Nghệ sĩ cải lương Bình Tinh: Ba Vũ Linh hỏi tôi ‘Ba mất con có để tang không?’
Bình Tinh tiết lộ, sinh thời, cố nghệ sĩ Vũ Linh luôn quan tâm, dạy bảo cô một cách nghiêm khắc.
Chia sẻ trong chương trình Người kể chuyện đời, Bình Tinh cho biết chị sinh ra trong gia đình có nhiều đời theo cải lương và đều nổi tiếng. Tuy nhiên, với Bình Tinh, đây lại là áp lực: “Đối với tôi, niềm tự hào được sống trong 1 gia đình có nhiều đời nổi tiếng với cải lương, niềm tự hào không nhiều bằng áp lực.
Sinh ra trong gia đình làm nghề cải lương tuồng cổ nổi tiếng, tôi có ý thức trách nhiệm từ bé. Gia đình tôi không có nhiều hậu nhân như các đoàn khác, khi anh tôi mất đi, tôi lại càng bị áp lực về việc phải cố gắng trở thành người nghệ sĩ có tâm, có đức chứ không chỉ có tài.
Tôi còn phải thay ông bà cha mẹ chăm lo cho các thế hệ nghệ sĩ đã làm việc ở đoàn Huỳnh Long. Tôi không biết mình có thể lèo lái đoàn nghệ thuật Huỳnh Long được bao lâu nhưng tôi sẽ làm hết sức mình để bảo tồn nghệ thuật cải lương”.
Nghệ sĩ cải lương Bình Tinh.
Bình Tinh cho biết, trong sự nghiệp cô may mắn được sự nâng đỡ của 2 người cha nuôi nổi tiếng là cố NSƯT Vũ Linh và NSƯT Kim Tử Long.
Nữ nghệ sĩ cho hay: “Ba ruột tôi mất khá sớm, tôi được ba Kim Tử Long nhận làm con trước, sau đó ba Vũ Linh cũng nhận tôi làm con. Cả hai người cha này đều dồn hết tình thương cho tôi, dạy dỗ tôi rất nhiều.
Những thành công của tôi ngày hôm nay ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự nâng đỡ của ba Kim Tử Long và ba Vũ Linh”.
Bình Tinh được 2 nghệ sĩ cải lương đình đám nhận làm con nuôi.
Video đang HOT
Bình Tinh cũng là người đồng hành cùng cố nghệ sĩ Vũ Linh, hết lòng chăm sóc ông trong giai đoạn ông bệnh nặng: “Ba Kim Tử Long có cuộc sống hạnh phúc đề huề nên tôi đỡ lo.
Còn ba Vũ Linh trong lúc bị bệnh, người thân không có điều kiện kinh tế để lo bệnh cho ba. May mắn là tôi có khả năng hỗ trợ cho ba trong giai đoạn đó.
Tôi còn nhớ lúc 2 ba con nói chuyện trong bệnh viện, ba có hỏi tôi: Ba chết con có để tang không? Tôi nói: Trời ơi ba nói gì vậy, một ngày làm ba, suốt đời làm ba. Ba ruột tôi đã mất giờ tôi chỉ có 2 người ba là ba Linh và ba Long thôi, ai mất tôi cũng để tang hết.
Vì thế khi ba Vũ Linh mất, tôi đã xin phép gia đình cho tôi được để tang cho ba và được cả nhà đồng ý. Tôi vui vì đã làm trọn vẹn những gì một đứa con nuôi có thể làm cho ba trong chặng đường cuối. Cái ơn cái nghĩa của ba tôi mang theo suốt cuộc đời này”.
Bình Tinh chia sẻ trong chương trình.
Bình Tinh cũng cho biết thêm: “Ba Vũ Linh và ba Kim Tử Long là 2 thái cực hoàn toàn khác nhau. Ba Vũ Linh nghiêm khắc lắm, mỗi tối tôi đi diễn về đều gọi video cho ba, ba mà thấy tôi ăn mỳ gói là sẽ mắng. Nhưng nghe những lời mắng đó, tôi thấy ấm áp và hạnh phúc lắm.
Người còn lại là ba Kim Tử Long lại luôn đối xử với tôi như bạn bè nhưng cũng rất yêu thương tôi. Thời điểm tôi tham gia chương trình Sao nối ngôi, ba Long sẵn sàng bỏ hết công việc để đồng hành cùng tôi suốt 3 tháng trời.
Tôi trở thành quán quân Sao nối ngôi cũng là nhờ một tay giúp đỡ của ba Long. Thế nhưng ngày tôi nhận giải, ba chỉ lặng lẽ đứng nhìn rồi bỏ ra về”.
Nữ nghệ sĩ đang nỗ lực phục hưng đoàn cải lương Huỳnh Long.
Bình Tinh là con gái của cặp vợ chồng nghệ sĩ cải lương tuồng cổ Đức Lợi – Bạch Mai. Gia đình cô có 4 đời đều theo đuổi nghệ thuật cải lương.
Bản thân Bình Tinh bén duyên với sân khấu cải lương từ khi còn rất nhỏ. Khi ba, anh trai và mẹ lần lượt qua đời, Bình Tinh một mình nỗ lực vực dậy đoàn cải lương Huỳnh Long với hi vọng gìn giữ hào quang của gia tộc và bảo tồn nghệ thuật cải lương.
Về đời tư, Bình Tinh kết hôn cùng một nam ca sĩ. Là người cùng ngành nên chồng hiểu và thông cảm cho Bình Tinh. Anh sẵn sàng ở phía sau hỗ trợ để vợ thực hiện ước mơ của mình. Hiện tại, cặp đôi có 1 cô con gái nhỏ, cuộc sống của họ khá êm ấm, hạnh phúc.
NSƯT Quỳnh Hương: 46 tuổi vẫn độc thân, nhiều khi đi hát đứng khóc một mình vì buồn tủi
"Từ thế hệ của tôi, sân khấu cải lương đã đi xuống nên ngay khi bước vào nghề đã khó khăn", NSƯT Quỳnh Hương tâm sự.
Nghệ sĩ cải lương Quỳnh Hương
NSƯT Quỳnh Hương sinh năm 1977 trong một gia đình có truyền thống hát bội nhưng lại chọn theo đuổi, gắn bó với cải lương. Hiện tại, dù đã ở tuổi 46 nhưng cô vẫn độc thân và sống khá bình dị.
Trong chương trình Người kể chuyện đời lên sóng mới đây, nghệ sĩ Quỳnh Hương đã tâm sự về cơ duyên đến với nghề của mình:
MC Trung Dân và Quỳnh Hương
"Tới giờ, tôi vẫn thấy việc mình đến với nghề hát là một cái nghiệp. Bên nội nhà tôi đều là nghệ sĩ của đoàn hát bội thành phố. Cha tôi cũng đi theo đoàn hát và có lời thề với Tổ nghiệp là xin được làm nghề 3 đời, nên đến đời tôi vẫn theo nghề.
Từ nhỏ, tôi đã muốn theo nghề vì nghĩ rằng chỉ làm nghệ sĩ mới được đi đây đi đó, khoác lên người tấm áo đẹp. Tôi cũng muốn được mọi người biết đến vì cha hay bảo tôi, phải làm sao để nhắc đến mình người ta biết, dù là vai ác nhất hay vai tốt nhất, chứ đừng để nói tới mình mà không ai biết.
Vì thế, tôi đi theo học hát, học diễn và nhận thấy cải lương có một cái hay mà các bộ môn nghệ thuật khác không có, là sự tổng thể. Người nghệ sĩ cải lương vừa được hát, được diễn, được múa, được võ, thể hiện vai diễn một cách trọn vẹn. Ngay cả trong ca hát, mỗi người một giọng khác nhau, mỗi lời ca lại có văn chương rất hay. Từ đó, tôi đam mê cải lương và quyết theo đuổi nó.
Trường phái cải lương của tôi là ca trong diễn. Tôi không có giọng ca bóng bẩy, lên nốt cao như những nghệ sĩ khác mà thiên về những lối tự sự. Tôi thích ca những bài vọng cổ về mẹ.
Thực ra lúc đầu, mẹ tôi không cho tôi theo nghề, bảo là con gái đi hát dễ mắc nghiệp tình, không hạnh phúc. Nhưng cha lại ủng hộ tôi và còn chở tôi đi học, đứng nhìn tôi học rồi mới về. Sau này, khi tôi được mọi người biết đến, cha mới bảo rằng, ngày đó cha nhìn vào lớp thấy ai cũng bị thầy cô mắng, chỉ mình tôi là không, nên cha yên tâm đi về vì biết tôi theo được nghề này".
Tiếp đó, nghệ sĩ Quỳnh Hương tâm sự về cuộc sống cơm áo gạo tiền với nghề: "Thực sự mà nói, cuộc sống với nghề này để mà muốn như ý mình thì không biết bao nhiêu là đủ. Quan trọng là phải biết gói ghém khéo léo.
Hiện tại thì sân khấu cải lương không có nhiều để hát nhưng tôi cũng biết gói ghém nên cuộc sống hàng tháng của tôi bình ổn. Tất nhiên, cuộc sống không thể nào được như ý tôi muốn nhưng cũng không đến mức quá khó khăn.
Từ thế hệ của tôi, sân khấu cải lương đã đi xuống nên ngay khi bước vào nghề đã khó khăn. Tôi nhớ, ngày đó tôi đi múa cho các đoàn đã có hiện tượng trả vé vì không bán được. Các nghệ sĩ như tôi phải kiếm sống bằng cách hát cho những quán nghệ sĩ.
Ở những quán nghệ sĩ như thế, người nào có sắc, lại giỏi ăn nói thì kiếm tiền dễ hơn. Còn tôi dù hát hay tới đâu mà không có sắc thì cũng không thuận lợi. Khách đến quán nghệ sĩ nhiều khi chỉ chú trọng vào nhan sắc nghệ sĩ chứ ít nghe hát.
Tôi không có sắc nên không được khách để ý, thành ra người chủ quán cũng không săn đón. Nhiều khi tôi đi hát mà đứng buồn tủi, khóc một mình".
Nghệ sĩ Chí Tâm làm thợ mộc, vẽ tranh mưu sinh khi sống ở nước ngoài Tại chương trình Người kể chuyện đời, nghệ sĩ cải lương Chí Tâm có dịp trải lòng về những thăng trầm trong nhiều năm bôn ba sinh sống nơi xứ người. Nghệ sĩ Chí Tâm tiết lộ về cuộc đời với nhiều thăng trầm, gian nan. Chụp màn hình Nghệ sĩ Chí Tâm sinh năm 1952 tại quận Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long....