Theo Sutter Health, 15% các cơn đột quỵ xảy ra ở những người dưới 45 tuổi.
Mặc dù bạn không thể kiểm soát nhóm máu và gene của mình nhưng có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách kiểm soát cân nặng, tập thể dục, ăn uống lành mạnh và bỏ thuốc lá.
Ngoài ra, người có nhóm máu A hoặc AB cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn E. coli hơn. Người bệnh có thể bị đau bụng, nôn, sốt, tiêu chảy kéo dài. Theo WebMD, có vẻ như vi khuẩn dễ bám vào các tế bào ruột của những người có 2 nhóm máu trên hơn.
Theo tạp chí Nghiên cứu Lâm sàng, các nhà khoa học đã phân tích mẫu máu từ những người tình nguyện và phát hiện bệnh tiến triển nhanh ở những người có nhóm máu A và AB so với nhóm máu B hoặc O.
Tuy nhiên, những người nhóm máu A lại dễ nhiễm khuẩn tả với các biểu hiện như tiêu chảy, nôn mửa, chuột rút dẫn đến mất nước và sốc có khả năng gây tử vong.
Havard chỉ đích danh 3 thứ trên bàn ăn dễ gây đột quỵ nhất Nghiên cứu với gần 210.000 người tham gia đã đánh giá nguy cơ bệnh tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ mà từng loại thực phẩm siêu chế biến mang lại Thực phẩm "siêu chế biến" (UPF) từ lâu đã bị xem là yếu tố nguy cơ cho nhiều bệnh mạn tính, từ chuyển hóa đến tim mạch, bao gồm các biến...