Người truyền lửa cho tình yêu tiếng Việt tại Đài Loan (Trung Quốc)
Nhân một năm triển khai đề án Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên TTXVN tại Trung Quốc đã có cuộc trò chuyện với cô Nguyễn Thị Liên Hương, Giảng viên bộ môn Tiếng Việt tại Đại học Đài Loan (Trung Quốc).
Cô cũng là tác giả và đồng tác giả của hơn 17 đầu sách tiếng Việt và văn hóa Việt Nam xuất bản tại Đài Loan và Mỹ, dành cho các lứa tuổ.i từ bậc tiểu học đến nghiên cứu sinh; biên tập và xuất bản 2 bộ bài Poker có thể vừa chơi vừa học tiếng Việt và cuốn 300 câu thành ngữ Trung-Việt…
Cô Nguyễn Thị Liên Hương với cuốn Từ điển tiếng Việt bằng tranh do cô biên soạn. Ảnh: TTXVN phát
Cô Nguyễn Thị Liên Hương chia sẻ năm 2008, khi cô bắt đầu giảng dạy tại Đại học Đài Loan, có rất ít người biết về Việt Nam. Người Việt Nam tại Đài Loan vào thời điểm đó đa phần là người đi xuất khẩu lao động và các chị em theo diện kết hôn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ngoài hai lực lượng chính trên, số lượng sinh viên Việt Nam đến du học tại đây đứng đầu trong số sinh viên các nước tại hòn đảo này.
Cô Liên Hương nhớ lại cách đây 16 năm, khi Đại học Đài Loan mở lớp tiếng Việt, mỗi lớp chỉ có 3-4 học sinh, việc tìm tài liệu giảng dạy cho sinh viên gặp nhiều khó khăn.
Sau 3-4 năm giảng dạy, cô Liên Hương suy nghĩ phải tự biên soạn tài liệu vì việc dùng tài liệu trong nước không phù hợp cho các đối tượng sinh viên. Ở thời điểm đó, dù chưa biết tương lai như thế nào nhưng cô vẫn nung nấu ý định viết giáo trình tiếng Việt.
Do từng có nhiều năm làm nghiên cứu tại Viện Trung Quốc thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nên cô Liên Hương rất thích viết sách và đứng từ góc độ không phải dân chuyên ngôn ngữ, cô lại có thể tìm ra cách viết để học sinh dễ hiểu hơn. Trong quá trình viết sách, cô cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô ở Khoa Việt Nam học và tiếng Việt – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, mỗi lần có dịp về Việt Nam cô cũng đến thư viện ở Viện Ngôn ngữ học để tìm hiểu thêm cách viết, cách tiếp cận sao cho sinh viên tại Đài Loan, Trung Quốc đại lục, Hong Kong, người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và các bạn sinh viên đến Đài Loan học trao đổi ngôn ngữ đều có thể tiếp cận.
Cô Nguyễn Thị Liên Hương trò chuyện với các sinh viên lớp tiếng Việt tại Đại học Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: TTXVN phát
Khoảng 8 năm sau đó, cuốn giáo trình tiếng Việt đầu tiên của cô Liên Hương đã được xuất bản. Thị trường sách tiếng Việt ở Đài Loan khi đó có lẽ quá hiếm nên sau khi phát hành được một tuần, cuốn giáo trình của cô đã được xếp hạng nhất trên bảng sách ngoại ngữ bán chạy cho người Đài Loan. Điều khiến cô bất ngờ là thời điểm đó ngoại ngữ chính ở Đài Loan vẫn là tiếng Anh, tiếng Nhật, nhưng sách tiếng Việt lại được đón nhận như vậy và đó chính là một trong những động lực để cô có thể liên tục xuất bản các cuốn tiếp theo. Có người bạn tại Đài Loan đã gọi đùa cô là “thần sách” vì sự đam mê yêu thích viết của cô. Sách của cô (cả với tư cách là đồng tác giả) hướng đến nhiều đối tượng từ những học sinh tiểu học đến nghiên cứu sinh, đến những người muốn tìm hiểu kho tàng ngụ ngôn, tác phẩm văn học hay dạng 100 câu hỏi về Việt Nam, đến cả thành ngữ Trung-Việt…
Video đang HOT
Cô Liên Hương chia sẻ càng nhiều người Đài Loan chưa hiểu rõ về Việt Nam, cô càng muốn làm cho họ hiểu hơn, không những về văn hóa, phong tục mà còn về một Việt Nam hiện đại. Cô có cảm giác viết sách như là sứ mệnh của mình, từ nhỏ cô đã học được sự chăm chỉ từ bố mẹ cũng là những người làm công tác nghiên cứu. Mỗi lần đến công đoạn sửa bông lần cuối, cô Liên Hương đều viết vào cuốn sổ rằng thôi viết nốt lần này nhưng lần nào cô cũng thất hứa với bản thân vì khi thấy một mảng nào đó mà người Đài Loan chưa hiểu về Việt Nam, mà mình vẫn chưa đề cập đến, cô lại thôi thúc muốn được viết. Cô Liên Hương chia sẻ khó khăn lớn nhất trong quá trình viết sách đó là phải khắc phục yếu tố sức khỏe, và phải hy sinh một phần thời gian cho gia đình, cho bản thân.
Cô Liên Hương cho biết trong 16 năm giảng dạy tiếng Việt, cô không những truyền đạt ngôn ngữ cho người Đài Loan, sinh viên Đài Loan mà còn cả sinh viên của các nước đến trao đổi tại Đài Loan mà phần đông là thế hệ F2.
Năm 2012, Đài Loan thực hiện chương trình phát triển tiếng Việt, cụ thể là kế hoạch “Ngọn Đuốc” tức là đưa tiếng Việt và một số ngôn ngữ Đông Nam Á vào giảng dạy ở các trường nơi có đông di dân, ví dụ như thành phố Tân Bắc và một số huyện thị. Sau khi đưa vào giảng dạy thí điểm ở những nơi này, chính quyền Đài Loan cũng tăng cường thêm giáo trình và kêu gọi cộng đồng người Việt tham gia đội ngũ giảng viên giảng dạy tiếng Việt. Năm 2019, cơ quan giáo dục Đài Loan chính thức đưa tiếng Việt thành tiếng mẹ đẻ ở cấp 1 cùng 7 ngoại ngữ khác, theo đó tính cả ở cấp 2 và cấp 3, theo con số thống kê chưa đầy đủ, số lượng giáo viên phải đến gần 2.000 người và cô Liên Hương cũng tham gia công tác bồi dưỡng cho giáo viên ở các huyện, thị theo chương trình 72 giờ. Nhiều trong số giáo viên đó là các chị em kết hôn với người Đài Loan. Khi chính quyền Đài Loan công nhận tiếng Việt cũng như 6 loại ngôn ngữ Đông Nam Á khác thì phong trào giảng dạy tiếng Việt trong các trường sôi động rõ rệt.
Sinh viên Đại học Đài Loan (Trung Quốc) với cuốn giáo trình học tiếng Việt của cô Nguyễn Thị Liên Hương. Ảnh: TTXVN phát
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng hơn 40 trường đại học ở Đài Loan giảng dạy môn tiếng Việt. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư hay các ngân hàng mở tại Việt Nam. Có 15 đến 16 nước như Na Uy, Phần Lan, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, Brazil, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Singapore… có sinh viên trao đổi tại Đại học Đài Loan, trong đó có một bộ phận là sinh viên thế hệ F2 đến Đài Loan học tiếng Việt.
Ngoài ra, khi ngày càng nhiều thương nhân Đài Loan vào Việt Nam hơn, nhu cầu học tiếng Việt cũng tăng lên.
Do đối tượng học tiếng Việt càng ngày càng nhiều, trong khi giáo trình tiếng Việt chưa phong phú như các ngoại ngữ khác dù các thầy cô ở trong nước rất nỗ lực. Chính vì lý do đó, cô Liên Hương càng muốn viết sách. Cô muốn hướng đến sinh viên con em thế hệ F2, chiếm từ 30% đến 50% sinh viên các lớp tiếng Việt ở các trường đại học mà cô giảng dạy.
Ngoài công việc chính là giảng dạy, cô Liên Hương còn làm Biên tập viên Ban thời sự Việt Ngữ đài PTS Đài Loan, tham gia Diễn đàn gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài. Có nhiều bạn học sinh, sinh viên từ chỗ thờ ơ với tiếng mẹ đẻ, sau cuộc trò chuyện với cô, các bạn có thêm động lực, niềm tin muốn học ngôn ngữ của mẹ.
Phản hồi của các bạn học sinh, sinh viên cũng đã tiếp thêm động lực cho cô yêu nghề hơn. Một ví dụ nho nhỏ nhưng khiến cô Liên Hương rất hạnh phúc khi một bạn sinh viên thế hệ F2 sau vài tháng học tiếng Việt đã thay từ “đi” bằng từ “về” Việt Nam thăm ngoại hay du lịch. Dù chỉ là một điều nho nhỏ nhưng không hiểu sao cô cảm thấy rưng rưng, xúc động, khi nghĩ đến sứ mệnh của mình. Có bạn từ chỗ không biết gì về tiếng Việt đến sau 2 năm học đã viết được bức thư cho mẹ, người mẹ đọc bức thư đó đã khóc và cảm động. Hay như khi cô được nghe một bạn sinh viên người Mỹ say sưa hát 1 ca khúc dân ca của Việt Nam, khiến cô thấy rất vui vì khi bạn đến lớp buổi đầu chỉ nói được các từ “xin chào”, “cảm ơn”… Những điều nho nhỏ như thế thôi nhưng đã tiếp thêm động lực cho cô.
Cô Nguyễn Thị Liên Hương trong giờ dạy tiếng Việt cho sinh viên Đại học Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: TTXVN phát
Cô Liên Hương chia sẻ chỉ có mong ước giản dị tiếp tục viết, song song với làm công việc truyền bá tiếng Việt, tập trung viết giáo trình sách trung cấp tiếng Việt 2 mà cô đang phối hợp với một giáo viên khác.
Cô mong rằng tiếp tục có nhiều cơ hội được gặp gỡ, giảng dạy cho nhiều sinh viên thế hệ F2 ở Đài Loan, cũng như các sinh viên khoa Luật, khoa Y, khoa Công tác xã hội… – những người tương lai sẽ tiếp xúc nhiều với cộng đồng di dân người Việt ở Đài Loan và những người Đài Loan trong tương lai sẽ sang Việt Nam làm việc. Ngoài ra, cô cũng mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm này cho các giáo viên không chỉ ở Đài Loan mà còn ở các nơi trên thế giới. Đó là lý do cô tham gia Diễn đàn gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài để có thể chia sẻ được thêm kinh nghiệm của bản thân.
Cộng đồng người Việt Nam ở Đài Loan càng ngày càng đông thì ngày càng nhiều người Đài Loan muốn tìm hiểu, đi du lịch Việt Nam, muốn sang Việt Nam đầu tư, muốn giao lưu với Việt Nam trên mọi phương diện, vì vậy càng ngày càng có nhiều người học tiếng Việt hơn.
Hiện nay có 272.000 người lao động, khoảng 120.000 phụ nữ kết hôn với người Đài Loan và hơn 27.000 lưu học sinh Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Đài Loan.
Lan tỏa hành trình ngôn ngữ Việt tại Brunei
Mặc dù mới được đưa vào giảng dạy tại trường Đại học Quốc gia Brunei (UBD) từ năm 2022, song cho đến nay lớp học tiếng Việt, do Tiến sĩ Trần Trọng Nghĩa phụ trách và giảng dạy, đã thu hút được gần 100 sinh viên nước ngoài, chủ yếu là người Brunei theo học.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định (bên phải) lưu bút tại trường Đại học Quốc gia Brunei.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, giảng viên Trần Trọng Nghĩa bày tỏ mong muốn Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei và UBD tổ chức nhiều hơn nữa những hoạt động thiết thực để quảng bá và hỗ trợ việc giảng dạy tiếng Việt như tạo ra Góc văn hóa Việt Nam, tài trợ học bổng cho sinh viên nước ngoài học tiếng Việt được đến Việt Nam trải nghiệm thực tế hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn để trải nghiệm văn hóa, ngôn ngữ Việt...
Cái duyên đến với lớp học tiếng Việt tại Brunei của anh Nghĩa bắt đầu từ một lá thư điện tử của Khoa Việt Nam học của UBD về nhu cầu tuyển giảng viên tiếng Việt. Trải qua 3 vòng phỏng vấn kéo dài 6 tháng, anh đã được nhận vào trường. Đam mê với sứ mệnh "Lan tỏa ngôn ngữ Việt" anh Nghĩa luôn tạo ra các sân chơi giúp sinh viên thực hành tiếng theo các chủ đề cụ thể.
Theo quy định của nhà trường, cứ mỗi 4 giờ trên lớp sẽ có 4 giờ ngoại khóa. Tuy nhiên, lớp học của anh chủ yếu là giờ ngoại khóa. Chính vì vậy, số sinh viên đăng ký theo học tiếng Việt tại Brunei ngày càng đông và hào hứng.
Các sinh viên của lớp học tiếng Việt tại trường Đại học Quốc gia Brunei.
Luôn trăn trở, suy tư về việc giảng dạy tiếng Việt tại Brunei, Tiến sĩ Trần Trọng Nghĩa, đến từ Khoa Việt Nam học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh luôn phấn khởi trước những bước tiến của các sinh viên nước ngoài trong quá trình chinh phục ngôn ngữ Việt - một trong những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới.
Bị hấp dẫn bởi những sự kiện văn hóa Việt được tổ chức tại Brunei như Giao lưu văn hóa và ẩm thực Việt, Trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam...nam sinh viên Brunei, AWG Rolando Dala, 22 tuổ.i, đã bày tỏ tình yêu nồng nhiệt với văn hóa Việt trên trang mạng xã hội cá nhân và đặt quyết tâm chinh phục ngôn ngữ của đất nước hình chữ S. Với tuổ.i trẻ đầy nhiệt huyết và ưa khám phá, Rolando vừa hoàn thành chương trình "Discovery Year" do UBD kết hợp với trường Đại học FPT Đà Nẵng tổ chức tại thành phố biển xinh đẹp này để trải nghiệm thực tế về vốn tiếng Việt của mình trong 14 tuần.
Là một n.ữ sin.h viên Ấn Độ thông minh, Zainab Akhtar đã trở thành sinh viên đầu tiên trong khóa đăng ký học đầy đủ 6 cấp độ tiếng Việt để đạt trình độ Minor (khi tốt nghiệp được nhà trường công nhận thêm 1 chuyên ngành phụ bên cạnh chuyên ngành Vật lý ứng dụng đang theo học). Với cấp độ 3 như hiện nay, Akhtar đã sử dụng khá tốt tiếng Việt và được trường cử làm liên lạc viên, đại diện cho UBD kết nối với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Hiện tại việc giảng dạy tiếng Việt tại UBD hoàn toàn miễn phí và đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm nhiệt tình của Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei. Trong khuôn khổ các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến Brunei gần đây như chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi tháng 2/2023, Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Khắc Định vào tháng 8 vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei luôn tạo điều kiện để thầy, trò lớp Tiếng Việt được ra mắt lãnh đạo và chào mừng đoàn đến với Brunei.
Phó Hiệu trưởng UBD, Tiến sĩ Hazri bin Haji Kifle, nêu rõ một trong những mục tiêu của nhà trường là mong muốn thúc đẩy phát triển môi trường giáo dục đa văn hóa, tăng cường hợp tác đào tạo về ngôn ngữ. Từ tháng 1/2022, trường đã bắt đầu tuyển sinh viên học tiếng Việt với 6 cấp độ và hiện đã có gần 100 sinh viên đang theo học. Thành tích học tập của các sinh viên theo học chuyên ngành ngôn ngữ tiếng Việt rất tốt. Đặc biệt, không chỉ có sinh viên có nguyện vọng theo học tiếng Việt mà hiện nay nhiều người đang đi làm tại Brunei cũng có nhu cầu học tiếng Việt và nhà trường đang mở thêm các khóa học tiếng Việt online...
Được thành lập năm 1985, Đại học Quốc gia Brunei (UBD) - trường đại học hàng đầu của Brunei, do Quốc vương Hassanal Bolkial làm Hiệu trưởng, hiện được xếp hạng 71 tại khu vực châu Á và 385 trên thế giới. UBD có 8 chuyên ngành đào tạo - nghiên cứu, 9 viện nghiên cứu và 6 trung tâm dịch vụ đào tạo, bao gồm nhiều nội dung, như nghiên cứu Hồi giáo, kinh doanh, nghệ thuật, khoa học, y tế, nghiên cứu châu Á, nghiên cứu chính sách, giáo dục, đa dạng sinh học và công nghệ. Đội ngũ giảng viên và sinh viên UBD đến từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Hiện UBD đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều cơ cở đào tạo, nghiên cứu uy tín trên thế giới.
Biến đổi khí hậu có thể là tác nhân gia tăng cường độ của bão Ngày 29/8, tổ chức World Weather Attribution (WWA) cho biết biến đổi khí hậu đã làm gia tăng lượng mưa và sức gió khi bão Gaemi đổ bộ khiến hàng chục người thiệ.t mạn.g khắp Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục trong năm nay. Sóng lớn xô vào bờ biển trước bão Gaemi tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc,...