Ngày ra mắt, tôi ngã ngửa vì cách thử lòng con rể tương lai của bố
Tôi đang bị đặt vào thế khó khi muốn nghe lời bố nhưng cũng sợ mất đi tình yêu đẹp với bạn trai.
Tôi là người khó yêu nên mãi mới tìm được anh chàng phù hợp với các tiêu chí mà bản thân mong muốn. Bạn trai tôi sinh ra trong gia đình gia giáo, học hành đến nơi đến chốn và đang đảm nhận vị trí quản lý tại một công ty.
Trong mắt tôi, anh là người hoàn hảo, không có điểm trừ. Tuy vậy, có lẽ chừng đó vẫn là chưa đủ. Bố mẹ tôi rất kỹ tính, muốn lựa chọn được chàng rể tốt để yên tâm gả con gái.
Mặc cho tôi giải thích, bạn trai không đồng tình với “phép thử” của bố. (Ảnh minh họa: BuzzFeed).
Từ hôm biết con gái có bạn trai, bố tôi giục đưa anh về ra mắt để xem có đủ tin tưởng hay không.
Ngày tôi đưa bạn trai về, bố mẹ đón tiếp rất nồng hậu. Hai bên trò chuyện khá cởi mở. Tôi thở phào như trút bỏ được gánh nặng.
Sau bữa cơm, tôi cùng mẹ rửa bát trong bếp, còn anh và bố tiếp tục cuộc nói chuyện ở phòng khách. Xong xuôi mọi việc, tôi đưa hoa quả lên để cả nhà thưởng thức.
Bố bảo với bạn trai tôi, gia đình xây căn nhà mới đang nợ 300 triệu đồng. Bố muốn con rể tương lai sẽ cùng gánh vác với tôi trả hết số tiền này.
Video đang HOT
Sắc mặt của bạn trai tôi có chút thay đổi sau khi nghe lời đề nghị từ bố. Dường như anh có điều gì đó hoài nghi về bố mẹ. Tuy vậy, anh ấy vẫn giữ sự bình tĩnh và không phản ứng quá mức khiến bố phật ý.
Tôi khá bất ngờ khi nghe về số tiền bố nói. Bởi anh chị ở xa đã gửi một phần hỗ trợ bố mẹ, ngoài ra tôi có đóng góp một ít. Bấy lâu nay, tôi nghĩ không có khoản nợ nào lớn như vậy. Thay vì xen vào câu chuyện của bố và bạn trai, tôi chọn cách im lặng.
Sau khi bạn trai ra về, tôi hỏi bố về số tiền 300 triệu đồng. Bố bảo đó chỉ là “phép thử lòng” con rể tương lai, xem thái độ của anh ta ra sao. Bố tôi khen anh ấy có vẻ không phải là người nóng tính, biết cách cư xử và lắng nghe.
Tôi không muốn tình yêu của mình bị đưa ra làm phép thử như vậy. Tôi trách bố đã không trao đổi trước về tình huống này. Bởi lời nói của bố có thể dẫn đến sự rạn nứt trong mối quan hệ của chúng tôi.
Vài ngày sau, tôi và anh gặp lại nhau trong một cuộc hẹn. Anh nói không đồng tình với quan điểm về chuyện muốn con rể chung tay giúp đỡ nhà vợ trả nợ. Đúng như tôi dự đoán, anh cảm thấy bị lợi dụng trong mối quan hệ này và là công cụ “bòn tiền” của nhà vợ.
Tôi giải thích cho anh mọi chuyện và nói ra sự thật về “phép thử” của bố. Anh càng tức giận, cho rằng cả gia đình tôi xem tình cảm chỉ là trò đùa.
Sau khi được nghe kể về thái độ của bạn trai, bố tôi lắc đầu và thở dài. Ông bảo anh chàng đã không vượt qua được “phép thử”.
Bố tôi cho rằng, với người yêu bạn gái thật lòng, anh ta sẽ chấp nhận chung tay giúp đỡ nhà vợ, không phản ứng và kêu ca. Theo bố, tình cảm của bạn trai tôi chưa đủ lớn nên không biết cách vượt qua thử thách.
Bố đề nghị tôi suy nghĩ kỹ về mối quan hệ này, tốt nhất nên tìm một anh chàng khác.
Tôi bỗng nhiên trở thành người khó xử, muốn ngả theo ý kiến của bên nào cũng khó. Tôi hiểu cảm giác của bạn trai khi bị đưa vào “phép thử lòng”, còn quan điểm của bố tôi đánh giá về chuyện tình cảm chưa hẳn đã sai.
Lúc này, tôi đang cảm thấy rất bối rối. Liệu có phải bạn trai không yêu tôi đủ nhiều nên phản ứng như vậy?
Trong trường hợp tôi cố chấp kết hôn, liệu sau này có phải hối hận do sống với người chồng tính toán quá mức hay không?
Chỉ vì chuyện chọn trường cho con trai 6 tuổi mà cả nhà tôi chiến tranh lạnh với nhau
Con mới vào cấp 1 đã loạn nhà loạn cửa như vậy thì sau này không biết nhà tôi sẽ còn ầm ĩ đến thế nào nữa.
Cứ đến hẹn lại lên, mỗi đợt nghỉ hè là các phụ huynh bắt đầu xôn xao nhộn nhịp để tìm trường cho con. Năm nào tôi cũng thấy mấy hội nhóm trên mạng xã hội nhao nhao lên vì công cuộc chọn trường "đại học chữ to" cho con.
Mà quả cũng chẳng sai cơ, cấp 1 là điểm xuất phát của các con nên cha mẹ nào chẳng lo lắng. Đã vậy đây cũng có thể coi như lần đầu chọn trường cho con nên chẳng thể tránh khỏi những bỡ ngỡ không biết bắt đầu từ đâu, chẳng rõ đường đi nước bước thế nào.
Vài năm trước, tôi đứng ngoài cuộc chiến tìm trường cho con này nên nhiều khi cũng nghĩ hay là các mẹ cứ làm quá lên chứ ngày xưa mình đi học dễ thế cơ mà. Cứ trường đúng tuyến mà chọn thôi, có thấy các cụ kêu ca phàn nàn hay đau đầu nhức óc gì đâu.
Ấy vậy mà đến năm nay, tôi chính thức bị "nghiệp quật" khi bắt đầu tham gia vào đường đua chọn trường cho thằng con trai mới có 6 tuổi nhà mình.
Tôi quan điểm khá cũ, đó là cứ trường công mà học. Thứ nhất, gia đình cũng chỉ ở mức độ kinh tế trung bình, không nên chọn trường vượt quá tiềm lực kinh tế không đến khi mới đi được nửa đường đã "hết xăng" thì chẳng lẽ đi vay tiền đóng học phí cho con? Thứ hai, tôi muốn con cái mình sống trong môi trường giáo dục giống như phần đông các bạn, thường thì các trường công lập đều là trường giáo dục tốt nên cũng chẳng phải lo lắng gì về chất lượng, cứ cho "đi bộ đội" dần cho quen.
Thế nhưng bố nó lại có suy nghĩ hoàn toàn khác. Nhất định phải cho con học trường quốc tế! Tôi thật sự choáng váng khi nghe thấy bố nó đưa ra ý kiến như vậy. Với tiềm lực kinh tế của hai vợ chồng tôi thì việc cho con học trường quốc tế đồng nghĩa với việc sẽ khiến gia đình rơi vào tình trạng giật gấu vá vai lúc nào không hay.
Bởi vậy tôi khuyên chồng nên suy nghĩ thật kỹ, tôi không nói rằng trường quốc tế không tốt nhưng quả thật là việc cố gắng cho con theo học có khi sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến hòa khí của gia đình.
Ông bà nội thì lại không đồng tình với chồng tôi, cũng chẳng hề ủng hộ tôi. Chả là cô em con đằng bác họ hàng hiện đang dạy tại một trường thực nghiệm. Có vài lần ông bà đến nhà ấy chơi thì được nghe giới thiệu về môi trường giáo dục tại đấy nên cũng xuôi tai, muốn vợ chồng tôi xem xét chọn trường thực nghiệm đó cho con học.
Thật lòng mà nói tôi cũng có nghĩ đến trường ấy, cũng đã tìm hiểu một chút nhưng khổ nỗi trường cách nhà gần 20km, đã vậy còn ngược đường với cơ quan của cả bố lẫn mẹ. Chưa nói đến đoạn đường đó mỗi lần đến giờ tan tầm thì phương tiện chỉ có thể nhích từng chút một trên đường. Nếu như tôi đi làm về rồi đi đón con và vòng về nhà thì chắc chắn phải 7h-8h tối mới có mặt ở nhà mất!
Thế là 4 người ba ý khác nhau và ai cũng nhất quyết phải theo quyết định của mình. Và bắt đầu từ khi con trai tôi nghỉ hè, không ngày nào nhà tôi không nói về vấn đề này. Nhẹ nhàng thì là tranh luận vài tiếng đồng hồ, nặng hơn chút là thế nào cũng có to tiếng với nhau. Đến giờ gần đến lúc con phải đi học hè rồi mà vẫn chưa ai chịu ai.
Trường công mà tôi nhắm cho con cách nhà có mấy bước chân. Thằng bé chỉ cần lên đến lớp 2 là có thể tự đi bộ về nhà rồi. Tôi cũng đã xem xét trường lớp đều mới được sang sửa, sạch sẽ và rộng rãi, chất lượng học tập thì là chuẩn quốc gia rồi còn gì nữa. Ấy vậy mà cả nhà đều cho rằng cho con học trường công áp lực học tập nhiều quá nên không đồng ý.
Tranh cãi nhiều quá đến mức giờ cả nhà tôi chiến tranh lạnh với nhau luôn rồi. Bố mẹ chồng giận dỗi ra mặt vì mất năm trời trông cháu hộ con cái mà cuối cùng chúng nó chẳng chịu nghe theo ý kiến của mình. Chồng tôi thì cho rằng vợ coi thường khả năng làm ra kinh tế của mình. Tôi thì không thể thuận theo ý của ông bà hay chồng mình được vì có quá nhiều cái hạn chế, lợi bất cập hại như thế cơ mà.
Cả nhà mãi chưa đi đến thống nhất đồng nghĩa với việc con tôi vẫn chưa gửi hồ sơ xin học vào bất kỳ trường nào. Nhìn xung quanh các nhà khác cũng đã bắt đầu hành trang cho con vào trường học mới mà con mình vẫn còn chưa biết học ở đâu khiến tôi vừa lo lắng, vừa bất lực không biết phải làm sao...
Con gái hiền như đất của tôi bỗng ghét cay ghét đắng nhà hàng xóm chỉ vì chuyện phơi quần áo Hóa ra, đằng sau chuyện phơi quần áo còn có cả một câu chuyện khiến tôi không biết nên khóc hay nên cười. Tôi có cô con gái đang tuổi mới lớn. Lắm khi cũng lo ngay ngáy chứ đừng đùa. Tuổi này đám nhỏ nhạy cảm lắm, mình mà không sát sao có khi hối hận cả đời không kịp. Nhưng sát...