Nghịch cảnh cho ở nhờ mất luôn nhà: Bỗng dưng vô gia cư
Sau khi chồng qua đời, nghe theo lời cháu ruột ký giấy tờ chia đất cho con, cụ Lê Thị Tứ (70 tuổ.i, ngụ Bến Tre) lâm vào nghịch cảnh ‘cho ở nhờ mất luôn nhà’.
Chưa kịp chia đất cho con nuôi thì mất sạch
Trình bày với PV Thanh Niên, cụ Lê Thị Tứ (70 tuổ.i, ngụ số 109, đường Nguyễn Huệ, P.Phú Khương, TP.Bến Tre, Bến Tre) cho biết mình đang mòn mỏi chờ cơ quan chức năng thi hành bản án mà TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên, liên quan đến căn nhà mà cụ Tứ “cho cháu ở nhà, bỗng dưng mất nhà”.
PV Thanh Niên ghi nhận địa chỉ người cháu ruột mà cụ Tứ phản ánh là một tiệm bách hóa lớn tên Anh Trung. Vị trí tiệm bách hóa thuộc “đất vàng” tại TP.Bến Tre.
Theo xác nhận của UBND P.Phú Khương, khoảng 5 năm trước, cụ Tứ có ủy quyền cho ông Nguyễn Anh Trung (48 tuổ.i, gọi cụ Tứ là dì ruột) làm thủ tục chuyển hộ khẩu về xã Tam Phước, H.Châu Thành, Bến Tre. Ngôi nhà bằng gỗ gõ đỏ cụ Tứ trình bày trong đơn tọa lạc trên thửa đất rộng gần 450 m 2 (hiện do vợ, chồng ông Trung sử dụng) mà trước đó vợ, chồng cụ ở, hiện cũng không còn. Quyền sở hữu thửa đất này hiện do ông Nguyễn Anh Trung đứng tên.
Cụ Lê Thị Tứ hiện phải ở nhờ tại nhà người quen ở H.Châu Thành, Bến Tre. Ảnh BẮC BÌNH
Liên lạc lại với cụ Tứ thì được biết sau khi bị mất nhà và đất, trong khoảng 5 năm qua, cụ không có nơi ở ổn định, phải nương tựa trong nhà những người quen, mỗi chỗ ở được vài ngày. Bệnh đau không tiề.n chạy chữa.
Theo trình bày của cụ Tứ và hồ sơ có trong vụ án liên quan, từ trước năm 1980, cụ Tứ và chồng là cụ Trần Văn Năm ở trong ngôi nhà bằng gỗ gõ đỏ, cất trên thửa đất rộng 450 m 2, thuộc thửa số 06, tờ bản đồ số 11, P.Phú Khương, TP.Bến Tre (tức diện tích đất mà vợ, chồng ông Trung đang sử dụng). Thửa đất và ngôi nhà gỗ là tài sản riêng của cụ Năm. Do không có con nên vào năm 1983, vợ chồng cụ nhận Trần Thị Tường Vi làm con nuôi. Năm 2005, chị Tường Vi theo chồng, định cư bên Mỹ cho đến nay.
Năm 2012, cụ Năm qua đời mà không để lại di chúc. Lúc này, vợ chồng cháu ruột cụ Tứ là Nguyễn Anh Trung và Lê Thị Thùy Diễm dọn đến, ở nhờ trong ngôi nhà tiề.n chế cất trên thửa đất của cụ Năm để làm nơi bán tạp hóa mưu sinh.
Sau khi cụ Năm qua đời, do tuổ.i già, không am hiểu pháp luật nên cụ Tứ ủy quyền cho cháu ruột Nguyễn Anh Trung chia 1/2 di sản thừa kế cho Tường Vi. Theo lờ.i kha.i cụ Tứ, tháng 1.2014, Trung đưa cụ đến Văn phòng Công chứng Đồng Khởi khai nhận di sản thừa kế và ký các loại giấy khác mà cụ không biết là đã ký tên vào những giấy tờ gì.
Tháng 2.2014, thửa đất rộng 450 m 2 cụ Năm để lại được UBND TP.Bến Tre cấp quyền sử dụng đất cho vợ, chồng Nguyễn Anh Trung – Lê Thị Thùy Diễm.
Video đang HOT
Năm 2016, đất bị giải tỏa 85 m 2 để mở rộng đường Nguyễn Huệ, số tiề.n bồi thường gần 400 triệu đồng. Trung làm thủ tục nhận đủ tiề.n rồi giao cho cụ Tứ 350 triệu đồng. Lúc này, cụ vẫn đinh ninh đất vẫn thuộc quyền sở hữu của mình. Trung cũng ký giấy hứa trả lại toàn bộ thửa đất cho cụ Tứ khi cụ muốn.
Nhắc tới câu chuyện “cho cháu ở nhờ rồi bị mất luôn nhà”, cụ Tứ rất đau lòng. Ảnh BẮC BÌNH
Cuối năm 2016, bà Lâm Thị Kim Hoàng (chị dâu của Trung, ngụ Đồng Nai, gọi cụ Tứ bằng dì) phát hiện Trung đứng tên chủ sở hữu thửa đất của vợ chồng cụ Tứ.
Lúc này, chị Tường Vi đang ở bên Mỹ biết tin nên ủy quyền cho người thân khởi kiện, đòi lại 1/2 giá trị di sản của người cha nuôi để lại. Năm 2017, vợ chồng ông Trung tiến hành xây nhà kiên cố trên thửa đất của cụ Tứ. Lúc này, hộ khẩu của cụ đã bị chuyển về H.Châu Thành – nơi cụ hoàn toàn không có chủ quyền nhà, đất.
Thực hiện xong nghĩa vụ tòa tuyên thì bị tạm dừng thi hành án
Năm 2018, TAND tỉnh Bến Tre tuyên án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của chị Tường Vi. Bản án bị vợ, chồng Trung – Diễm kháng cáo. Đến năm 2019, TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm, chuyển hồ sơ về TAND tỉnh Bến Tre xét xử lại theo thủ tục chung.
Tháng 9.2020, TAND tỉnh Bến Tre tuyên án sơ thẩm lần 2, hủy văn bản khai nhận di sản thừa kế của cụ Tứ; hủy hợp đồng công chứng mà cụ Tứ ký với nội dung chuyển quyền sử dụng đất 450 m 2 cho ông Trung với giá 100 triệu đồng; yêu cầu UBND TP.Bến Tre chuyển sở hữu thửa đất từ vợ, chồng Trung – Diễm sang cho cụ Tứ.
Thửa đất cụ Năm để lại cho cụ Tứ và Tường Vi đang bị vợ, chồng Nguyễn Anh Trung chiếm dụng để ở và bán tạp hóa. Ảnh BẮC BÌNH
Tòa cũng định giá trị hơn 372 triệu đồng đối với ngôi nhà vợ, chồng Trung tự ý xây cất trên thửa đất này. Tòa buộc cụ Tứ có trách nhiệm trả lại bằng tiề.n giá trị ngôi nhà cho vợ, chồng Trung. Vợ, chồng Trung được lưu cư trong thời gian 6 tháng, tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, rồi phải chủ động dọn đi nơi khác trả lại toàn bộ thửa đất cho cụ Tứ. Ngoài ra, trên cơ sở định giá thửa đất, cấp sơ thẩm buộc cụ Tứ có trách nhiệm trả cho Tường Vi số tiề.n hơn 2,3 tỉ đồng (giá trị 1/2 thửa đất, do Tường Vi ở Mỹ, không đủ điều kiện được sở hữu đất tại Việt Nam).
Theo tòa sơ thẩm, biên bản khai nhận di sản thừa kế của cụ Tứ mà không có ý kiến của Tường Vi là trái với quy định pháp luật nên phải bị hủy bỏ; Trung khai mua quyền sử dụng đất của cụ Tứ trên thực tế là 500 triệu đồng chứ không phải 100 triệu đồng như trong hồ sơ công chứng, nhưng vợ chồng Trung không chứng minh được có hoạt động trả tiề.n cho cụ Tứ và cụ cũng bác bỏ việc này. Mặt khác, số tiề.n Trung khai quá chênh lệch so với giá trị thực tế của thửa đất. Ngoài ra, còn do văn bản khai nhận di sản thừa kế của cụ Tứ đã bị hủy bỏ.
Bản án sơ thẩm lần 2 tiếp tục bị vợ chồng Trung, Diễm kháng cáo. Ngày 21.3.2022, TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên y án sơ thẩm với các nội dung mà TAND tỉnh Bến Tre đã tuyên xử.
Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật được TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên, cụ Tứ vay mượn khắp nơi để hoàn thành nghĩa vụ về án phí, về số tiề.n 372 triệu đồng trả giá trị căn nhà mà vợ chồng Trung – Diễm xây trên đất mình, về nghĩa vụ trả hơn 2,3 tỉ đồng cho Tường Vi… Đến tháng 10.2022, tất cả các nghĩa vụ trong bản án đều được cụ Tứ thực hiện xong.
Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Bến Tre ghi nhận đầy đủ việc thực hiện nghĩa vụ theo bản án của cụ Tứ, tuy nhiên sau đó lại ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành bản án giữa cụ và cháu ruột vì lý do khá bất ngờ! (còn tiếp)
Vụ 3 con gái đốt mẹ ở Hưng Yên: Người trực tiếp đổ xăng, phóng hỏa đã không qua khỏi
Lãnh đạo UBND xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên xác nhận, người con gái thứ hai trong vụ mang xăng phóng hỏa nhà mẹ đã không qua khỏi. Ngày 18/11, người con gái cả của bà Đ. (sinh năm 1982) đã ra đi do bị bỏng nặng.
Ngày 4/11, lãnh đạo Công an tỉnh Hưng Yên xác nhận cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án Tước đoạt mạng sống xảy ra tại thôn Thiên Lộc, xã Trung Hòa, huyện Yên Mỹ. Quyết định khởi tố được đưa ra sau 5 ngày cơ quan điều tra xác minh vụ ba người con gái mang xăng đốt nhà mẹ đẻ gây phẫn nộ, bàng hoàng dư luận.
Theo kết quả xác minh ban đầu từ cơ quan công an, do mâu thuẫn trong việc tranh chấp tài sản, cả 3 người con gái cùng mẹ đẻ vào trong nhà, một người mang theo can xăng đổ xuống nền gian phòng khách. Thấy vậy bà Đ. liền can ngăn con gái nhưng một người đã châm lửa đốt.
Lửa bùng lên dữ dội khiến bà Đ. và 3 người con đều bị bỏng nặng. Sáng 27/11, trao đổi với Zing, lãnh đạo UBND xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên xác nhận, người con gái thứ hai trong vụ mang xăng phóng hỏa nhà mẹ đã không qua khỏi.
"Trưởng thôn Thụy Trang đã gọi điện báo cáo tôi về việc chị Đỗ Thị Điểm (sinh năm 1988, con gái thứ 2 của bà Đ.) đã không qua khỏi. Gia đình đưa người này đi hỏa táng, sau đó mang về an táng tại địa phương", lãnh đạo UBND xã Trung Hưng nói.
Ngày 18/11, người con gái cả của bà Đ. (sinh năm 1982) đã ra đi do bị bỏng nặng. Trước đó, trao đổi với PV Dân Việt, anh Đỗ Văn Điển (ở xã Trung Hòa, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) cho biết, suốt 10 ngày qua, anh luôn túc trực tại Viện bỏng Quốc gia để chăm sóc cho mẹ là bà Vũ Thị Đ. (61 tuổ.i) bị bỏng nặng, tiên lượng xấu.
Người mẹ tiên lượng nặng nhất, bị bỏng trên 60%, 2 người con gái bị bỏng trên 30%, con gái còn lại bị bỏng 5%. Anh Điển cho biết, từ khi xây nhà mới, chị em trong gia đình bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn.
Cuối năm 2020, người con gái út đã gửi đơn đề nghị UBND xã Trung Hòa giải quyết về phân chia thừa kế đất đai với lý do đất đai bố để lại là tài sản thừa kế của cả ba chị em nhưng mẹ và anh trai đã sử dụng làm tài sản riêng. Chị vì thế "không bằng lòng".
Lãnh đạo xã cho hay đã ba lần tổ chức hòa giải việc nhà bà Đ. song bất thành. Gia đình tự xin hòa giải nội bộ nhưng "rạ.n nứ.t giữa các thành viên trong nhà ngày càng lớn".
"Mẹ tôi tuổ.i đã cao lại bỏng toàn thân giờ nằm một chỗ không cử động được. Sau khi tỉnh, mẹ tôi đã khóc, trách giận các con đang yên đang lành mẹ đã vất vả nuôi khôn lớn dựng vợ gả chồng để rồi nay lại gây ra cho mẹ như thế, đó là tội bất hiếu. Mẹ vừa đau khổ vừa xấu hổ với mọi người khi chuyện trong gia đình mình lại như vậy", anh Điển nói.
Theo anh Điển, hiện chi phí điều trị cho bà Đ. đến nay đã hết hơn 200 triệu đồng. Gia đình cũng đang vay mượn anh em họ hàng để chạy chữa cho mẹ của mình. "Sau sự việc mấy người con rể cũng thay chị em trong gia đình tôi đến nói chuyện, nhưng tôi không thể chấp nhận cách hành xử của 3 người con gái gây ra cho mẹ như thế", anh Điển nói.
"Tôi buồn và chán lắm. Chuyện chị Đ. mất tôi không dám nói cho mẹ vì sợ mẹ lại chịu thêm cú sốc lớn nữa. Hiện sức khoẻ của mẹ tôi vẫn đang rất nguy kịch, sốc nhiễm khuẩn nên phải tiến hành lọc liên tục và chi phí vô cùng tốn kém. Tôi vẫn luôn nuôi hy vọng mẹ sẽ vượt qua được", anh Điển chia sẻ trước đó.
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con khôn lớn đã là ơn nghĩa vô cùng lớn lao, không gì sánh nổi trên cuộc đời này. Phận con chẳng những không thấu được cái đức hiếu sinh ấy mà còn có hành động bội bạc, "ra tay" với mẹ để đòi tài sản thì quả là đại bất hiếu. Khó có gì có biện minh cho hành động vô đạo của người con ấy.
Tuy vậy nếu cha mẹ đã phân chia tài sản rõ ràng, có tình có lý thì có thể sẽ giúp hạn chế phần nào những tranh chấp và hậu quả đau lòng. Cha mẹ khi về già nên xác định một trong những công việc quan trọng trước khi mất đó là bảo vệ, duy trì quan hệ tình thân trong gia đình.
Di dời làng chài giữa lòng TP Hải Phòng trong tháng 11 Chỉ còn vài ngày nữa, làng chài tồn tại hàng chục năm qua nơi mỏm sông Tam Bạc thuộc quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, sẽ phải di dời, bàn giao mặt bằng cho UBND thành phố thực hiện Dự án Chỉnh trang sông Tam Bạc giai đoạn 2. Các hộ dân sinh sống trong làng chài. Hơn 60 hộ dân đến...