Ngắm hệ thống phòng thủ tên lửa Antey-2500 siêu khủng của Nga
Hệ thống phòng thủ tên lửa Antey 2500 được phát triển trên cơ sở tổ hợp S-300 dùng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo và cả máy bay.
Tại diễn đàn quân sự Army 2015, một trong những hệ thống vũ khí thu hút nhiều sự chú ý nhất là hệ thống phòng thủ tên lửa Antey 2500. Nhiệm vụ của hệ thống này là bảo vệ mục tiêu công nghiệp và quân sự quan trọng, vị trí triển khai quân đội, tránh cuộc tấn công từ trên không của tên lửa đạn đạo và máy bay của đối phương. Nó có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa đạn đạo bay trong phạm vi 2.500km, cũng có thể đối phó các mục tiêu tên lửa khí động học. Hệ thống Antey 2500 có thể tự tác chiến trong bất kỳ khu vực có xung đột quân sự nào trên thế giới, khi cần thiết cũng có thể hiệp đồng tác chiến với quân đội và hệ thống chỉ huy vũ khí tự động hoá của quốc gia. Hệ thống tên lửa Antey 2500 có thể đồng thời tấn công 24 mục tiêu khí động học, hoặc đồng thời tấn công 16 quả tên lửa có tiết diện radar phản xạ hiệu quả dưới 0,02 mét vuông và tốc độ bay 4.500m/giây. Bố trí một tiểu đoàn hệ thống Antey 2500 gồm: một radar tìm kiếm mục tiêu nhìn vòng 9S15M2; một radar tìm kiếm mục tiêu quét khu vực 9S19M; xe chỉ huy 9S457; trạm dẫn đường tên lửa đa kênh 9S32M; 24 xe phóng tên lửa 9A83M; 24 xe bệ phóng/nạp đạn 9A84M; 48 quả tên lửa 9M82M và 96 quả tên lửa 9M83M. Hệ thống Antey 2500 sử dụng tên lửa 9M82M kiểu mới và 9M83M do cục thiết kế Novator phát triển. Trong điều kiện trọng lượng và khối lượng không thay đổi, vẫn giữ được nguyên tắc kết cấu và nguyên tắc tác dụng bộ phận chiến đấu của hệ thống dẫn đường tên lửa 9M82 và 9M83. Trong ảnh là mô hình hộp phóng cùng đạn tên lửa 9M82M thiết kế để tiêu diệt mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung ở tầm 40km, độ cao 25km, tốc độ bay Mach 10. Đạn tên lửa 9M82M (nặng 5,8 tấn) thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung ở cự ly 40km, tốc độ bay Mach 10. Trong nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên không, tầm bắn đạt tới 200km. Hai loại tên lửa này có thể sử dụng trong quân đội không dưới 10 năm mà không cần kiểm tra bảo dưỡng.
Tại diễn đàn quân sự Army 2015, một trong những hệ thống vũ khí thu hút nhiều sự chú ý nhất là hệ thống phòng thủ tên lửa Antey 2500.
Nhiệm vụ của hệ thống này là bảo vệ mục tiêu công nghiệp và quân sự quan trọng, vị trí triển khai quân đội, tránh cuộc tấn công từ trên không của tên lửa đạn đạo và máy bay của đối phương.
Nó có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa đạn đạo bay trong phạm vi 2.500km, cũng có thể đối phó các mục tiêu tên lửa khí động học.
Video đang HOT
Hệ thống Antey 2500 có thể tự tác chiến trong bất kỳ khu vực có xung đột quân sự nào trên thế giới, khi cần thiết cũng có thể hiệp đồng tác chiến với quân đội và hệ thống chỉ huy vũ khí tự động hoá của quốc gia.
Hệ thống tên lửa Antey 2500 có thể đồng thời tấn công 24 mục tiêu khí động học, hoặc đồng thời tấn công 16 quả tên lửa có tiết diện radar phản xạ hiệu quả dưới 0,02 mét vuông và tốc độ bay 4.500m/giây.
Bố trí một tiểu đoàn hệ thống Antey 2500 gồm: một radar tìm kiếm mục tiêu nhìn vòng 9S15M2; một radar tìm kiếm mục tiêu quét khu vực 9S19M; xe chỉ huy 9S457; trạm dẫn đường tên lửa đa kênh 9S32M; 24 xe phóng tên lửa 9A83M; 24 xe bệ phóng/nạp đạn 9A84M; 48 quả tên lửa 9M82M và 96 quả tên lửa 9M83M.
Hệ thống Antey 2500 sử dụng tên lửa 9M82M kiểu mới và 9M83M do cục thiết kế Novator phát triển. Trong điều kiện trọng lượng và khối lượng không thay đổi, vẫn giữ được nguyên tắc kết cấu và nguyên tắc tác dụng bộ phận chiến đấu của hệ thống dẫn đường tên lửa 9M82 và 9M83.
Trong ảnh là mô hình hộp phóng cùng đạn tên lửa 9M82M thiết kế để tiêu diệt mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung ở tầm 40km, độ cao 25km, tốc độ bay Mach 10.
Đạn tên lửa 9M82M (nặng 5,8 tấn) thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung ở cự ly 40km, tốc độ bay Mach 10. Trong nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên không, tầm bắn đạt tới 200km. Hai loại tên lửa này có thể sử dụng trong quân đội không dưới 10 năm mà không cần kiểm tra bảo dưỡng.
Theo_Kiến Thức
Ông Lavrov: Phòng thủ tên lửa toàn cầu Mỹ là đe dọa duy nhất với Nga
"Mỹ không từ bỏ việc bố trí các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, bất chấp tiến bộ đạt được trong đàm phán hạt nhân với Iran".
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ngày 22/4 đã có buổi trả lời phỏng vấn được truyền trực tiếp trên các đài phát thanh của Nga gồm "Sputnik", "Tiếng vọng Moskva" và "Đài Moskva" về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Nga, trong đó có quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây, cũng như tình hình Ukraine.
Trả lời câu hỏi về các mối đe dọa đối với Moskva, ông Lavrov cho biết từ phía tây, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) ngày càng tiến hành tập trận nhiều hơn gần biên giới Nga, trong khi Mỹ không từ bỏ việc bố trí các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, bất chấp tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Nhà ngoại giao Nga nêu rõ Mỹ vẫn tăng cường thiết lập các cơ sở của hệ thống lá chắn tên lửa, dù trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố Washington sẽ giảm mức độ của hệ thống phòng thủ tên lửa bên ngoài lãnh thổ Mỹ nếu đạt được tiến bộ trong đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Theo ông Lavrov, hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ, được triển khai cả trên lãnh thổ Mỹ lẫn châu Âu và Đông Bắc Á, là mối đe dọa duy nhất với Nga. Ngoài ra, Mỹ còn đưa vũ khí hạng nặng tới các nước Baltic và Đông Âu. Các cơ chế hợp tác với NATO đã bị cắt giảm phần lớn.
Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố Nga hoài nghi sự thành thật của Mỹ trong ý tưởng về thế giới không vũ khí hạt nhân. Mỹ đang nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí phi hạt nhân nhưng có sức mạnh hơn cả vũ khí hạt nhân. Ngoài ra Mỹ cũng có kế hoạch đưa vũ khí vào vũ trụ.
Tiếp đó, ông Lavrov nhấn mạnh mối đe dọa của Nga từ phía nam là hoạt động khủng bố. Kẻ thù chính của nước Nga hiện nay là tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Trong thành phần của IS có hàng trăm công dân Nga, công dân các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), những phần tử này khi quay trở về nước sẽ có thể thực hiện các vụ tấn công khủng bố. Trong khi đó, theo ông, không có mối đe dọa nào từ phía đông đối với Nga.Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngoại giao Nga khẳng định các vấn đề trong quan hệ với Mỹ cần phải giải quyết thông qua đàm phán. Về quan hệ với phương Tây, Ngoại trưởng Nga nêu rõ Moskva không muốn tình hình khủng hoảng trong quan hệ hai bên tiếp diễn.
Ông Lavrov cũng lưu ý thái độ "tiêu chuẩn kép" của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, trong đó có tuyên bố của Tổng thống Obama rằng nước nào muốn hỗ trợ Iraq chống khủng bố cần phải có sự chấp thuận của chính phủ nước này, trong khi Mỹ lại không thực hiện như vậy đối với Syria. Liên quan tới vấn đề Syria, Ngoại trưởng Nga cho biết Moskva đã có những đóng góp đáng kể để tình hình Syria không diễn ra như ở Libya.
Về tình hình Ukraine, ông Lavrov khẳng định Moskva muốn Ukraine là một quốc gia thống nhất nhưng phải tôn trọng sự đa dạng và phân cấp quyền lực cho các khu vực, và phải là một quốc gia trung lập về chính trị - quân sự để đảm bảo không bị NATO biến thành một nước chống Nga.
Ông Lavrov cũng đề cập tới việc cung cấp cho Iran các hệ thống phòng không S-300. Ông nhấn mạnh các hệ thống này không phá vỡ cân bằng lực lượng trong khu vực, nhưng có thể khiến những ai muốn tấn công Iran phải cân nhắc./.Nhà ngoại giao Nga một lần nữa đề cao vai trò của thỏa thuận Minsk trong giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Ông cũng cho rằng mục đích của Mỹ khi can thiệp vào vấn đề Ukraine là ngăn cản Nga và Liên minh châu Âu (EU) củng cố quan hệ hợp tác, đặc biệt là quan hệ giữa Nga với Đức.
Theo Báo Tin tức
Mỹ sẽ đặt hệ thống phòng thủ Aegis ở Biển Đen? Hoa Kỳ không loại trừ khả năng triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis tại Biển Đen. Washington tuyên bố có thể làm như vậy nếu nảy sinh nhu cầu "bảo vệ các đồng minh khỏi sự đe dọa của những tên lửa đạn đạo", tin từ Sputniknews cho hay. Hoa Kỳ dọa sẽ triển khai hệ thống đánh chặn...