Nguồn gốc bất ngờ của “hành tinh thứ 9 làm bằng vàng”
Psyche, từng được cho là tàn tích đầy vàng, bạch kim của một “ hành tinh thất bại”, có thể đến từ khu vực bên ngoài đường tuyết của Thái Dương hệ.
Theo Sci-News, một nhóm khoa học gia đã sử dụng dữ liệu quang phổ từ kính viễn vọng không gian James Webb và xác nhận sự hiện diện của các phân tử hydroxyl trên bề mặt của tiểu hành tinh kim loại Psyche.
Và các khoáng chất ngậm nước này đã kể lại lịch sử phức tạp của vật thể.
Tiểu hành tinh Psyche nằm giữa vành đai tiểu hành tinh dày đặc – Ảnh: SwRI
Psyche là một tiểu hành tinh kim loại có đường kính khoảng 226 km, nằm trong vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc.
Các nhà khoa học tin rằng vật thể này có thể rất giàu vàng, ngoài ra còn có bạch kim và một số kim loại đáng giá khác, khiến nó có giá trị gấp 70.000-75.000 lần nền kinh tế toàn cầu.
Tuy vậy cũng có người cho rằng nó chủ yếu giàu sắt và niken.
Video đang HOT
Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó không phải tiểu hành tinh bình thường, mà chính là phần lõi của một “ hành tinh thứ 9″ hay ít ra là một tiề.n hành tinh khi hệ Mặt Trời còn sơ khai, đã chế.t yểu trong quá trình hình thành.
Nhưng giờ đây, thứ khiến các nhà khoa học quan tâm là nguồn gốc của nó, thứ có thể giải thích tính giàu kim loại, bất kể đó có phải vàng hay không.
“Hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa của hệ Mặt Trời gắn chặt với các diễn giải về thành phần tiểu hành tinh, đặc biệt là các tiểu hành tinh loại M có chứa nồng độ kim loại cao” – TS Stephanie Jarmak từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (Mỹ) cho biết.
Dữ liệu mới chỉ ra hydroxyl và có lẽ là nước trên bề mặt Psyche. Các khoáng chất ngậm nước có thể là kết quả của các nguồn bên ngoài, bao gồm cả các tác nhân va chạm.
Nếu quá trình hydrat hóa này là tự nhiên hoặc nội sinh, thì Psyche có thể có lịch sử tiến hóa khác so với những gì các mô hình hiện tại gợi ý.
TS Anicia Arredondo, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Tây Nam (SwRI – Mỹ), cho biết các tiểu hành tinh vốn là những gì còn sót lại của quá trình hình thành hành tinh, do đó thành phần của chúng thay đổi tùy thuộc vào vị trí ra đời trong tinh vân Mặt Trời.
Sự tồn tại của khoáng chất ngậm nước trên bề mặt gợi ý Psyche có thể không phải lõi hành tinh thất bại, mà là một kẻ lang thang ngoài “đường tuyết” của hệ sao chúng ta đang trú ngụ.
Đó là nơi mà trong thuở sơ khai của Thái Dương hệ, nhiệt độ đĩa tiề.n hành tinh đủ thấp để các hợp chất dễ bay hơi ngưng tụ thành chất rắn, trước khi di chuyển đến vành đai chính.
Ngoài ra, sự không đồng nhất của quá trình hydrat hóa ở các nơi khác nhau trên bề mặt có thể được giải thích bằng tác động từ các tiểu hành tinh chondrite cacbon được cho là có hàm lượng nước rất cao.
Hiểu được vị trí của Pysche và các tiểu hành tinh khác, cũng như thành phần của chúng cho chúng ta biết cách các vật liệu trong tinh vân Mặt trời được phân bổ và tiến hóa như thế nào kể từ khi hình thành.
Điều này cũng giúp chúng ta hiểu hơn về cách nước được phân bố trong hệ Mặt Trời, từ đó suy ra sự phân bố nước ở các hành tinh khác.
Cách nước phân bố trong Hệ Mặt trời của chúng ta sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự phân bố nước ở các hệ hành tinh khác, cũng là giúp định hướng các sứ mệnh tìm kiếm sự sống.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Planetary Science Journal.
Kính viễn vọng James Webb phát hiện nước trên sao chổi hiếm
Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã phát hiện nước trên một sao chổi xuất phát từ vành đai tiểu hành tinh nằm giữa quỹ đạo sao Hỏa và sao Mộc, nhờ vào kính viễn vọng không gian James Webb.
Mô phỏng luồng khí tỏa ra từ sao chổi 238P/Read. ẢNH NASA/ESA
Đây là khám phá đầu tiên sau 15 năm nỗ lực của giới thiên văn học, và mới đây chỉ thực hiện được sau khi kính James Webb được triển khai.
Kính James Webb phát hiện hơi nước xung quanh sao chổi 238P/Read, cho thấy băng nước có thể được duy trì ở phần ấm hơn của hệ mặt trời, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature.
Các sao chổi chủ yếu tồn tại ở vành đai Kuiper và đám mây Oort, chỉ những khu vực băng giá nằm ngoài quỹ đạo Hải Vương tinh và có thể bảo toàn một số dạng vật liệu còn sót lại trong quá trình hình thành hệ mặt trời. Những sao chổi này lên đường chu du hàng ngàn năm, thậm chí cả triệu năm để đến khu vực gần trái đất.
Tuy nhiên, một nhóm phụ của các sao chổi hiếm hơn, gọi là sao chổi vành đai chính, nằm ở khu vực của vành đai tiểu hành tinh với quỹ đạo hình tròn quanh mặt trời.
Ảnh chụp sao chổi 238P/Read trong lúc di chuyển quanh mặt trời. ẢNH NASA/ESA
Thay vì tỏa ra bụi băng như sao chổi ở xa hơn, nhóm sao chổi ở vành đai chính chủ yếu phóng thích bụi trong quá trình di chuyển. Do vị trí của chúng ở khu vực ấm hơn của hệ mặt trời, những sao chổi này được cho không thể duy trì đa số băng nước.
Thế nhưng, phát hiện mới cung cấp thêm chứng cứ về giả thuyết tại sao trái đất sở hữu nguồn tài nguyên nước dồi dào từ thời sơ khai. Theo đó, các tiểu hành tinh và sao chổi mang theo nước có lẽ đã đâ.m vào trái đất lúc còn non trẻ, cho phép địa cầu có nhiều nước như hiện nay.
Hệ Mặt Trời xuất hiện một "đại dương sự sống" mới? Ở nơi cực kỳ tăm lối và lạnh lẽo của Thái Dương hệ, manh mối về một đại dương nước lỏng của Ariel hoàn toàn gây kinh ngạc. Mặt trăng Ariel của Sao Thiên Vương, vốn được đặt theo tên của một linh hồn trong bi hài kịch "The Tempest" (Bão tố) của William Shakespeare, đã để lộ dấu hiệu gián tiếp về...