Nghỉ lễ, ép ‘bạn nhậu’ uống rượu bia có thể bị phạt tới 3 triệu đồng
Vào kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 này, nhiều người sẽ tham gia các cuộc vui có rượu, bia. Trên bàn nhậu, hành vi mời, ép uống rượu, bia diễn ra phổ biến khiến một số người lo lắng.
Anh Nguyễn Công Phương (38 t.uổi, ở huyện Hoài Đức, Hà Nội) hỏi: Rượu, bia thường xuất hiện trong các cuộc vui, nhất là vào dịp nghỉ lễ tết. Nhiều người có thói quen ép người khác uống rượu, bia mà không lường trước được những hệ lụy. Vậy hành vi ép uống rượu, bia có bị xử lý không?
Trả lời câu hỏi nêu trên, luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng VPLS Tinh Thông Luật cho biết: Hành vi xúi giục, ép buộc người khác uống rượu, bia là hành vi bị nghiêm cấm căn cứ theo khoản 1, Điều 5 Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, phạt 1-3 triệu đồng đối với hành vi ép người khác uống rượu, bia. Mức phạt này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, còn đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt t.iền sẽ gấp 2 lần.
Như vậy, hành vi cố ép người khác uống rượu, bia là hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, trong trường hợp làm người đó mất nhận thức và gây ra thiệt hại thì người ép buộc người khác uống rượu, bia phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại đó.
Tuy nhiên, việc chứng minh hành vi xúi giục, ép buộc người khác uống rượu, bia chưa có quy định cụ thể. Do đó, căn cứ để xác định có hay không hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia là cần người làm chứng hoặc trích xuất camera, những hình ảnh, video trong bàn nhậu thì mới có khả năng xử lý trách nhiệm.
Thế nhưng có một điều chắc chắn rằng, người bị ép uống rượu, bia lần sau không dám ngồi cùng mâm, hoặc từ chối nhậu với người ép. Nếu không may, người bị ép uống rượu, bia đi đường gây t.ai n.ạn và xảy ra hậu quả nghiêm trọng, thì người ép phải ân hận và ám ảnh cả đời.
Căn cứ tại Điều 103, Điều 106, Nghị định 117/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt hành vi cố ép người khác uống rượu bia, Chủ tịch UBND cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với người có hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia.
Ép buộc, xúi giục người khác uống rượu, bia trong dịp Tết là hành vi vi phạm pháp luật
Thời điểm cận Tết, nhu cầu sử dụng rượu bia của người dân tăng mạnh, tình trạng ép nhau uống rượu bia diễn ra khá thường xuyên, gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng.
Video đang HOT
Vậy theo quy định, hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia có vi phạm pháp luật?
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán 2023, thời điểm cận Tết như vậy thường có những buổi họp mặt, tổng kết cuối năm và việc sử dụng rượu bia là điều gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cũng từ những 'cuộc nhậu' cuối năm như vậy, nhiều sự việc, t.ai n.ạn liên quan đến việc sử dụng rượu bia đã xảy ra, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người.
Vậy, dưới góc độ pháp lý, việc này sẽ được nhìn nhận thế nào?
Cuối năm thường diễn ra những bữa tiệc tất niên, tổng kết... việc sử dụng rượu bia là không thể tránh khỏi...
Ép người khác uống rượu, bia có vi phạm pháp luật?
Không chỉ trong dịp cuối năm tình trạng sử dụng rượu bia mới tăng cao mà kể cả trong cuộc sống thường nhật, tỷ lệ người sử dụng rượu, bia cũng rất cao. Việt Nam là một trong những top quốc gia tiêu thụ nhiều bia nhất thế giới. Thế nhưng những hệ luỵ từ việc sử dụng những đồ uống có cồn vẫn thường xuyên xảy ra, thậm chí còn vi phạm pháp luật.
Vậy, hành vi sử dụng rượu, bia cũng như ép buộc người khác sử dụng được quy định như thế nào về mặt pháp luật.
Pháp luật hiện hành tuy không cấm sử dụng rượu, bia trong cuộc sống, tuy nhiên có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng rượu bia.
Cụ thể, căn cứ tại Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia thì hành vi 'ép buộc người khác uống rượu, bia' là hành vi bị cấm.
Do đó, hành động ép người khác uống rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Ép buộc, xúi giục người khác sử dụng rượu bia là hành vi bị cấm trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Bên cạnh đó, Nghị định 117/2020/NĐ-CP được ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm quy định chế tài để điều chỉnh cho từng trường hợp cụ thể đối với hành vi ép buộc người khác uống rượu bia.
Theo đó, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP). Trường hợp tổ chức vi phạm, tổ chức đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 30, khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Tuy nhiên, độ t.uổi sử dụng rượu, bia đang dần trẻ hoá, thậm chí có lứa t.uổi trẻ v.ị t.hành n.iên.
Về vấn đề này, hiện các văn bản trên chỉ quy định chế tài xử phạt đối với hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia mà không quy định xử phạt hành vi ép buộc người chưa đủ 18 t.uổi uống rượu, bia.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc 'cảnh cáo hoặc phạt t.iền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 t.uổi nhưng chưa đủ 18 t.uổi uống rượu, bia', vậy nên cần lưu ý đối với người chưa đủ 18 t.uổi nhưng trong khoảng từ đủ 16 t.uổi đến chưa đủ 18 t.uổi mà uống rượu, bia thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt nếu trên.
Trường hợp bên ép buộc có hành vi ép buộc người đủ 16 t.uổi nhưng chưa đủ 18 t.uổi uống rượu, bia thì cả bên ép buộc lẫn bên bị ép buộc uống rượu, bia đều có thể bị xử phạt.
Người bị ép uống rượu, bia gây thiệt hại thì người ép buộc có phải chịu trách nhiệm?
Căn cứ theo Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Nhiều hệ luỵ nghiêm trọng từ việc sử dụng rượu bia gây ra.
Theo quy định trên thì khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Theo đó, người ép người khác uống rượu bia phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại nếu như người bị ép uống rượu bia gây ra thiệt hại.
Người phụ nữ đi xe đạp bị phạt nồng độ cồn khai lý do bất ngờ Bà N. tỏ ra rất bất ngờ khi đi xe đạp bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn. Bà N. đi xe đạp bị thổi nồng độ cồn Ngày 29/3, Công an tỉnh Sơn La cho biết, sáng cùng ngày, tại số 8, đường 20/11, thị trấn Yên Châu, lực lượng CSGT huyện Yên Châu kiểm tra nồng độ cồn hàng loạt...