Người phụ nữ phong kiến một năm tắm một lần: Lý do phía sau khiến ai cũng bất ngờ
Người phụ nữ phong kiến thời xưa không phải không muốn tắm rửa sạch sẽ mà có rất nhiều lý do khác phía sau.
Ngày nay, con người nhờ sự phát triển của xã hội đã được sống cuộc sống đầy đủ hơn. Cho dù là mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh giá, chúng ta đều có thể tắm rửa thoải mái. Đây cũng là cách giữ gìn vệ sinh của con người trong thời hiện đại.
Thế nhưng, ít ai biết được rằng, những người thuộc thời phong kiến xưa, đặc biệt là phụ nữ chỉ tắm gội một lần trong một năm. Các nhà sử học dựa trên các tài liệu cổ đã thực hiện một nghiên cứu về vấn đề này. Họ kết luận rằng cổ nhân không phải vì lười biếng mà phía sau việc ít tắm rửa của những người phụ nữ xưa còn có nguyên nhân khác. Đó là gì?
Người phụ nữ thời xưa có thói quen một năm tắm gội một lần. (Ảnh: Sohu)
Vào thời nhà Tần, người phụ nữ thường có thói quen 3 ngày gội đầu một lần và 5 ngày sẽ tắm 1 lần. Vào thời nhà Hán, người phụ nữ xưa cứ 5 ngày sẽ tắm gội 1 lần. Đến cuối thời Đường, họ chuyển sang 10 ngày mới tắm gội một lần. Sau đó, họ thay đổi thói quen thành một năm tắm gội một lần.
Nếu một người đàn ông ở thời phong kiến cảm thấy nóng nực, họ chỉ cần tìm một dòng sông hoặc dòng suối để tắm nhưng người phụ nữ thì không thể như vậy. Họ rất hiếm khi chọn sông, suối mà phải xách nước về nhà rồi mới được tắm để giữ lễ nghĩa. Đối với những người phụ nữ sống trong gia đình giàu có thì dễ dàng hơn, họ không phải tự xách nước, ngay cả việc tắm rửa cũng có thị nữ hầu hạ.
Video đang HOT
Người phụ nữ xưa có nhiều lý do khiến cho việc tắm rửa trở nên khó khăn. (Ảnh: Sohu)
Tuy nhiên, vào mùa đông lạnh giá, việc tắm rửa trở nên khó khăn hơn nhiều. Ở thời phong kiến, mọi thứ vẫn còn khá lạc hậu, người xưa cũng chưa có lò sưởi, những ngôi nhà chủ yếu được làm từ gỗ hoặc rơm khiến cho chúng trở nên lạnh lẽo mỗi khi mùa đông tới.
Lúc này, việc tắm rửa sẽ trở thành “cực hình” bởi trời quá lạnh. Hơn nữa, tắm rửa trong cái lạnh dễ khiến con người sinh bệnh. Do đó, việc tắm gội của người phụ nữ ở thời đó trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, khoảng thời gian giữa mùa đông và mùa hè tương đối dài nên họ chỉ còn cách một năm mới tắm một lần. Mãi cho tới sau này, khi các nhà tắm công cộng được khai thác và đưa vào kinh doanh thì công việc tắm rửa vệ sinh của người phụ nữ mới được cải thiện. Qua đây, có thể thấy, cuộc sống của người xưa thật sự quá nhiều thiếu thốn.
Loạt ảnh hiếm khoe trọn dung mạo cuốn hút lạ thường của các nữ samurai thời xưa
Được gọi là "onna bugeisha", những nữ samurai là một phần quan trọng trong lịch sử quân sự của Nhật Bản.
Nhắc đến văn hóa Nhật Bản, truyền thuyết về samurai luôn là điểm nhấn thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngoài những chiến binh samurai là đàn ông, ở xã hội Nhật Bản thời xưa cũng có không ít nữ chiến binh samurai.
Vào thời phong kiến, tầng lớp "bushi" (chiến binh) ở Nhật Bản được coi là một trong những tầng lớp cao quý. Họ được huấn luyện để sử dụng loại vũ khí có tên naginata, loại vũ khí là một cây gậy dài với lưỡi cong nhọn ở đầu, được thiết kế riêng cho phụ nữ để giúp họ giữ thăng bằng tốt hơn.
Từ thế kỷ 12 đến 19, những phụ nữ thuộc tầng lớp võ sĩ đều được dạy nghệ thuật chiến đấu và cách sử dụng naginata, chủ yếu để bảo vệ bản thân và gia đình trong những cuộc chiến. Hoàng hậu Jingu được biết đến là nữ samurai đầu tiên và cũng là người đóng vai trò nhiếp chính điều hành nước Nhật sau khi chồng qua đời.
Dù là những người phụ nữ mạnh mẽ và lập không ít chiến công trong những trận chiến nhưng dung mạo cuốn hút của những nữ chiến binh này vẫn phần nào khiến hậu thể phải trầm trồ.
Phóng to 10 lần bức họa 400 năm tuổi, du khách ngỡ ngàng vì một chi tiết "du hành thời gian" Chi tiết siêu nhỏ trong bức tranh từ thế kỷ 17 này đã khiến du khách đến thăm quan bảo tàng vô cùng ngạc nhiên. Trang Daily Mail mới đây đưa tin, một bí mật đầy thú vị đã được du khách tình cờ phát hiện khi đến thăm Bảo tàng Nghệ thuật London (Anh). Theo đó, người phụ nữ tên Fiona Foskett...