Nghiên cứu của IDP: Australia mất ngôi đầu trong bảng xếp hạng du học trên thế giới
Vốn được coi là điểm đến học tập hàng đầu, hiện tại, vị trí này của Australia đang bị thách thức bởi chi phí sinh hoạt cao, học phí và những bất ổn trong chính sách thị thực, dẫn đến sự sụt giảm vị trí của quốc gia châu Đại dương này trong bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới được ưa thích của sinh viên quốc tế.
Thư viện trường Đại học Wollongong (NSW, Australia). Ảnh: TT/Báo Tin tức
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, một nghiên cứu mới đây của tổ chức sinh viên quốc tế (IDP) cho thấy Australia không còn là điểm đến du học được ưa thích của sinh viên quốc tế. Nghiên cứu này dựa trên cuộc khảo sát đối với hơn 11.500 người hiện đang là sinh viên quốc tế và đang cân nhắc khả năng du học đến từ 117 quốc gia.
Giám đốc Điều hành Khu vực châu Úc và Nhật Bản của IDP, bà Jane Li cho biết Mỹ hiện soán ngôi Australia trở thành quốc gia được lựa chọn hàng đầu đối với các sinh viên quốc tế. Chỉ 6 tháng trước, trong khảo sát cuối cùng của IDP, Australia vẫn giữ vị trí dẫn đầu cùng với Canada là điểm đến ưa thích của hơn 10.000 sinh viên tham gia khảo sát. Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát mới đây nhất, Mỹ đã vượt qua Australia khi 24% số người được hỏi ủng hộ Mỹ, 23% chọn du học tại Australia.
Video đang HOT
Theo bà Jane Li, có nhiều lý do khiến Australia bị tụt hạng. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên bao gồm áp lực chi phí sinh hoạt, đặc biệt là tiề.n thuê nhà cao “ngất ngưởng”, Chính phủ Liên bang Australia siết chặt chính sách cấp thị thực, học phí ngày càng tăng, chất lượng giáo dục, triển vọng việc làm và giá trị đồng nội tệ…
Những thay đổi trong chính sách thị thực, đặc biệt là việc chính phủ Albanese thắt chặt thị thực sinh viên để điều tiết thị trường việc làm đã ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên quốc tế. Bà Jane Li cho biết Chính phủ Austalia tiếp tục có tỷ lệ từ chối thị thực cao đối với những sinh viên cực kỳ tài năng, chân chính, những người đã lên kế hoạch học tập tại Australia trong nhiều năm. Tin tức về tỷ lệ từ chối thị thực cao đang lan rộng và những sinh viên xuất sắc này đang bắt đầu xem xét các điểm đến khác.
Bên cạnh đó, phí xin thị thực của Australia cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau Anh. Chính phủ Australia đang xem xét tăng thêm số tiề.n này vào tháng 5 tới và khoản phí này sẽ không được hoàn lại.
Theo bà Jane Li, sinh viên quốc tế là nguồn tài nguyên quý giá đối với Australia bởi họ đóng góp đáng kể vào sự đa dạng và lấp đầy những khoảng trống kỹ năng quan trọng trong lực lượng lao động của quốc gia châu Đại Dương này. Tuy nhiên, khi theo đuổi các mục tiêu thay đổi cuộc sống của mình, họ phải đối mặt với những thách thức đáng kể liên quan đến việc làm và chi phí sinh hoạt cũng như việc hội nhập vào môi trường mới.
Bất chấp các quy định ngặt nghèo hơn, du học sinh vẫn đổ xô đến Australia
Australia vừa chạm mốc lịch sử về số lượng sinh viên quốc tế. Dữ liệu do Bộ Nội vụ Australia công bố cho thấy tính đến ngày 29/2/2024, có 713.144 sinh viên quốc tế đang theo học tại quốc gia châu Đại Dương này, góp phần làm tăng số lượng di dân tạm trú lên mức cao kỷ lục, tổng cộng là 2,8 triệu người.
Đại diện các bạn sinh viên Việt Nam tại Australia. Ảnh (tư liệu): Văn Linh/Pv TTXVN tại Sydney, Australia
Thực tế này cho thấy dù Chính phủ Australia tăng cường từ chối thị thực sinh viên, lượng du học sinh đến quốc gia này vẫn tăng kỷ lục. Trước đó, để giảm số lượng sinh viên quốc tế ngày càng tăng, Chính phủ của Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã khởi xướng các biện pháp được nêu trong đán.h giá di trú, bao gồm nâng cao yêu cầu về tiếng Anh đối với thị thực sinh viên quốc tế và ban hành một bài kiểm tra "sinh viên chân chính" để ngăn cản những người không thực sự đến Australia để học.
Dù số lượng sinh viên quốc tế cao kỷ lục, song dữ liệu của Chính phủ Australia cũng cho thấy số lượng thị thực sinh viên bị từ chối cũng tăng vọt, với hơn 50.000 đơn đăng ký bị từ chối trong 3 tháng tính đến tháng 2/2024.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo rằng các biện pháp vội vàng nhằm giảm số lượng sinh viên quốc tế có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với ngành giáo dục và nền kinh tế nói chung bởi giáo dục quốc tế là một lĩnh vực xuất khẩu quan trọng của Australia, trị giá khoảng 50 tỷ AUD (khoảng 33 tỷ USD) trong năm 2023.
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy sự thay đổi trong xu hướng chọn nơi du học của các sinh viên quốc tế đang chuyển từ các điểm đến lớn như Canada, Vương quốc Anh và Australia sang các quốc gia nhỏ hơn như New Zealand, Đức và Mỹ. Sự thay đổi này diễn ra sau khi Chính phủ các nước Canada, Anh và Australia đưa ra các chính sách hạn chế hơn để quản lý tình trạng gia tăng số lượng sinh viên quốc tế.
Cũng liên quan đến vấn đề di trú, Chính phủ Australia cho biết sẽ áp dụng những chính sách để tập trung thu hút di dân thường trú chứ không phải những người tạm trú ở ngắn hạn. Thủ tướng Albanese đã nhấn mạnh sự cần thiết phải quản lý dân số và đưa ra kế hoạch giảm số lượng di dân thông qua chiến lược di trú. Đồng thời, chính phủ thông báo rằng nhằm ngăn chặn thị thực du lịch được sử dụng như một cách để trốn ở lại Australia, chính phủ sẽ tăng cường áp dụng điều kiện "No further stay" (tạm dịch: Không ở lại thêm) đối với những người giữ thị thực du lịch.
Giấc mơ du học Australia có gặp khó với chính sách thị thực mới? Chính phủ Australia đã đưa ra một loạt thay đổi trong việc cấp thị thực cho sinh viên quốc tế nhằm ngăn chặn các trường hợp "sinh viên giả mạo" và đảm bảo sinh viên và cử nhân tốt nghiệp làm việc phù hợp với trình độ kỹ năng. Tỷ lệ cấp thị thực du học tại Australia đã giảm xuống còn 81%...