Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi các bên ‘phá vỡ vòng luẩn quẩn’ bạo lực ở Trung Đông
Ngày 5/8, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này đang nỗ lực ngăn chặn tình hình căng thẳng leo thang ở Trung Đông, đồng thời hối thúc Israel và Hamas “phá vỡ vòng luẩn quẩn” bạo lực thông qua lệnh ngừng bắ.n.
Xe quân sự Israel tiến sát biên giới với Dải Gaza, ngày 24/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trên được ông Blinken đưa ra tại cuộc gặp với người đồng cấp Australia Penny Wong ở Washington, trong bối cảnh gia tăng căng thẳng khu vực sau khi thủ lĩnh chính trị của phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh thiệt mạng trong vụ á.m sá.t tại Tehran (Iran) hồi tuần trước.
Nhấn mạnh Trung Đông đang ở “thời khắc quan trọng” do lo ngại Iran đang chuẩn bị một cuộc tấ.n côn.g nhằm vào Israel, Ngoại trưởng Blinken nêu rõ Washington đã tích cực “tham gia các hoạt động ngoại giao mạnh mẽ” với thông điệp kêu gọi tất cả các bên phải kiềm chế và thực hiện các biện pháp để xoa dịu căng thẳng. Ông khuyến cáo căng thẳng leo thang không có lợi cho bất kỳ bên nào mà chỉ dẫn đến “nhiều xung đột, bạo lực và bất ổn hơn”.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng kêu gọi các bên “phá vỡ vòng luẩn quẩn” bạo lực và đồng ý ngừng bắ.n trong cuộc xung đột ở Gaza. Ông nêu rõ: “Điều quan trọng thực sự là tất cả các bên phải tìm cách đạt được thỏa thuận, không phải tìm lý do để trì hoãn hoặc nói không”. Ông nhấn mạnh điều cấp bách là tất cả các bên cần “đưa ra lựa chọn đúng đắn” trong thời gian tới.
Cũng trong ngày 5/8, Ngoại trưởng Blinken đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Ai Cập Badr Abdelatty về tìm kiếm cách thức giảm căng thẳng ở Trung Đông.
Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết trong cuộc điện đàm, ông Abdelatty đã tóm tắt cho người đồng cấp Blinken về các cuộc tiếp xúc mà ông đã thực hiện với các bộ trưởng ngoại giao của một số quốc gia trong khu vực, trong đó có Iran và Liban, cũng như một số nước châu Âu, nhằm giảm leo thang căng thẳng. Nhà ngoại giao hàng đầu của Ai Cập cũng nhấn mạnh rằng tất cả các bên cần kiềm chế và tránh đẩy khu vực rơi vào nguy cơ bất ổn, đ.e dọ.a đến lợi ích của người dân. Ông đồng thời kêu gọi Ngoại trưởng Blinken gây sức ép buộc Israel ngừng thực hiện “chính sách bên miệng hố chiến tranh” và thể hiện thiện chí trong việc tham gia cuộc đàm phán ngừng bắ.n ở Gaza. Hai ngoại trưởng cũng nhất trí tiếp tục các nỗ lực và tăng cường phối hợp để hối thúc các bên sớm đạt được thỏa thuận ngừng bắ.n.
Trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Blinken với Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani diễn ra cùng ngày, hai bên cũng nhấn mạnh các bên liên quan cần kiềm chế và nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng ở Trung Đông.
Video đang HOT
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triệu tập khẩn cấp nhóm an ninh quốc gia để thảo luận về các diễn biến ở Trung Đông, trong bối cảnh gia tăng lo ngại một cuộc tấ.n côn.g tiềm tàng của Iran nhằm vào Israel có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột khu vực toàn diện.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đã được nhóm an ninh quốc gia tóm tắt về những diễn biến mới ở Trung Đông. Ông Biden và bà Harris cũng được báo cáo về những nỗ lực của Mỹ nhằm hỗ trợ quân sự cho Israel nếu nước này bị tấ.n côn.g và những nỗ lực ngoại giao nhằm “giảm leo thang căng thẳng trong khu vực”, cũng như đạt được thỏa thuận ngừng bắ.n và thả con tin ở Gaza.
Trước đó, Nhà Trắng cho biết nhà lãnh đạo Mỹ đã có cuộc trao đổi với Quốc vương Jordan Abdullah II về tình hình khu vực.
Căng thẳng Israel - Iran có thể phá vỡ nền kinh tế toàn cầu như thế nào?
Hôm 5/8, Thị trường Israel và Trung Đông đã trở nên hỗn loạn trước nỗi lo về động thái trả đũa từ Iran và Hezbollah.
Giới chuyên gia nhận định nếu cuộc xung đột giữa Tel Aviv và "Trục kháng chiến" leo thang, căng thẳng sẽ lan rộng ra thị trường toàn cầu và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Mỹ.
Xe quân sự Israel tiến sát biên giới với Dải Gaza, ngày 24/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang tin Axios, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cảnh báo các đồng minh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) rằng Iran và Hezbollah có thể tấ.n côn.g Israel trong 24 đến 48 giờ tới để đáp trả vụ á.m sá.t thủ lĩnh chính trị của Hamas - ông Ismail Haniyeh, và chỉ huy cấp cao của Hezbollah - ông Fuad Shukr.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cũng tuyên bố Iran không muốn leo thang căng thẳng trong khu vực nhưng cần phải "trừng phạt" Israel để ngăn chặn tình trạng bất ổn hơn nữa, sau vụ á.m sá.t thủ lĩnh Haniyeh của Hamas tại Tehran.
"Iran muốn thiết lập sự ổn định trong khu vực, nhưng điều này chỉ có thể đạt được khi trừng phạt kẻ gây hấn và tạo ra sự răn đe đối với chủ nghĩa phiêu lưu của Israel", ông Kanaani nêu rõ, đồng thời cho biết hành động từ Iran là "không thể tránh khỏi".
Ông Paul Goncharoff, nhà phân tích tài chính kỳ cựu và là đồng sở hữu dự án Pivot to Asia của Nga, nhận định: "Giống như câu chuyện về giọt nước tràn ly, trong chảo dầu địa kinh tế và địa chính trị đang sôi sục hiện nay, bất kỳ động thái nào cũng có thể như chất xúc tác khiến dầu đang sôi trào ra khỏi chảo".
Mối lo ngại ngày càng tăng về khả năng tấ.n côn.g của Iran đã thúc đẩy nỗi lo về suy thoái kinh tế ở Mỹ sau báo cáo việc làm yếu hơn dự đoán, ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, khiến cổ phiếu ở châu Á và châu Âu lao dốc.
"Chúng ta đang chứng kiến sự mất lòng tin nghiêm trọng trong cộng đồng quốc tế về ý định và mục tiêu thực sự của Chính phủ Mỹ, điều này chỉ làm tăng thêm sự biến động và bất ổn", ông Goncharoff nhận định.
Tăng trưởng việc làm tại Mỹ đã chậm lại đáng kể vào tháng 7, khi các nhà tuyển dụng chỉ tuyển 114.000 nhân viên mới, ít hơn nhiều so với dự kiến của các nhà kinh tế. Hồi tháng 6, 179.000 việc làm đã được tạo ra và con số cho tháng 7 được dự báo là 175.000 việc làm.
Theo CBS News, những con số đáng thất vọng này ám chỉ nguy cơ suy thoái kinh tế mạnh hơn trong tương lai, khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất khiến chi phí vay cao.
Ông Gary Clyde Hufbauer, thành viên cấp cao không thường trực tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nhận định: "Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt có thể dẫn tới suy thoái vào năm 2025. Tôi dự đoán Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất chính sách vào tháng 9 và tiếp tục cắt giảm trong các cuộc họp tiếp theo. Phản ứng đó có thể sẽ đảm bảo một cuộc suy thoái nhẹ".
Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs và Citigroup, cùng những chuyên gia khác, đã điều chỉnh dự báo rằng Fed sẽ cắt giảm nửa điểm lãi suất vào tháng 9, tháng 11 và 1/4 điểm lãi suất vào tháng 12.
Tất cả những dự báo này được đưa ra sau khi Mỹ công bố một loạt liệu dữ liệu yếu kém - bao gồm sự chậm lại trong sản xuất và tâm lý việc làm tiêu cực, chỉ ra xu hướng suy thoái kinh tế.
Trong bối cảnh đó, sự leo thang tiềm tàng của căng thẳng Iran - Israel có thể trở thành giọt nước tràn ly, làm gãy xương sống của nền kinh tế toàn cầu.
Khói bốc lên sau cuộc tấ.n côn.g của lực lượng Hezbollah ở Liban xuống Beit Hillel, miền Bắc Israel ngày 30/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Nhà phân tích Goncharoff cho rằng về cơ bản, khu vực này sẽ là vùng cấm, buộc phải tăng giá cước vận tải vốn đã cao. Hơn nữa, giá dầu rất có thể sẽ tăng vì Mỹ sẽ mất một thời gian để khởi động lại các chương trình khoan và bơm dầu đã bị đóng cửa.
Theo chuyên gia tài chính này, mặc dù đồng USD có thể ổn định trong thời gian ngắn, nhưng các nhà đầu cơ nên đặt cược vào "giá trị của vàng, bạc và các loại tiề.n điện tử quan trọng để tìm đường đến sự ổn định của nơi trú ẩn an toàn".
Ông Goncharoff nhấn mạnh các lệnh trừng phạt năng lượng nhằm vào Nga cùng với một cuộc xung đột tiềm tàng với Iran - nhà sản xuất dầu khác kiểm soát Eo biển Hormuz có tầm quan trọng chiến lược - sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tiềm năng sản xuất của G7.
Chuyên gia này cho rằng thế giới đang tiến vào vùng lãnh thổ nguy hiểm chưa được khám phá, do các chính sách vô trách nhiệm mà Washington gây ra.
'Chảo lửa' Trung Đông sôi sục, quốc tế ráo riết tìm cách hạ nhiệt Căng thẳng leo thang, đặc biệt sau hai vụ á.m sá.t thủ lĩnh Hamas tại Iran và thủ lĩnh Hezbollah ở Lebanon, đang làm dấy lên nguy cơ đẩy khu vực Trung Đông đến bên bờ vực của một cuộc chiến trên diện rộng. Cộng đồng quốc tế đang hối thúc các bên liên quan kiềm chế bất kỳ bước đi nào có...