Người dân vượt đường xa về viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
Sáng nay, nhiều người dân TP.HCM và các tỉnh lân cận đã đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Lễ viếng bắt đầu lúc 8h, các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ ban ngành địa phương đã đến thắp hương, viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Đáng nói, nhiều người dân TP.HCM và các tỉnh lân cận có mặt từ sáng sớm để viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, thể hiện sự kính trọng, thương tiếc vị lãnh đạo quá cố.
Ngay từ sáng sớm đã nhiều đoàn đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Từ 6 giờ sáng người dân đến chờ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Bà Lê Thi Hông (68 tuôi, quê Gia Lai) cho biêt, nghe tin nguyên Thu tương mât ba rât buôn. Để tưởng nhớ ông, bà quyết định đón xe khách xuống Sài Gòn dự lễ viếng sáng nay.
“Tôi qua 10h đêm tôi đa đên dinh Thống Nhất đê đon linh cưu cua ông. Sang nay tôi đến từ 6h sáng, giờ đang chờ tới lượt vào viếng…”- ba Hông noi.
Ba Hồng cho biêt, du chưa từng găp ông Phan Văn Khải, nhưng qua sách báo, bà biết ông là Thủ tướng bình dị và gần dân. Thời ông con đương chưc, nhờ sự thông thoáng về chính sách kinh tê, gia đình bà mở công ty làm ăn và trở nên khấm khá, cuộc sống ngày càng tốt hơn…
Bà Lê Thi Hông (quê Gia Lai) xuống TP.HCM để dự lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Cùng là người ở tỉnh về TP như bà Hồng, ông Đinh Văn Lý (63 tuổ.i, quê Lâm Đồng) nghe tin nguyên Thu tương qua đơi, vội đón xe đò từ tối 19.3 về Sài Gòn để sáng 20.3 tới cho kịp lễ viếng.
Ông Lý cho biêt: “Ông Phan Văn Khai la mẫu lãnh đạo tài năng, nhiệt huyết, nhưng sống bình dị và chân tình. Cả nhà tôi ai cũng tiếc thương ông ấy. Hôm nay tôi thay mặt tới viếng, thắp cho ông ấy nén nhang…”
Video đang HOT
Ông Đinh Văn Lý (63 tuổ.i, quê tỉnh Lâm Đồng) từ Lâm Đồng xuống TP.HCM để viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Còn ông Nguyễn Quốc Sinh, anh hùng LLVT, tâm sự: “Tôi gọi ông Khải là cậu ruột. Ấn tượng về ông ấy trong tôi là lòng tốt với mọi người, sự gắn bó thủy chung, ruột thịt với quê hương. Cuối đời ông sống bình dị gần dân, làng xóm ai nghèo khó, ông biết là nghĩ cách giúp. Hễ việc tốt, hợp lý ông sẽ giúp hết lòng. Việc không đúng ông cản tới nơi. Bà con Tân Thông Hội từ già tới trẻ đều thương quí là vậy”.
Ông Nguyễn Quốc Sinh, anh hùng LLVT.
Lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bắt đầu từ 8h ngày 20.3 đến hết ngày 21.3 tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Theo Nhóm PV (VietNamNet)
Cả nước treo cờ rủ vĩnh biệt nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
Ngày 20/3, lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải theo nghi thức Quốc tang diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (TPHCM) và Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong (Hà Nội). Trên khắp cả nước, các công sở đều treo cờ rủ để tang ông.
Từ cơ quan nhà nước
Đến trường học
Địa điểm văn hóa, giải trí
Đến doanh nghiệp
Bên trong hội trường, từng đoàn khách đang xếp hàng vào viếng cố Thủ tướng Phan Văn Khải
Sơ đồ bố trí thăm viếng bên trong Hội trường Thống Nhất được đặt ngay cổng để các đoàn khách viếng tiện theo dõi
Những khách viếng tang sớm nhất trong ngày hôm nay
Cảnh sát giao thông tất bật để đảm bảo an toàn giao thông trước cổng Hội trường Thống Nhất
Phòng CSGT TPHCM huy động hết lực lượng, trưởng phòng Huỳnh Trung Phong cũng ra đường điều tiết giao thông
Truyền nhau ổ bánh mì ăn vội để làm nhiệm vụ
Cảnh sát nữ được ưu tiên đứng chốt trực tại các vị trí cố định.
Từ sáng 20/3, ngày Quốc tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, tại Huế, toàn bộ các cơ quan công sở cùng để cờ rủ.
Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng
Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế
Và tại Kỳ Đài Huế...
...lá cờ khổng lồ lớn nhất ở Huế được thắt dải băng đen để tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. (Ảnh: Đại Dương)
Phạm Nguyễn
Theo Dantri
Cụ bà 81 tuổ.i vượt 300km đi viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải Quãng đường gần 300km ngồi xe đò đối với người phụ nữ 81 tuổ.i rất mỏi mệt, nhưng bà tả là "đáng lắm, mệt nữa cũng đáng", vì đây là cơ hội cuối để bà nói lời chào ông Sáu Khải. ' Vô cùng tiếc thương ông Sáu Khải' Sáng 20.3, nhiều người dân có mặt từ sớm tại Hội trường Thống Nhất,...