Ngành công nghiệp ô tô đang cần hàng vạn lao động chất lượng cao
Nhu cầu thị trường khiến các nhà sản xuất lắp ráp ô tô Việt Nam mở rộng tuyển dụng nhân sự, lên tới hàng vạn người trong vài năm tới.
Trong một bài đăng trên Fanpage chính thức của hãng, VinFast chia sẻ thông tin về đợt tuyển dụng mới, nhằm mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng yêu cầu sản xuất tăng cao của các dòng xe ô tô điện.
Theo đó, VinFast dự kiến tuyển thêm 8.000 nhân viên cho nhà máy sản xuất xe ô tô điện ở huyện Cát Hải (Hải Phòng) tại Việt Nam. Hiện tại, VinFast đang có khoảng 6.000 nhân sự.
Các nhân sự mới tuyển dụng có thể sẽ bắt đầu làm việc từ tháng 8 hoặc tháng 9 năm nay.
Nhà máy VinFast tại Hải Phòng có công suất 250.000 xe mỗi năm và hãng dự kiến đến năm 2026 sẽ nâng công suất lên 600.000 xe mỗi năm.
Buổi trình diễn công nghệ trên xe ô tô tại sự kiện FPT Software Automotive Tech Show 2022
Trước đó, hôm 30/7/2022, ông Trần Đăng Hoà, Phó TGĐ FPT Software tiết lộ tại buổi trình diễn công nghệ trên xe ô tô tại sự kiện FPT Software Automotive Tech Show 2022. Theo đó hãng phần mềm này sẽ tuyển 27.000 kỹ sư công nghệ ô tô trong 3-5 năm tới.
Video đang HOT
FPT Software hiện có 3.000 kỹ sư công nghệ ô tô và triển khai kế hoạch tuyển dụng thêm mỗi năm khoảng 5.500 kỹ sư ngành này.
Theo lãnh đạo FPT Software, tại Việt Nam hiện chưa có trường đại học, cao đẳng nào về công nghệ thông tin có chuyên ngành riêng đào tạo về công nghệ phần mềm trên ô tô.
Nhân lực đang làm việc trong lĩnh vực này của FPT Software phần lớn do doanh nghiệp này tự đào tạo dựa trên nhu cầu của khách hàng là các hãng ô tô.
Bản thân các hãng xe cũng tự đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn riêng, không chỉ dựa trên nhu cầu mở rộng sản xuất mà ngay bản thân mạng lưới dịch vụ sau bán hàng cũng cần đội ngũ kỹ thuật viên ô tô chất lượng cao.
Đơn cử, hôm 19/7/2022, Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) tổ chức lễ tốt nghiệp và chính thức khép lại khóa 1 (2019 – 2021) của Chương trình đào tạo nghề cho kỹ thuật viên tương lai.
Đây là chương trình đào tạo chuyên sâu cho các học viên tại Việt Nam do MBV kết hợp với trường Cao đẳng LILAMA2 và Phòng Công nghiệp Thương mại Đức (AHK) thực hiện trong 2 năm rưỡi vừa qua.
Hiện tại, công nghệ ô tô và động lực học được đào tạo bậc đại học ở một số trường như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học GTVT, Đại học công nghệ GTVT… với số lượng chỉ khoảng vài trăm kỹ sư mỗi năm, trong khi nhu cầu đang tăng nhanh.
Theo PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, lễ tốt nghiệp khóa kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật ô tô, thuộc Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) dự kiến tổ chức trong tháng 8 này, sẽ có những nhà tuyển dụng tham dự và tuyển dụng trực tiếp tại buổi lễ.
Các nhà tuyển dụng thậm chí sẽ trao phần thưởng cho những đồ án tốt nghiệp được chấm điểm cao.
“Đợt tốt nghiệp này của gần 100 kỹ sư ô tô sẽ có một số lượng lớn các đề tài được bảo vệ, hướng tới công nghệ ô tô hiện đại như: Đánh giá công nghệ xe hybrid; thiết kế mô phỏng và điều khiển ô tô điện, ứng dụng AI trong điều khiển xe tự hành…, là những công nghệ đang tích hợp lên ô tô hiện đại”, ông Đàm Hoàng Phúc cho hay.
Tổng cục Thuế lo đứt nguồn cung ứng sản xuất ô tô
Tổng cục Thuế lo ngại việc đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam.
Ngày 3/6/2022, Tổng cục Thuế tổ chức họp nhằm đánh giá tình hình thực hiện công tác thuế tháng 5 và triển khai một số giải pháp trong tháng 6 năm nay.
Theo Tổng Cục trưởng Cao Anh Tuấn, sau 5 tháng triển khai các giải pháp hỗ trợ kinh tế hồi phục và tăng trưởng của Chính phủ, kinh tế Việt Nam đã đón nhận nhiều thông tin tích cực.
Sản xuất ô tô tại nhà máy Thaco tháng 4/2022
Tuy nhiên, lãnh đạo ngành thuế nhận định, tình hình dịch bệnh vẫn còn những biểu hiện bất thường, trong khi xung đột Nga - Ukraine vẫn diễn biến căng thẳng, đồng thời, giá dầu thế giới vẫn duy trì ở mức cao đã có những tác động đến nguồn thu từ dầu thô 5 tháng đầu năm 2022 sẽ đẩy chi phí của doanh nghiệp lên cao và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.
"Điều này có thể nhận thấy rõ ở một số ngành, như sản xuất ô tô đang bị đứt gãy chuỗi cung ứng", lãnh đạo ngành thuế nhận định.
Trên thực tế, chuỗi cung ứng cho sản xuất ô tô tại Việt Nam từ đầu năm đến nay không liền mạch, điều này được các hãng xe thừa nhận.
Tình trạng khan hiếm xe, đẩy giá lên cao hoặc bán "bia kèm lạc" khá phổ biến, không chỉ với ô tô mà lan sang cả mảng xe máy.
Về chính sách hỗ trợ, trong gần 6 tháng qua, Quốc hội và Chính phủ, theo chức năng và thẩm quyền đã ban hành loạt chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô.
Tháng 12/2021, Chính phủ đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất lắp ráp trong nước, thời gian áp dụng chính sách là 6 tháng, kết thúc vào ngày 31/5/2022.
Tháng 1/2022, Quốc hội thông qua đề xuất sửa luật thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô điện. Theo đó xe ô tô chạy bằng pin (EV - xe thuần điện) được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ mức 15% xuống còn 3%, thời hạn chính sách là 5 năm, kết thúc vào 31/12/2027.
Mới nhất, ngày 21/5/2022, Chính phủ ban hành nghị định cho phép giãn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của các nhà sản xuất lắp ráp ô tô đến 20/11/2022, tức là được chậm nộp thuế 6 tháng so với kỳ hạn nộp thuế thông thường.
Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách tháng 6 cũng như cả năm 2022, Tổng cục Thuế đã yêu cầu, các vụ đơn vị chức năng khẩn trương phối hợp với các địa phương để rà soát, nắm bắt nguồn thu; phân tích, đánh giá kỹ tác động của các gói chính sách hỗ trợ của Quốc hội, Chính phủ đến công tác thu ngân sách để xây dựng kịch bản thu chi tiết theo từng tháng đến từng khu vực, khoản thu, sắc thuế và tham mưu cho Tổng cục Thuế.
Volvo sẽ sử dụng nguồn thép sạch để sản xuất ô tô Mục tiêu đến năm 2050, tất cả thép mà Volvo sử dụng phải là thép sản xuất từ nguồn không phát thải nhằm trung hoà carbon trong ngành thép. Không chỉ nổi tiếng là hãng xe hàng đầu về sự an toàn, Volvo đang tỏ ra là thương hiệu xe hơi đi đầu trong hành động vì khí hậu. Minh chứng khi Volvo...