Nguyên nhân của 200.000 ca tử vong vì tim mạch mỗi năm
Tại Việt Nam, bệnh tim mạch gia tăng hàng năm rất nhanh, các ca tử vong tim mạch chủ yếu do không được phát hiện và điều trị kịp thời
Thống kê của Bộ Y tế cho biết mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong.
Tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch gia tăng nhanh chóng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp (chiếm 75% tổng số tử vong), trong đó có khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.
Một ca phẫu thuật tim mạch cho người bệnh tại cơ sở y tế. Ảnh: Ngô Hùng
Theo PGS-TS Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, “đại dịch” các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng, trong đó có bệnh lý tim mạch.
Bệnh tim mạch đang trẻ hóa. Đáng lưu ý các ca tử vong tim mạch lại chủ yếu do không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dấu hiệu bệnh tim mạch thường xuất hiện thoáng qua, không rõ ràng, khiến người bệnh không để ý cho đến khi có các dấu hiệu nặng
Trong các bệnh lý tim mạch, động mạch vành và đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong hoặc tàn phế nhiều nhất.
Việt Nam cũng là nước có tỉ lệ tăng huyết áp cao, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.
Về nguyên nhân khiến số ca tim mạch ngày càng tăng, các chuyên gia cho rằng là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thừa cân béo phì, nguy cơ hình thành các mảng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch. Ngoài ra, lối sống công nghiệp, ít vận động, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, thường xuyên căng thẳng, bị áp lực trong cuộc sống cũng góp phần khiến số ca mắc mới tăng.
Theo PGS Hùng, trong bối cảnh bệnh tim mạch đang để lại gánh nặng lớn, đòi hỏi các bác sĩ luôn phải tiếp cận với các phương pháp mới để tối ưu hóa chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.
Tại Việt Nam, những năm qua, hầu hết các bệnh lý tim mạch phức tạp đã có thể được chẩn đoán và điều trị trong nước một cách kịp thời, hiệu quả.
Bầu trời New York mù mịt chưa từng thấy
Khói từ những trận cháy rừng ở Canada phủ kín bầu trời nhiều bang phía bắc nước Mỹ, buộc hàng chục bang ở Mỹ và Canada phải ban hành cảnh báo y tế.
New York đang là thành phố có không khí ở mức 'tệ nhất thế giới'.
Phà chở khách du lịch đi ngang tượng Nữ thần tự do dưới bầu trời thành phố New York mịt mù khói cháy rừng từ Canada chiều 6-6 - Ảnh: REUTERS
Cảnh báo không khí tại 17 bang ở Mỹ
Theo Hãng tin Reuters, bầu trời nhiều khu vực thuộc nước Mỹ vào ngày 6-6 được bao phủ bởi khói từ các trận cháy rừng ở Canada. Trong đó thành phố New York là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cháy rừng ở Canada nhuộm cam bầu trời New York
Báo New York Times chiều cùng ngày ghi nhận thành phố này bị một lớp khói mờ bao phủ, khiến bầu trời có màu cam đục và đậm mùi khói. Tình trạng này đã đưa New York lên vị trí số 1 các thành phố lớn có chất lượng không khí tệ nhất trên thế giới của công ty theo dõi chất lượng không khí IQAir.
Bầu trời thành phố New York bị bao phủ bởi khói cháy rừng từ Canada chiều 6-6 - Ảnh: NEW YORK TIMES
"Những người sống ở New York có vấn đề tim mạch hoặc hô hấp không nên ra ngoài trời. Khói từ cháy rừng ở Canada đang tác động lên không khí thành phố.
Khuyến cáo y tế về chất lượng không khí đã được ban hành, người dân nên hạn chế các hoạt động ngoài trời trong ngày hôm nay xuống mức tối thiểu", chính quyền thành phố New York cảnh báo trên Twitter tối 6-6 (giờ địa phương).
Ông Benjamin Lucas, 47 tuổi, chia sẻ: "Không khí sáng nay có mùi giống bánh mì nướng bị cháy. Lúc này, nó có mùi như lửa trại. Thật lạ lùng. Tôi thấy lo cho sức khỏe hô hấp của mẹ tôi".
Trong khi đó, anh Jon Barr, 38 tuổi, cho biết đây là lần đầu tiên trong 12 năm sống ở New York anh thấy bầu trời có màu xám xịt "giống như trong một bộ phim kinh dị" như vậy.
Bầu trời thành phố New York bị khói cháy rừng từ Canada bao phủ chiều 6-6 - Ảnh: NEW YORK TIMES
Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại nhiều khu vực trên khắp nước Mỹ. Trong đó, chính quyền bang Bắc Carolina và thành phố Philadelphia (bang Pennsylvania) đều đã ban hành tình trạng báo động đỏ hoặc cam về chất lượng không khí trong ngày 7-6. Các bang Nam Carolina, Massachusetts, Maryland, Delaware... cũng đã tuyên bố cảnh báo của mình.
Theo Đài ABC, tổng cộng 17 bang ở Mỹ đã phải ban bố cảnh báo về chất lượng không khí.
Diện tích cháy rừng ở Canada nhiều gấp 13 lần mức trung bình
Khói bốc lên từ trận cháy rừng tại bang British Columbia (Canada) ngày 3-6 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, cháy rừng đang diễn ra trên hầu hết 10 tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada. Chỉ trong tối 6-6 (giờ địa phương), lực lượng cứu hỏa tỉnh Quebec cho biết địa phương này đã ghi nhận đến hơn 150 vụ cháy rừng. Chính quyền nhiều khu vực đã khuyên người dân đóng hết cửa sổ và cửa trong nhà.
Cùng lúc, cơ quan khí hậu Canada ghi nhận mức tệ nhất trong Chỉ số y tế về chất lượng không khí đối với thủ đô Ottawa, hiện cũng trong tình trạng "mù sương".
Một người dân đạp xe dưới bầu trời âm u do ảnh hưởng của khói cháy rừng tại thủ đô Ottawa (Canada) - Ảnh: CANADA PRESS
Cơ quan này cảnh báo: "Khói từ các trận cháy rừng trong khu vực cũng như từ Quebec dẫn đến chất lượng không khí suy giảm", đồng thời cho biết tình trạng tương tự cũng diễn ra tại thành phố Toronto và có thể kéo dài đến gần hết tuần.
Tuy cháy rừng diễn ra khá thường xuyên ở các tỉnh phía tây Canada, các trận cháy rừng trong năm 2023 đã lan qua cả khu vực phía đông. Chính phủ liên bang đã phải cử quân đội đến xử lý đám cháy, đồng thời di tản hết người dân bị ảnh hưởng.
Bầu trời thành phố Montreal (Quebec, Canada) bị bao phủ bởi khói cháy rừng chiều 6-6 - Ảnh: AFP
Hãng tin Reuters cho biết từ đầu năm đến nay, khoảng 3,3 triệu ha rừng Canada đã cháy rụi, cao gấp 13 gần mức trung bình của 10 năm qua. Nếu tình trạng này kéo dài, đây sẽ là mùa cháy rừng tồi tệ nhất lịch sử quốc gia này.
Khói cháy rừng có hại thế nào?
Theo báo New York Times, khói cháy rừng bao gồm một hợp chất khí phức tạp, các chất gây ô nhiễm, hơi nước và hạt ô nhiễm. Trong đó, hạt ô nhiễm có hại đến sức khỏe nhất. Nhiều hạt có kích cỡ chỉ bằng 1/5 đến 1/13 độ rộng tóc người, cho phép chúng xâm nhập vào sâu bên trong phổi và mạch máu, gây viêm nhiễm hoặc suy giảm sức đề kháng.
Ngoài ra, khói cháy rừng cũng có thể chứa nhiều hóa chất có thể gây ung thư, kim loại nặng hoặc nhựa. Bác sĩ hô hấp kiêm giáo sư dược tại Đại học California John Balmes chia sẻ: "Khói này 'giống khói thuốc lá mà không có nicotine'".
WHO cảnh báo không sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân Những sản phẩm ăn kiêng này không giúp giảm mỡ trong cơ thể về lâu dài mà thay vào đó có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn. WHO khuyến cáo mọi người nên giảm hoàn toàn độ ngọt trong chế độ ăn uống của mình. Ảnh minh họa: Shutterstock Trong hướng dẫn mới cảnh báo...