Ngày tôn vinh Tiếng Việt 8/9: Tình yêu với ngôn ngữ Việt tại Malaysia
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, năm 2024 đán.h dấu bước tiến nổi bật trong việc lan tỏa ngôn ngữ Việt tại Malaysia.
Cô giáo Nguyễn Thụy Thiên Hương (bên trái) với các sinh viên của trường Đại học Malaya (UM) trong tiết học tìm hiểu và học viết Thư pháp Việt.
Nếu như số học sinh của lớp học tiếng Việt tại Đại sứ quán đang tăng lên cả ở hình thức học trực tiếp và trực tuyến thì tại lớp học tiếng Việt, Khoa Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học (FLL), Đại học Malaya (UM) luôn được duy trì với con số từ 100-140 sinh viên. Trong khi cô trò của lớp học tại Đại sứ quán đang thực hành tiếng thông qua các tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho “Lễ hội trăng rằm” thì nhiều hoạt động giao lưu văn hóa được tổ chức tại UM, tạo không gian tìm hiểu cho các bạn sinh viên thực hành tiếng và tìm hiểu văn hóa Việt. Có được bước tiến lớn trong hành trình lan tỏa ngôn ngữ Việt như vậy là do tình yêu của cả cô và trò và sự đồng hành của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và Hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam.
Bước sang năm thứ 8 hoạt động, lớp học tiếng Việt tại Đại sứ quán đã hoàn thiện hơn trong khâu tổ chức, số học sinh đã tăng lên 9 lớp với hơn 40 cháu, trong đó có 3 lớp học trực tiếp và 6 lớp trực tuyến. Với hai cô giáo thay nhau dạy 3 lớp học trực tiếp mỗi cuối tuần và 6 lớp học trực tuyến cũng đủ kín thời gian.
Nếu như năm 2023 cô giáo Nguyễn Thị Liên, Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Việt tại Malaysia, được bầu chọn là một trong năm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài mang lại niềm vinh dự, niềm vui lớn cho lớp học, cho cô, cho trò thì cô giáo Nguyễn Thụy Thiên Hương cũng được tuyển chọn chính thức làm giảng viên tiếng Việt cho Khoa Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học. Tình yêu với tiếng Việt và mong muốn lan tỏa ngôn ngữ Việt tại quê hương thứ hai của hai cô giáo đã được ghi nhận xứng đáng.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN, cô giáo Nguyễn Thị Liên cho biết cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt sẽ là kỷ niệm đẹp trong hành trình lan tỏa tiếng Việt. Cô cảm thấy có động lực và tự hào hơn khi Đảng và Nhà nước ngày càng coi trọng việc giữ gìn tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNNN), Bộ Ngoại giao đã triển khai nhiều dự án, chương trình nhằm giữ gìn, quảng bá và tôn vinh tiếng Việt, thu hút nhiều sự tham dự của học sinh, sinh viên, kiều bào, khơi dậy lòng yêu nước, tự tôn dân tộc.
Video đang HOT
Năm 2023, UBNNVNNN – Bộ Ngoại giao – phát động cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của hàng trăm thí sinh là người yêu tiếng Việt trên khắp thế giới. Xét thưởng dựa trên 3 tiêu chí: Năng lực tiếng Việt; Vốn tri thức về đất nước và con người Việt Nam; Hoạt động cộng đồng, tôn vinh và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Nói về cô giáo Nguyễn Thụy Thiên Hương, Giáo sư Surinderpal Kaur, Trưởng khoa Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học cho biết thạc sỹ ngôn ngữ học Nguyễn Thụy Thiên Hương là một giảng viên xuất sắc và có nhiều kinh nghiệm.
Cô giáo đã khiến cho người Malaysia yêu mến văn hóa Việt Nam nhiều hơn. Nhà trường nói chung và Khoa nói riêng rất phấn khởi khi bộ môn tiếng Việt đã được giảng dạy trở lại sau khi trường không tuyển được giáo viên phù hợp kể từ năm 2017.
Như Phó Hiệu trưởng trường Đại học Malaya, Giáo sư, Tiến sỹ Yvonne Lim Ai Lian khẳng định tại buổi giao lưu văn hóa Việt Nam – Malaysia: “Tại UM, chúng tôi tin rằng giáo dục không chỉ giới hạn trong sách giáo khoa và lớp học. Giáo dục bao gồm sự trân trọng sâu sắc đối với các nền văn hóa đa dạng tạo nên thế giới của chúng ta, và thông qua sự trân trọng đó, chúng ta có thể xây dựng những cộng đồng mạnh mẽ và nhân ái hơn. Những sự kiện giao lưu văn hóa không chỉ là những lễ kỷ niệm, mà còn là những cơ hội quan trọng để học tập và kết nối”.
Quả thực, ngôn ngữ là văn hóa và văn hóa được thể hiện qua ngôn ngữ. Trong quá trình hội nhập quốc tế, việc tìm hiểu ngôn ngữ và lan tỏa ngôn ngữ là một hành trình không thể thiếu. Việc lan tỏa ngôn ngữ Việt càng vươn xa bao nhiêu thì văn hóa Việt càng đi xa bấy nhiêu.
Lan tỏa hành trình ngôn ngữ Việt tại Brunei
Mặc dù mới được đưa vào giảng dạy tại trường Đại học Quốc gia Brunei (UBD) từ năm 2022, song cho đến nay lớp học tiếng Việt, do Tiến sĩ Trần Trọng Nghĩa phụ trách và giảng dạy, đã thu hút được gần 100 sinh viên nước ngoài, chủ yếu là người Brunei theo học.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định (bên phải) lưu bút tại trường Đại học Quốc gia Brunei.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, giảng viên Trần Trọng Nghĩa bày tỏ mong muốn Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei và UBD tổ chức nhiều hơn nữa những hoạt động thiết thực để quảng bá và hỗ trợ việc giảng dạy tiếng Việt như tạo ra Góc văn hóa Việt Nam, tài trợ học bổng cho sinh viên nước ngoài học tiếng Việt được đến Việt Nam trải nghiệm thực tế hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn để trải nghiệm văn hóa, ngôn ngữ Việt...
Cái duyên đến với lớp học tiếng Việt tại Brunei của anh Nghĩa bắt đầu từ một lá thư điện tử của Khoa Việt Nam học của UBD về nhu cầu tuyển giảng viên tiếng Việt. Trải qua 3 vòng phỏng vấn kéo dài 6 tháng, anh đã được nhận vào trường. Đam mê với sứ mệnh "Lan tỏa ngôn ngữ Việt" anh Nghĩa luôn tạo ra các sân chơi giúp sinh viên thực hành tiếng theo các chủ đề cụ thể.
Theo quy định của nhà trường, cứ mỗi 4 giờ trên lớp sẽ có 4 giờ ngoại khóa. Tuy nhiên, lớp học của anh chủ yếu là giờ ngoại khóa. Chính vì vậy, số sinh viên đăng ký theo học tiếng Việt tại Brunei ngày càng đông và hào hứng.
Các sinh viên của lớp học tiếng Việt tại trường Đại học Quốc gia Brunei.
Luôn trăn trở, suy tư về việc giảng dạy tiếng Việt tại Brunei, Tiến sĩ Trần Trọng Nghĩa, đến từ Khoa Việt Nam học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh luôn phấn khởi trước những bước tiến của các sinh viên nước ngoài trong quá trình chinh phục ngôn ngữ Việt - một trong những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới.
Bị hấp dẫn bởi những sự kiện văn hóa Việt được tổ chức tại Brunei như Giao lưu văn hóa và ẩm thực Việt, Trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam...nam sinh viên Brunei, AWG Rolando Dala, 22 tuổ.i, đã bày tỏ tình yêu nồng nhiệt với văn hóa Việt trên trang mạng xã hội cá nhân và đặt quyết tâm chinh phục ngôn ngữ của đất nước hình chữ S. Với tuổ.i trẻ đầy nhiệt huyết và ưa khám phá, Rolando vừa hoàn thành chương trình "Discovery Year" do UBD kết hợp với trường Đại học FPT Đà Nẵng tổ chức tại thành phố biển xinh đẹp này để trải nghiệm thực tế về vốn tiếng Việt của mình trong 14 tuần.
Là một n.ữ sin.h viên Ấn Độ thông minh, Zainab Akhtar đã trở thành sinh viên đầu tiên trong khóa đăng ký học đầy đủ 6 cấp độ tiếng Việt để đạt trình độ Minor (khi tốt nghiệp được nhà trường công nhận thêm 1 chuyên ngành phụ bên cạnh chuyên ngành Vật lý ứng dụng đang theo học). Với cấp độ 3 như hiện nay, Akhtar đã sử dụng khá tốt tiếng Việt và được trường cử làm liên lạc viên, đại diện cho UBD kết nối với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Hiện tại việc giảng dạy tiếng Việt tại UBD hoàn toàn miễn phí và đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm nhiệt tình của Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei. Trong khuôn khổ các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến Brunei gần đây như chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi tháng 2/2023, Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Khắc Định vào tháng 8 vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei luôn tạo điều kiện để thầy, trò lớp Tiếng Việt được ra mắt lãnh đạo và chào mừng đoàn đến với Brunei.
Phó Hiệu trưởng UBD, Tiến sĩ Hazri bin Haji Kifle, nêu rõ một trong những mục tiêu của nhà trường là mong muốn thúc đẩy phát triển môi trường giáo dục đa văn hóa, tăng cường hợp tác đào tạo về ngôn ngữ. Từ tháng 1/2022, trường đã bắt đầu tuyển sinh viên học tiếng Việt với 6 cấp độ và hiện đã có gần 100 sinh viên đang theo học. Thành tích học tập của các sinh viên theo học chuyên ngành ngôn ngữ tiếng Việt rất tốt. Đặc biệt, không chỉ có sinh viên có nguyện vọng theo học tiếng Việt mà hiện nay nhiều người đang đi làm tại Brunei cũng có nhu cầu học tiếng Việt và nhà trường đang mở thêm các khóa học tiếng Việt online...
Được thành lập năm 1985, Đại học Quốc gia Brunei (UBD) - trường đại học hàng đầu của Brunei, do Quốc vương Hassanal Bolkial làm Hiệu trưởng, hiện được xếp hạng 71 tại khu vực châu Á và 385 trên thế giới. UBD có 8 chuyên ngành đào tạo - nghiên cứu, 9 viện nghiên cứu và 6 trung tâm dịch vụ đào tạo, bao gồm nhiều nội dung, như nghiên cứu Hồi giáo, kinh doanh, nghệ thuật, khoa học, y tế, nghiên cứu châu Á, nghiên cứu chính sách, giáo dục, đa dạng sinh học và công nghệ. Đội ngũ giảng viên và sinh viên UBD đến từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Hiện UBD đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều cơ cở đào tạo, nghiên cứu uy tín trên thế giới.
Lan tỏa niềm tự hào Việt Nam tại các thành phố ở Canada Hòa chung trong không khí kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 của toàn dân tộc, cộng đồng người Việt ở một số nơi của Canada đã tổ chức lễ thượng cờ tại Tòa thị chính thành phố nơi họ đang sinh sống để thể hiện niềm tự hào và tinh thần đoàn kết cùng hướng về Tổ quốc. Thị trưởng Philip Brown (thứ...