Nga tuần tra chung với Iran ở biển Caspi và Biển Đen
Nga đã điều các tàu chiến tham gia cuộc tuần tra chung với Iran ở biển Caspi, trong khi điều các máy bay tiêm kích Su-35 tuần tra trên vùng biển trung lập ở Biển Đen.
Nga điều các máy bay tiêm kích Su-35S tuần tra trên vùng biển trung lập ở Biển Đen. (Nguồn: Wikimedia Commons)
Hãng thông tấn TASS đưa tin, cơ quan báo chí Hạm đội Caspi của Nga cho biết, các tàu chiến của hải quân nước này và Iran đã tiến hành tuần tra chung trên Biển Caspi trong 3 ngày. Hiện các tàu đã hoàn thành nhiệm vụ và đang trở về các căn cứ.
Phía Nga đã điều các tàu pháo nhỏ và tên lửa thuộc Dự án 21630 (lớp Buyan), Volgodonsk và Astrakhan, trong khi Iran giao nhiệm vụ cho các tàu tuần tra Shahid Nazeri, tàu tấn công nhanh Joshan và khinh hạm Deylaman.
Trong quá trình tuần tra chung các khu vực trung tâm và phía Bắc của biển Caspi, thủy thủ Nga và Iran đã giải quyết các thách thức liên quan bảo vệ các tuyến đường vận tải, kiểm soát giao thông hàng hải và các biện pháp chống cướp biển.
Trong nhiệm vụ kéo dài 3 ngày, họ đã tiến hành cơ động chung, cũng như thực hành phòng thủ và bảo vệ lực lượng đặc nhiệm hải quân trong một chuyến đi biển. Các quan chức hải quân Nga và Iran đã thay phiên chỉ huy các hoạt động.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các máy bay tiêm kích Su-35S chiếm ưu thế trên không của Lực lượng Không quân vũ trụ Nga đã thực hiện một nhiệm vụ tuần tra trên vùng biển trung lập của Biển Đen để ngăn chặn các máy bay nước ngoài vi phạm không phận chủ quyền nước này.
Su-35S (theo phân loại của NATO là Flanker-E ) là máy bay tiêm kích đa năng siêu cơ động thuộc thế hệ 4 được thiết kế với công nghệ thế hệ thứ năm.
EU thúc đẩy đa dạng hóa nguồn cung năng lượng
Ngày 17/12, Azerbaijan, Gruzia, Romania và Hungary đã ký kết thỏa thuận xây dựng đường dây tải điện chạy ngầm dưới Biển Đen để truyền tải điện từ các trại điện gió trong tương lai ở biển Caspi tới châu Âu.
Dự án được đ.ánh giá là một phần trong nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung năng lượng của Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Romania Nicolae Ciuca, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Romania Klaus Iohannis, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Thủ tướng Gruzia Irakli Garibashvili (từ trái sang phải) tại lễ ký ở Bucharest, Romania, ngày 17/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại lễ ký, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen khẳng định thỏa thuận sẽ giúp EU xích lại gần hơn các đối tác tại khu vực Bắc Kavkaz đồng thời hỗ trợ châu Âu thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Ngoài ra, thỏa thuận cũng sẽ giúp Gruzia trở thành một trung tâm năng lượng và kết nối với thị trường điện nội khối của EU đồng thời hỗ trợ quá trình tái thiết hệ thống năng lượng tại Ukraine.
Theo thỏa thuận vừa được ký kết, dự án đường dây tải điện 1.000 megawatt này có độ dài khoảng 1.100 km, chạy từ Azerbaijan tới Romania. Quá trình nghiên cứu tính khả thi của dự án sẽ hoàn tất vào cuối năm sau và quá trình xây dựng đường dây tải điện có thể mất từ 3 đến 4 năm.
Odessa và Nikolaev mới là điểm quyết chiến cuối cùng? Theo chuyên gia, vấn đề quan trọng nhất là Nga phải tước quyền tiếp cận Biển Đen của Ukraine, tức là phải kiểm soát cả hai vùng Odessa và Nikolaev. Chuyên gia quân sự, Tiến sĩ Khoa học Quân sự Nga Konstantin Sivkov mới đây đã phát biểu trong buổi phỏng vấn của kênh truyền hình Red Line rằng, các trận đ.ánh quyết...