Ngu vài lần rồi khôn: Quên không hỏi giá, cô gái dán keo 2 đôi giày hết 120k, bị ‘chém’ thêm tiền giữ giày qua đêm
Đã thế, chất lượng đôi giày sau dán trông rất tệ…
Từ lâu, chuyện ‘ chặt chém ’ khách hàng lạ đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là tại các địa điểm nổi tiếng hay các khu vực trung tâm sầm uất. Và mới đây, cư dân mạng đã lại được một phen ‘dậy sóng’ trước câu chuyện của một cô gái trẻ khi bị chém giá trong lúc sửa 2 đôi giày của mình.
Cụ thể, cô gái đang sống ở TP.HCM mang 2 đôi giày của mình đi sửa. Tuy nhiên sau khi nghe thấy cái giá phải trả cho việc dính keo, cô gái không khỏi bức xúc và đăng đàn chia sẻ.
‘Ngu vài lần rồi khôn. Tại mình lúa hay tại mình không có tiền?
Lỡ dại mang 2 đôi giày đi sửa, thấy tiệm ông bà kia vắng thôi tạt vào. Thánh thần ơi chỉ là dán keo 2 đôi giày thôi mà, không biết là keo Mỹ keo Pháp hay keo 502 gì mà 120k/2 đôi .
Nghe nói mà thiệt không muốn lấy luôn, trong khi mình có bảo làm tối hôm qua lấy nhưng bận nên sáng nay lấy. Mà còn bảo lấy thêm tiền vì giữ dùm qua đêm đêm nữa. Xong chồng thì bảo trêu đó, còn vợ nói đúng chớ trêu gì, bà còn bảo sửa thì sửa dán thì dán chứ đắt rẻ gì bao nhiêu đó lấy thì lấy không thì thôi. Cách nói chuyện của 2 ông bà nghe là muốn bỏ đi rồi, trời ơi máu dâng đến não.
Xong tui đứng lục hết túi còn gần 120k rồi bảo đấy chú có lấy thì lấy, không lấy thì thôi. Xong đi ra còn không ngừng lẩm bẩm bảo sửa vậy chứ nói năng gì.
Thề ngậm ngùi về nhà, ok cho là keo tốt keo ngon keo xịn đi, mà dán cũng không ra hồn chứ nói ngon lành gì. 1 lần mãi mãi không bao giờ ngó tới chỗ đó lần 1,5 nữa luôn.
Đúng là ngu vài lần rồi khôn, còn khôn ra chưa thì chưa biết’.
Đôi giày được dán keo nham nhở với cái giá 120k 2 đôi.
Ở bên dưới bài viết, cô gái chia sẻ bức ảnh đôi giày cao gót được dán keo nham nhở, lộ và rơi ra ngoài chứ không được đúng từng đường nét.
Chỉ việc dán keo bình thường mà ‘hét giá’ 120k, nhiều dân mạng cũng bức xúc thay cô gái. Ai cũng biết việc kinh doanh dịch Covid-19 khó khăn, mỗi người đều phải kiếm sống mưu sinh nhưng việc đưa ra giá bất hợp lý, thậm chí quá cao so với giá ban đầu cũng khiến ai cũng cảm thấy khó chịu.
‘Mình nghĩ nếu đôi giày còn mới và cũng là giày yêu thích thì cũng nên sửa lại mà dùng không có vấn đề gì là không tốt nhưng bạn đem đi sửa lại bạn phải hỏi là sửa hai đôi này hết bao nhiêu tiền vừa phải thì mình sửa đắt quá thì mình đi chỗ khác chỗ mình có 25k thôi một đôi có rất nhiều chỗ sửa họ làm rất kỹ và rất đàng hoàng’ , Hoàng Lan chia sẻ.
‘Lần sau bạn rút kinh nghiệm hỏi giá trước là được. Luôn ghim trong đầu như vậy thì không ai chặt chém mình. Thuận mua vừa bán’ , Thanh Tân bình luận.
Bên cạnh đó, một số bạn cũng chia sẻ những tình trạng tương tự. Thôi thì lần sau chú ý, gì cũng hỏi giá trước cho chắc ăn.
Khổ như mua hàng online ngày cận Tết: Shipper "được mùa" sinh chảnh khiến shop sợ như sợ cọp, khách đợi mòn mỏi bỗng dưng nhận báo cáo "bom hàng"!
Nỗi khổ của cả shop lẫn khách hàng những ngày cuối năm mang tên "shipper".
Mua sắm online dần trở nên quen thuộc trong thế giới 4.0 hiện đại ngày nay. Giữa bộn bề công việc lớn nhỏ trong cuộc sống, giữa lúc dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp, khó lường thì việc ngồi một chỗ shopping dần trở thành sự lựa chọn được ưu tiên hơn cả.
Tuy nhiên, hàng hóa mà người tiêu dùng đặt mua tại các cửa hàng không thể bỗng dưng "mọc cánh" mà bay đến tận tay khách hàng và đương nhiên việc đó bắt buộc phải có sự vào cuộc của các đơn vị vận chuyển.
Câu chuyện giữa "shop - shipper - khách" luôn chẳng thiếu những ca dở khóc dở cười. Thế nhưng, mỗi dịp Tết đến xuân về, khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao thì cũng là lúc cả tấn drama được nổ ra.
Shop sợ shipper hơn sợ cọp
Tết luôn là thời gian vàng của các nhà kinh doanh buôn bán, khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao cũng là lúc các shop ra sức hoạt động hết công suất.
Đặc biệt, với các shop bán hàng online thì đây là thời điểm họ đau đầu với vấn đề muôn thuở, đó chính là đơn vị vận chuyển hàng hóa.
Nhu cầu mua sắm tăng, shop "chốt đơn" liên tục thì việc quá tải đơn hàng với các đơn vị vận chuyển là điều không thể tránh khỏi. Đi kèm với đó chính là các shipper có phần "khó ở" hơn.
Không ngoa khi nói với thời gian cao điểm này, các shop sợ ship hơn sợ cọp!
Chị Thiên An, chủ 1 cửa hàng bán nước hoa có tiếng kể về chuyện dở khóc dở cười với những anh chàng bưu tá khu vực shop của mình.
Hàng giao đi chậm khiến các shop lo ngay ngáy.
Với đặc thù hàng hóa có giá trị cao, cứ mỗi 1 đơn hàng giao đi khiến chị sốt ruột bởi lẽ chỉ cần chậm trễ 1 chút thôi thì khả năng khách hàng từ chối nhận hàng sẽ tăng lên đáng kể.
Ấy vậy mà cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, các anh chàng bưu tá sẽ "deley" lấy hàng liên tục. Sau khi vài ngày deley lấy hàng, những chai nước hoa tiền triệu của shop tiếp tục giữ nguyên trạng thái đang giao hàng đến thêm vài ngày nữa.
Vậy là để nhận được đơn hàng đáng lẽ chỉ mấy 2 đến 3 ngày thì nay khách hàng phải ngao ngán chờ đợi từ 1 tuần cho đến 10 ngày thậm chí hơn nữa.
Khối lượng công việc khiến các bưu tá "deley" lấy hàng nhiều hơn và lâu hơn.
Bên cạnh đó, Tết cũng là thời điểm mà tỉ lệ hoàn hàng của các shop cao ngất ngưởng. Nhất là đối với những đơn hàng COD (thanh toán khi nhận hàng), bởi lẽ tâm lý của người tiêu dùng luôn không thoải mái khi phải chờ hàng quá lâu. Đôi khi hàng nhận về đến nơi thì đã không kip phục vụ cho nhu cầu sử dụng.
Chính vì vậy, đôi khi các chủ tiệm thậm chí phải nhún nhường với các bưu tá, thậm chí đành tự mang hàng ra tận bưu cục để mong hàng của mình được gửi đi nhanh nhất có thể. Ấy vậy nhưng, đôi khi vẫn đành ngậm ngùi nhìn đơn hàng giao ngay trong nội thành nhưng lại "treo máy" đến 3 ngày liền.
Shipper "được mùa" sinh... chảnh!
Chuyện khóc dở mếu dở không chỉ với các shop mà khách hàng cũng phải "méo mặt" với shipper.
Với số lượng đơn hàng dài dằng dặc thì quả thật cũng là 1 áp lực không hề nhỏ với các shipper. Chính vì vậy, họ ngại đợi chờ khách hàng, ngại hẹn lại lịch giao khi khách vô tình không thể nhận được hàng vào thời điểm shipper giao hàng.
Khách hàng cũng phải "méo mặt" khi muốn nhận hàng mà không được.
Anh Huê, 1 nhân viên hành chính nhà nước bức xúc kể về chuyện mua hàng online ẩm ương của mình. Vì không có thời gian mua hàng dó cuối năm rất nhiều việc tồn đọng, anh Huê phải đặt 1 món hàng từ nước ngoài và phải chờ đợi rất lâu. Thế nhưng khi hàng về đến nơi, chưa kịp mừng thì anh đã nhận được câu "chốt hạ" ngắn gọn từ shipper.
"Do hàng vận chuyển từ nước ngoài nên mình đã phải đợi khá lâu rồi, bạn ship đến đúng lúc mình đang trong 1 cuộc họp quan trọng vì vậy đã nhờ bạn giao lại vào ca sau thế nhưng bạn ship không đồng ý mà yêu cầu mình đến tận bưu cục cách đó cả chục cây số".
Cùng chung cảnh ngộ với anh Huê là chị Vy. Vô tình bắt gặp chiếc váy yêu thích với giá cả vô cùng hợp lý, chị Vy nhanh chóng liên hệ với shop để mua hàng. Sau bao ngày trông ngóng chị chẳng nhận được cuộc gọi nào nhưng lại nhận được tin nhắn của shop với nội dung trách móc mình không nhận hàng đã đặt.
"Đúng là trên ứng dụng của đơn vị giao hàng này ghi chú rất rõ ràng, rành mạch 'khách boom hàng' trong khi mình không hề nhận được bất kì cuộc gọi nào từ shipper. Sau khi giải thích với shop về vấn đề này thì chị chủ lắc đầu ngao ngán vì đây chẳng phải đơn đầu tiên trong tháng Chạp chị bị hoàn hàng mà lỗi chẳng phải của mình trong khi khách thì đợi mãi không thấy hàng đâu".
Từ nỗi khổ bán hàng cho đến nỗi khổ mua hàng, những ngày cận kề Tết Nguyên Đán nhiều người phải kêu trời vì bất lực với việc giao hàng
Tất nhiên, cũng phải thông cảm cho đội ngũ shipper cũng như các đơn vị vận chuyển khi công việc có phần tăng nặng vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, những người trực tiếp sử dụng dịch vụ của họ là các cửa hàng và người tiêu dùng đã gặp phải không ít rắc rối khi việc vận chuyển hàng hóa gặp trục trặc.
Tâm sự của người mẹ khi giúp con học online: Quên tắt mic khi người quen đến chơi làm cả nhà một phen rối ren Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ về sự khó khăn trong lúc giúp con học online khiến nhiều người đồng cảm. Học online được thực hiện ngay sau khi dịch Covid-19 ở Việt Nam bắt đầu bùng phát và có những diễn biến phức tạp. Quả thực lần đầu tiên áp dụng chương trình học online đã không ít giáo viên,...