Nghệ sĩ Diệu Thảo gây ấn tượng tại Ngày Âm nhạc Việt Nam
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ 14 (ngày 3/9/2023), Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “ Sóng nhạc Hồ Gươm xanh” vào tối 25/8 tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội.
Tham gia chương trình có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như NSND Phạm Ngọc Khôi, NSND Tạ Minh Tâm, NSND Quốc Hưng, Trọng Tấn, Anh Thơ, Lan Anh… Trong đó, tiết mục Suy tư được nghệ sĩ Vũ Diệu Thảo độc tấu đàn Tỳ bà cùng dàn nhạc dân tộc do NSND Phạm Ngọc Khôi chỉ huy là một điểm nhấn thu hút khán giả.
Nghệ sĩ Diệu Thảo biểu diễn tại Ngày Âm nhạc Việt Nam (Ảnh: Hòa Nguyễn).
Suy tư là sáng tác của NSND Vũ Mai Phương – cánh chim đầu đàn của đàn Tỳ bà Việt Nam. Tác phẩm có rất nhiều những cung bậc cảm xúc, tâm tư, tình cảm được thể hiện qua những kỹ thuật diễn tấu đặc trưng của cây đàn Tỳ bà.
Dưới sự chỉ huy của NSND Phạm Ngọc Khôi và Dàn nhạc dân tộc Việt Nam gồm những nghệ sĩ và giảng viên tài năng, Diệu Thảo dường như được chắp cánh thêm để thăng hoa và bay bổng trong tiếng đàn Tỳ bà của mình.
“Khi tác phẩm còn chưa kết thúc mà những tràng pháo tay nồng nhiệt của khán giả đã vang lên khắp khán phòng Nhà hát Hồ Gươm, Thảo thấy mình hạnh phúc lắm vì tiếng đàn Tỳ bà đã lay động được khán giả.
Và cho đến khi Suy tư kết thúc ở cao trào thì cảm xúc thực sự vỡ òa. Thầy – trò nắm tay giơ cao vẫy chào khán giả mới thấy đôi bàn tay ướt đẫm mồ hôi của thầy, vầng trán ánh lên những giọt mồ hôi lấp lánh, nụ cười hiền từ và hạnh phúc của thầy cũng là hình ảnh thân thương nhất sau những phút giây lao động nghiêm túc, biểu diễn hăng say trước khán phòng chật kín khán giả.
Niềm hạnh phúc giản đơn của người nghệ sĩ chính là những tràng pháo tay không ngớt khi âm nhạc lắng xuống”, Diệu Thảo chia sẻ.
Video đang HOT
Tiết mục “Suy tư” được nghệ sĩ Vũ Diệu Thảo độc tấu đàn Tỳ bà cùng dàn nhạc dân tộc do NSND Phạm Ngọc Khôi chỉ huy là một điểm nhấn thu hút khán giả (Ảnh: Hòa Nguyễn).
Năm 2022, trong chương trình Hát lên Việt Nam chào đón Ngày âm nhạc Việt Nam lần thứ 13, Vũ Diệu Thảo cũng từng biểu diễn Suy tư.
Chia sẻ về sự trở lại này, Diệu Thảo cho biết: “Thảo thấy đây là một niềm vinh hạnh lớn lao khi được Hội Nhạc sĩ Việt Nam tín nhiệm và mời biểu diễn trong chương trình đặc biệt này, nhất là đúng vào dịp Nhà hát Hồ Gươm mở cửa đón khách trong một không gian hoàn toàn mới, rất đẹp với hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại, ứng dụng công nghệ hàng đầu thế giới.
Nhà hát nằm tại giao điểm 4 con phố lớn trung tâm Hà Nội, là một điểm văn hóa mới kết nối với các công trình văn hóa, di tích lịch sử, cảnh quan kiến trúc ngàn năm tuổi, tạo thành quần thể văn hóa nghệ thuật, giải trí quanh hồ Hoàn Kiếm. Sự mới mẻ này quả thật là chất xúc tác khiến cho Thảo thấy háo hức và tràn ngập niềm vui với lời mời biểu diễn tuyệt vời này”.
Một điều thú vị, chiếc áo dài họa tiết hoa sen mà Diệu Thảo mặc khi biểu diễn trong chương trình Sóng nhạc Hồ Gươm xanh là do chính cô tự thiết kế, may và vẽ. Diệu Thảo cho biết, chiếc áo dài lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của hoa sen – quốc hoa Việt Nam mà cô rất yêu thích và dành tình cảm đặc biệt bởi sự thanh khiết, hương thơm dịu dàng.
Để chuẩn bị cho trang phục này, Diệu Thảo đã cùng mẹ đi mua mảnh vải trơn màu cam đỏ về cắt may, vẽ họa tiết.
Nghệ sĩ Diệu Thảo hạnh phúc khi tiếng đàn Tỳ bà lay động được khán giả (Ảnh: Hòa Nguyễn).
“Đây là chiếc áo dài để biểu diễn độc tấu, vậy nên Thảo thiết kế khá cầu kỳ về kiểu dáng, vừa mang nét truyền thống cổ điển, vừa khai thác hiệu quả tương phản của màu sắc để tạo sự nổi bật cho tà áo dài dưới ánh đèn sân khấu. Họa tiết trên áo có thể in sẵn, có thể thêu tay, thêu máy hoặc có những mẫu sẵn, tuy nhiên Thảo thích tự sáng tạo những chiếc áo dài mang dấu ấn cá nhân, thể hiện rõ cá tính và hình ảnh của bản thân mà Thảo muốn hướng tới”, nữ nghệ sĩ cho biết.
Được biết, không chỉ chiếc áo dài mặc trong Ngày Âm nhạc 2023 mà Diệu Thảo còn tự thiết kế rất nhiều trang phục biểu diễn cũng như đời thường khác từ khoảng 10 năm nay.
Nghệ sĩ Diệu Thảo là một gương mặt gây chú ý trong lĩnh vực biểu diễn nhạc cụ dân tộc Việt Nam hiện nay. Cô là giảng viên môn Tỳ bà của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Ngoài đàn Tỳ bà, cô có khả năng chơi nhiều loại nhạc cụ khác như Tam thập lục, đàn Tứ, Nhị, T’rưng, K’longput, đàn Đá…
Đêm diễn thăng hoa của nghệ sĩ Việt Nam trên đất nước Áo, Ý
Các nghệ sỹ Việt Nam đã những phần trình diễn ấn tượng trong chuyến lưu diễn đang diễn ra tại CH Áo và Ý.
Dàn nhạc Thính phòng Hà Nội cùng NSƯT Bùi Công Duy và các nghệ sĩ Việt Nam đã có buổi biểu diễn ấn tượng trong Đại tiệc âm nhạc mang đậm dấu ấn lịch sử nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Ý tại khán phòng Cappella Paolina trong cung điện Phủ tổng thống Ý, thành phố Roma tối 26/7.
Điều đặc biệt, chương trình có sự chứng kiến của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng phu nhân và Tổng thống Ý Sergio Mattarella và con gái cùng nhiều quan chức cấp cao của 2 nước.
22h tối theo giờ địa phương, khán phòng Cappella Paolina chật kín khán giả được mời dự. Từ âm thanh đầu tiên được đến những âm thanh cuối cùng vang lên được khán giả tập trung như nín thở để chăm chú lắng nghe và theo dõi theo từng cảm xúc của từng nốt nhạc, từng câu nhạc.
Các nghệ sĩ đến từ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã thể hiện đẳng cấp quốc tế cùng sự tự tin với cách trình diễn đầy biến hoá trên sân khấu.
Màn trình diễn xuất thần, rất máu lửa của NSƯT Bùi Công Duy trong bản Presto của Antonio Vivaldi như một điểm nhấn quan trọng của chương trình. Cũng không thể không nhắc đến màn trình diễn xuất sắc và đẳng cấp của nghệ sĩ opera Phạm Khánh Ngọc trong 2 bản Aria nổi tiếng của Ý đã làm say đắm nhiều khán giả. Tiết mục "Miền Nam quê hương ta ơi" của NSƯT Lệ Giang và tiết mục Vũ khúc Tây Nguyên của NSƯT Nguyễn Thị Hoa Đăng đã làm cho đêm nhạc thêm phong phú vừa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam vừa hội nhập quốc tế.
Sự chủ động và nhịp nhàng uyển chuyển của nhạc trưởng Trần Nhật Minh đã giúp cho Dàn nhạc Thính phòng Hà Nội dễ dàng bắt nhịp vào hơi thở âm nhạc của các nghệ sĩ độc tấu. Tiết mục cuối cùng "Việt Nam Quê hương tôi" với sự tham gia của tất cả các nghệ sĩ đã chuyển tải một thông điệp đẹp và nhân văn của đất nước Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Các nghệ sỹ trình diễn trong chương trình
Cuối chương trình CTN Võ Văn Thưởng cùng phu nhân và Tổng thống Sergio Mattarella và con gái đã lên sân khấu bắt tay chúc mừng từng nghệ sĩ.
Tổng thống Sergio Mattarella thích thú tìm hiểu về hai nhạc cụ dân tộc là đàn Bầu và đàn T' rưng dưới sự giới thiệu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên sân khấu.
Trước đó, ngày 25/7 chương trình Hoà nhạc đặc biệt chiêu đãi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân trong lâu đài Esterhazy Phòng HAYDN SAAL bang Burgenland (Áo) cũng để lại những cảm xúc đặc biệt.
Chương trình được chuẩn bị với thời lượng 60 phút nhưng với sự trân trọng đề lắng nghe những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao thế giới từ các nghệ sĩ Việt Nam nên đã kéo dài thêm 40 phút để đáp lại sự hưởng ứng sự nhiệt tình đến từ các khán giả Áo.
Nhạc trưởng Trần Nhật Minh đã điều phối Dàn nhạc Thính phòng Hà Nội theo một phong cách trẻ trung rất tự tin và thuyết phục với loạt các tác phẩm khó, đòi hỏi sự điêu luyện cao trong trình diễn. Màn trình diễn của giọng ca opera Phạm Khánh Ngọc trong bản Aria Nun beut die Flur from Oratoria "Creation" của Haydn đã tạo nên sự hưng phấn cho khán giả.
Bên cạnh đó, NSƯT Lệ Giang đã trình diễn sâu lắng và êm dịu bản dân ca Nam Bộ "Ru con" kết hợp cùng Dàn nhạc dây khiến khán giả như đang lạc vào không gian của đất nước Việt Nam tươi đẹp. Tiết mục song tấu T'rưng vui nhộn của NSƯT Nguyễn Thị Hoa Đăng và NSƯT Lệ Giang đã khiến khán giả thích thú vỗ tay tán thưởng không ngớt.
Điểm nhấn của chương trình được thể hiện bởi màn trình diễn lão luyện của NSƯT Bùi Công Duy cùng Dàn nhạc Thính phòng Hà Nội với những tác phẩm bất hủ của nhà soạn nhạc Áo F. Kreisler.
Sau đó, anh tiếp tục xuất sắc trình diễn thêm một số tác phẩm để tặng khán giả như "Khúc suy tưởng" trích từ vở Opera Thais của nhà soạn nhạc J. Massenet, "Lời chào tình yêu" của nhà soạn nhạc E. Elgar...
Phần cuối chương trình được nhường lại cho Dàn nhạc Thính phòng Hà Nội với bản "Vũ khúc Hungary" số 5 nổi tiếng đầy khí thế của nhà soạn nhạc J. Brahms và tiết mục kết thúc chương trình "Việt Nam quê hương tôi" của nhạc sĩ Đỗ Nhuận với sự trình bày của NSƯT Tấn Minh và các nghệ sĩ đầy cảm động với sự kết hợp của tất cả nghệ sĩ đã khiến khán giả đứng dậy vỗ tay.
Cuối chương trình Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng phu nhân, Thủ hiến bang Burgenland ngài Hans Peter Doskozil cùng phu nhân và các quan chức cấp cao của 2 nước đã lên sân khấu chúc mừng toàn bộ các nghệ sĩ của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã có buổi trình diễn xuất sắc, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp góp phần thành công trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân đến Cộng hoà Áo.
Bài thơ "Người đi tìm hình của nước" được phổ nhạc Nhạc sĩ Kiên Ninh cho ra mắt MV Người đi tìm hình của nước với ca khúc do anh phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Chế Lan Viên. Nhạc sĩ Kiên Ninh chia sẻ, cũng như bao người viết nhạc về đề tài tình yêu quê hương đất nước, anh luôn mong muốn sáng tác được những tác phẩm...