Người đàn ông mất máu nặng suýt chết vì bệnh lạ
Người đàn ông ói ra máu, đi cầu phân đen từng đợt không rõ nguyên do nên nhập viện cấp cứu nhưng không ngờ mình mắc căn bệnh lạ.
Ngày 17-7, tin từ Bệnh viện (BV) Bình Dân (TP.HCM) cho biết chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, BV đã cấp cứu cho ba bệnh nhân bị thủng động mạch chủ do lao. Các bệnh nhân đã được phẫu thuật cấp cứu kịp thời, cắt lọc túi phình, loại bỏ đoạn mạch máu bị hủy hoại do lao, đặt ống ghép động mạch nhân tạo.
Gần đây nhất là tháng 5-2020, ông ĐMT (64 tuổi, ngụ Cà Mau) nhập viện cấp cứu vì ói ra máu và đi cầu phân đen từng đợt lượng nhiều không rõ nguyên do.
Trước đó, ông T. đã bị cụt 2 chân và bị hoại tử vùng tầng sinh môn, và mở bàng quang thoát nước tiểu cách đây 8 tháng.
Các bác sĩ đang phẫu thuật cho bệnh nhân bị thủng động mạch chủ. Ảnh: BVCC
Thăm khám ban đầu, các bác sĩ nghi ngờ đây là một trường hợp xuất huyết tiêu hóa do nhiễm trùng. Tuy nhiên, nội soi dạ dày tá tràng, đại tràng đều không thấy chỗ chảy máu. Chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân có ổ viêm quanh động mạch chủ bụng đoạn dưới thận, phát hiện lỗ thông giữa động mạch chủ vào tá tràng.
Bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu do tình trạng mất máu nhiều đe dọa tính mạng và truyền 5 đơn vị máu. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có nhiều huyết khối cũ và mới, vách động mạch bị thủng 2cm, thông vào tá tràng. Kết quả giải phẫu bệnh sau đó cho thấy bệnh nhân bị tổn thương điển hình do lao gây ra. Ông T. cho biết mình chưa từng được chẩn đoán lao trước đó.
Video đang HOT
Ngoài ra, hai trường hợp khác có tiền sử bị lao hạch, lao phổi bị đau vùng quanh rốn cũng nhập viện và chẩn đoán bị thủng động mạch chủ gây chảy máu trong ổ bụng và có túi phình mạch máu dọa vỡ đe dọa tính mạng.
BS CKII Hồ Khánh Đức, Trưởng khoa phẫu thuật Tim-Mạch máu BV Bình Dân cho biết thêm lao vách mạch máu dẫn tới phình động mạch chủ, thủng vỡ động mạch chủ là bệnh rất hiếm gặp trên thế giới. Bệnh do trực khuẩn lao xâm nhập vào thành động mạch hoặc đi vào đường máu, đóng ở mảng xơ vữa của thành mạch gây các tổn thương dạng viêm ở thành động mạch chủ, dần phá hủy thành mạch. Khi thủng, có thể gây chảy máu ồ ạt hoặc khu trú tạo thành túi phình giả.
Phim MSCT scan ghi nhận túi phình có huyết khối xung quanh của bệnh nhân đầu tiên. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân bị tổn thương lao động mạch chủ có thể có một hoặc nhiều hơn ba dấu hiệu gồm: Sốt và đau bụng liên tục liên quan đến vị trí của túi phình; sốc giảm thể tích hay có các triệu chứng của chảy máu ồ ạt, đặc biệt là trong trung thất, đường tiêu hoá, khoang màng phổi, ổ bụng hay sau phúc mạc; Khối u cạnh động mạch chủ đập theo mạch, lan rộng nhanh.
Người bệnh cần được phẫu thuật cấp cứu ngay khi phát hiện thủng mạch máu và điều trị lao ngay sau phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh đã và đang điều trị lao có những triệu chứng trên cần đến cơ sở chuyên khoa về mạch máu để được thăm khám và cấp cứu kịp thời.
Nguy hiểm bệnh xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là dấu hiệu báo hiệu tình trạng tổn thương nghiêm trọng trong đường tiêu hóa. Bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Bác sĩ thăm hỏi sức khỏe bệnh nhân N.H.N. sau khi phẫu thuật nội soi cầm máu bệnh xuất huyết tiêu hóa. Ảnh: S.Mai
Khi có những dấu hiệu như: ói ra máu, đi cầu phân đen... người bệnh nên đi khám để được điều trị kịp thời.
* Tăng số ca nhập viện
Mấy tuần trở lại đây, số ca nhập viện do XHTH tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tăng cao, nếu trước đây một ngày có 1-2 ca thì nay có đến 5-6 ca, đặc biệt trong đó có nhiều ca bệnh nặng.
Điển hình như trường hợp của ông T. A. L. (ngụ P.Tân Mai, TP. Biên Hòa) phải nhập viện cắt 1 đoạn dạ dày vì XHTH. Trước đó, ông L. nhập viện trong tình trạng ói ra máu đỏ, đi cầu phân đen, huyết áp tụt không đo được, choáng và mất máu.
Ngay sau đó, các bác sĩ vừa phải tiến hành hồi sức, truyền máu vừa nội soi dạ dày tìm chỗ máu chảy để khâu, kẹp cầm máu. Tuy nhiên, do các mô xung quanh ở phần dạ dày của ông L. bị loét, xuất huyết quá nhiều và yếu đi nên máu không thể cầm được, do đó bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt 1 đoạn dạ dày bị loét, sau đó mới khâu cầm máu lại được cho bệnh nhân.
Chia sẻ về trường hợp bệnh nhân L., BS Dương Tấn Thọ, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, trường hợp của bệnh nhân L. vào viện trong tình trạng cấp cứu nguy kịch nên phải nội soi và cầm máu. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh nhân quá nặng, gây tổn thương các mô xung quanh nên phải phẫu thuật để cầm máu lại. "Những trường hợp này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nếu vào viện trễ, vì bệnh nhân đã có những dấu hiệu nặng của bệnh đó là: ói ra máu đỏ, huyết áp tụt không đo được, choáng và mất rất nhiều máu" - BS Thọ cho hay.
Còn trường hợp của ông N. H. N. (ngụ xã An Phước, H.Long Thành) do uống quá nhiều rượu, bia gây loét dạ dày dẫn đến XHTH.
Ông N. cho hay, ngày nào sau giờ làm ông và những người làm chung cũng rủ nhau đi uống rượu. Tình trạng này cứ kéo dài nên hậu quả vào đầu tháng 3, ông N. bị đi cầu phân đen, đau bụng, choáng váng nên gia đình mới đưa ông vào Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cấp cứu. Sau khi khám, siêu âm và làm xét nghiệm, ông N. được chẩn đoán bị XHTH và được nội soi dạ dày để cầm máu. "Sau đợt này tôi quyết định bỏ rượu, bia chứ vì uống rượu quá nhiều đã ảnh hưởng sức khỏe và làm khổ vợ con chăm sóc"- ông N. nói.
* Cần được điều trị sớm
Theo BS Thọ, việc điều trị bệnh XHTH khá phức tạp và tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì thời gian điều trị nhanh hơn, còn khi bệnh đã gây ra nhiều tổn thương phức tạp, việc điều trị có thể kéo dài, sau này ăn uống sẽ kém hơn người bình thường. Do đó khi có các dấu hiệu như: ói ra máu, đi cầu phân đen... bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Còn khi bệnh nhân ói ra máu nhiều ồ ạt, vã mồ hôi, choáng thì bệnh đã có dấu hiệu nặng.
Bệnh XHTH do xơ gan gây nên, vì khi gan đã bị xơ sẽ giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, nếu bệnh nhân ăn uống những đồ cứng, khó tiêu sẽ giãn to, vỡ ra, dẫn đến viêm loét dạ dày và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến XHTH.
"Để phòng ngừa XHTH, người dân nên chú ý chế độ ăn uống, không ăn những thức ăn có hại cho dạ day như: đồ ăn quá nóng, ăn nhiều thức ăn chua, cay; không uống rượu, bia, hút thuốc lá. Không lạm dụng thuốc giảm đau, nếu sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ. Đối với người đã có bệnh gan nên theo dõi và đi kiểm tra thường xuyên. Khi có các triệu chứng của viêm loét dạ dày (đau vùng thượng vị, nôn ói, đau khi đói và ăn no) nên đi khám điều trị, vì nếu để loét nặng sẽ dẫn đến XHTH" - BS Thọ khuyến cáo.
Sao Mai
Bé gái Việt Nam đầu tiên mắc bệnh hiếm, thế giới chỉ có 74 ca Bé gái 6 tuổi ở Vũng Tàu là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam mắc hội chứng rậm lông toàn thân, y văn thế giới chỉ ghi nhận có 74 ca tương tự. Trưa 16/7, ThS.BS Trần Nguyên Ánh Tú, Phó trưởng khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết đơn vị này đang điều trị cho trường hợp...