“Ngọc nữ” Nhật Bản nhịn thứ này buổi tối để luôn thon thả
Ở tuổi 35, Yui Aragaki vẫn là “nữ thần” trong lòng hàng triệu đàn ông xứ Phù Tang dù đã kết hôn năm 2021.
Aragaki Yui được người hâm mộ xứ Phù Tang ưu ái gọi với nhiều biệt danh như “ngọc nữ”, “người tình trong mơ của đàn ông Nhật”… Cuối năm 2022, cô còn được bình chọn là sao nữ có khuôn mặt được phái đẹp ao ước nhất, vượt qua nhiều cái tên nổi bật khác như Hamabe Minami, Ishihara Satomi…
Yui Aragaki trẻ trung, rạng rỡ dù đã 35 tuổi
Sinh năm 1988, năm nay đã 35 tuổi nhưng vẻ đẹp trẻ trung, thuần khiết của Aragaki Yui vẫn “đốn tim” người hâm mộ, bất chấp ngày càng có nhiều gương mặt mới xuất hiện.
Cùng tìm hiểu những bí quyết giúp mỹ nhân được khao khát nhất Nhật Bản đánh bại sự khắc nghiệt của thời gian:
Duy trì cân nặng trong suốt nhiều năm
Aragaki Yui cao 1,69m nhưng chỉ nặng khoảng 41kg (90pounds). Đáng chú ý, người đẹp duy trì mức cân nặng này trong suốt nhiều năm hoạt động trong làng giải trí. Đối với nhiều người, tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng của Aragaki Yui có thể không thực sự lý tưởng song với mỹ nhân 8x, việc không tăng, không giảm cân trong nhiều năm là bí quyết giúp cô bảo toàn vẻ bề ngoài gần như không có nhiều biến đổi.
Để làm được điều này, Aragaki Yui rất chú trọng chế độ ăn uống. Cô ăn mỗi ngày đủ 3 bữa thay vì nhịn ăn như nhiều người lầm tưởng. Cụ thể, bữa sáng của người đẹp gồm cơm trắng, một miếng cá biển, rau tươi và trái cây. Bữa trưa là lẩu kiểu Nhật gồm rau, đậu, hải sản, không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng mà còn ít chất béo và calories. Bữa tối, Aragaki Yui ăn sashimi cùng với rau luộc và tráng miệng bằng trà lúa mạch. Điều quan trọng trong thực đơn giữ cân của mỹ nhân sinh năm 1988 là hạn chế tinh bột và thịt đỏ. Đặc biệt, cô không bao giờ ăn các món chứa tinh bột vào buổi tối.
Chế độ ăn khoa học đảm bảo đủ dinh dưỡng cho Aragaki Yui nhưng không khiến cô bị tích mỡ bụng. Nhờ đó, người đẹp luôn trông mảnh mai nhưng vẫn rạng rỡ, đầy sức sống.
Rửa mặt bằng lotion vào buổi sáng
Làn da trắng sứ giúp Yui Aragaki trông trẻ hơn tuổi thật. Bí quyết của cô nằm ở lotion (nước cân bằng da). Người đẹp tiết lộ buổi sáng khi thức dây, việc đầu tiên cô làm là thoa lotion lên đều khắp mặt. Trong thời gian chờ đợi (khoảng 5 phút) để lotion ngấm vào da, cô sẽ đi đánh răng và uống 1 cốc nước ấm. Sau đó, cô rửa mặt lại bằng nước thường trước khi tiến hành các bước dưỡng da tiêu chuẩn.
Đặc biệt, Yui Aragaki không bao giờ quên bước thoa kem chống nắng. Bất kể ngày nắng hay mưa, ra ngoài làm việc hay chỉ ở trong nhà, người đẹp đều đảm bảo dùng kem chống nắng để bảo vệ da.
Video đang HOT
Yui Aragaki có một mẹo nhỏ khác khi dùng lotion, đó là cô sẽ đổ vài giọt lotion ra tay, xoa đều để giúp lotion nóng lên bằng với nhiệt độ cơ thể, tiếp đến vỗ thật nhanh lên da trước khi nó nguội. Cách đơn giản này giúp da hấp thụ toàn bộ dưỡng chất từ lotion một cách hoàn hảo nhất.
Uống sữa đậu nành hàng ngày
Trong một bài phỏng vấn, Yui Aragaki bật mí thức uống yêu thích hàng ngày của mình là sữa đậu nành. Thỉnh thoảng, tùy thuộc vào tâm trạng, cô còn mix sữa đậu nành với nước ép hoa quả hoặc nước ép rau xanh, đảm bảo cung cấp đầy đủ protein và chất xơ cho cơ thể. Sữa đậu nành được cho là giúp tạo cảm giác no lâu, đồng thời chứa axit béo không bão hóa giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo vào đường ruột.
Muốn uống sữa đậu nành có tác dụng, Yui Aragaki cho rằng điều quan trọng là không được thêm đường. Tương tự khi chế biến các món ăn, đường và muối là những gia vị người đẹp hạn chế tối đa vì chúng đều không có lợi cho cơ thể nếu dùng quá nhiều.
Ở tuổi 35, Yui Aragaki vẫn là “nữ thần” trong lòng hàng triệu đàn ông xứ Phù Tang dù đã kết hôn năm 2021
Gương mặt thanh tú, vóc dáng mảnh mai, nụ cười tỏa nắng là những yếu tố khiến Yui Aragaki luôn trẻ trung, quyến rũ
Văn hóa Giáng sinh ở các nước châu Á
Trong khi người Hàn Quốc coi Giáng sinh là dịp để vui chơi, ý nghĩa của ngày này tại Nhật Bản tương tự Lễ Tình nhân.
Giáng sinh được tổ chức khắp nơi trên thế giới, trong đó có nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không phải truyền thống và cách thức tổ chức lễ kỷ niệm nơi nào cũng giống nhau.
Trên thực tế, nhiều người châu Á thậm chí nghĩ tới hình ảnh Ông già Noel tặng quà thay vì tính chất tôn giáo của Giáng sinh. Trang Asian Inspriration đã đưa ra mô tả về cách tổ chức ngày này ở các quốc gia khác nhau.
Nhật Bản
Đa số người Nhật theo đạo Phật và đạo Shinto nên Giáng sinh chủ yếu mang tính chất thương mại, vui vẻ và lãng mạn hơn là thánh lễ. Khi hỏi về ý nghĩa của ngày này, nhiều người dân ở xứ Phù Tang còn nói rằng đây là ngày lễ của Ông già Noel.
Việc trao đổi quà thường diễn ra vào nửa đêm Giáng sinh và các gia đình tổ chức ăn uống, đi chơi vào ngày hôm sau.
Đối với các cặp đôi ở Nhật Bản, Giáng sinh gần giống như ngày lễ Tình nhân. Phần lớn họ sẽ làm những điều đặc biệt cùng nhau, bao gồm tặng quà.
Giáng sinh ở Nhật Bản gắn với món gà rán thông qua chiến dịch quảng cáo của KFC. Ảnh: Korn Vitthayanukarun/Dreamstime.
Vào dịp này, các trung tâm thương mại và cửa hàng được trang trí theo mùa và bán các mặt hàng đặc biệt theo chủ đề, ví dụ món ăn độc đáo để mọi người thưởng thức.
Điều kỳ lạ nhất là KFC đồng nghĩa với Giáng sinh ở Nhật. Điều này là nhờ một chiến dịch quảng cáo quá thành công của thương hiệu này vào năm 1974, trong đó liên kết ý nghĩa gà rán với Giáng sinh.
Ngày này, suất ăn cố định vào Giáng sinh của KFC phổ biến đến mức người ta phải đặt trước.
Hàn Quốc
Những người theo Cơ đốc giáo chiếm khoảng 30% dân số Hàn Quốc, các lễ kỷ niệm ở nhà thờ rất phổ biến. Nhưng đối với 70% số dân còn lại, Giáng sinh là ngày lễ vui vẻ và thư giãn.
Mặc dù trao đổi quà tặng vào dịp này không quá phổ biến, mọi người vẫn có xu hướng tổ chức các bữa tối thịnh soạn cùng gia đình, nơi mọi người mang theo đồ ăn của mình tới. Các món ăn bao gồm bò nướng Bulgogi, kim chi và mì khoai lang, bánh Giáng sinh trái cây hay bánh ngọt tráng miệng.
Một số địa điểm ở Hàn Quốc trang trí Giáng sinh hoành tráng, thu hút mọi người tới vui chơi.
Ngoài ra, còn có nhiều sự kiện độc đáo ở Seoul và Busan: Everland và Lotte World - hai công viên giải trí nổi tiếng nhất ở Hàn Quốc có trang trí theo chủ đề và các hoạt động lễ hội.
Lễ hội Cây Giáng sinh Busan ở Nampodong có Cây Điều ước, các buổi biểu diễn đường phố, hòa nhạc văn hóa hàng ngày, cũng như các cuộc thi chụp ảnh, quay video và hát mừng cho công chúng.
Trung Quốc
Dù không ngày lễ chính thức, ý tưởng tổ chức Giáng sinh đã xuất hiện ở Trung Quốc những thập kỷ gần đây, chủ yếu ở các đô thị lớn và khu vực nhiều cư dân nước ngoài, đặc biệt là Thượng Hải.
Giáng sinh được tổ chức ở một số đô thị lớn tại Trung Quốc. Ảnh: iStock.
Giáng sinh "Tây hóa" chủ yếu được tổ chức tại Hong Kong, Macau và Đài Loan. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lớn ở Trung Quốc đại lục cũng treo đèn và đồ trang trí lộng lẫy, cùng các quà tặng đặc biệt được bày bán, như những "quả táo Giáng sinh" được bọc trong giấy bóng kính nhiều màu.
Ở Trung Quốc, Santa được gọi là "Ông già Noel" (Old Man of Christmas), thường đi cùng hai yêu tinh nữ trong các buổi biểu diễn.
Điều thú vị là quốc gia này là nước xuất khẩu đồ trang trí Giáng sinh nhiều nhất thế giới.
Philippines
Đây là quốc gia Đông Nam Á tổ chức lễ Giáng sinh lớn nhất vì có nhiều người dân theo đạo Thiên chúa.
Những chiếc đèn lồng hình ngôi sao là đồ trang trí Giáng sinh truyền thống tại Philippines.
Trên thực tế, đồ trang trí và những bài hát mừng bắt đầu xuất hiện từ tháng 9 và các lễ hội chính thức bắt đầu vào ngày 16/12, tiếp tục diễn ra cho đến Ngày Giáng sinh.
Những chiếc đèn lồng hình ngôi sao truyền thống làm bằng tre và giấy được gọi là "parols" có khắp mọi nơi, miêu tả Ngôi sao Bethlehem như một biểu tượng của hy vọng và thiện chí.
Các cuộc diễu hành và biểu diễn đường phố đáng kinh ngạc cũng là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Giáng sinh ở các thành phố lớn của đảo quốc này.
Nét tinh túy của Umami trong văn hóa ẩm thực Washoku Nói đến Washoku, người ta sẽ dùng những mỹ từ như sáng tạo, thanh tao, tinh tế, đẹp đẽ,... để mô tả nền văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Phù Tang. Một trong những nền tảng làm nên nét đặc trưng, tinh túy ấy chính là vị umami - vị ngon có khả năng kết hợp hài hòa các vị cơ...