Nga, Trung phản ứng vội tên lửa Mỹ vừa phóng thử
Nga lo ngại việc Mỹ gần đây tiến hành một vụ thử tên lửa – loại tên lửa đã bị cấm theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF), Vladimir Yermakov, người đứng đầu Cục Không phổ biến và kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm thứ Sáu.
“Điều này khiến chúng tôi lo lắng. Chúng tôi chắc chắn sẽ cân nhắc về hành động này”, Yermakov nói.
Washington có quyền tiến hành vụ thử vì họ đã rút khỏi thỏa thuận, ông Yermakov nói. Tuy nhiên, việc tên lửa bị INF cấm được thử nghiệm chỉ vài tháng sau khi INF bị hủy bỏ chứng tỏ rằng họ đã phát triển loại vũ khí này từ lâu, quan chức này giải thích.
Vụ thử tên lửa đạn đạo thành công gần đây của Washington chứng minh rằng nước này từng vi phạm Hiệp ước INF đã có với Nga, vì không thể tạo ra một tên lửa như vậy trong vòng 9 tháng, bất chấp những tuyên bố như vậy từ phía họ, phó hội đồng quốc phòng Hạ viện Nga nói.
Vụ thử tên lửa của Mỹ khiến Nga và Trung Quốc quan ngại. Ảnh: Sputnik/AFP.
Video đang HOT
“Điều này một lần nữa chứng minh rằng người Mỹ đã lừa dối khi họ cáo buộc Nga không tuân thủ hiệp ước. Họ đã cho thấy họ không tuân thủ. Người ta không thể tạo ra một tên lửa trong vòng chín tháng kể từ thời điểm đầu. Điều này là không thể. Đó một chu kỳ sản xuất. Một vũ khí cần nhiều năm chứ không phải chín tháng để đi từ lý thuyết đến thực tiễn”, Andrei Krasnov nói.
“Liên bang Nga kêu gọi phía Mỹ một lần nữa quay trở lại tuân thủ Hiệp ước INF”, Krasnov nói thêm.
Quan chức Nga cũng nói thêm, sau khi INF bị xóa bỏ, không có gì ngăn cản Nga chế tạo và thử nghiệm tên lửa từng bị hiệp ước này cấm.
Nga, Trung “không để yên” tên lửa Mỹ
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hua Chunying, hôm thứ Sáu cũng cho biết, vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của Washington chứng minh rằng nước này từng chuẩn bị cho các vụ thử tên lửa bị cấm theo INF trước khi chính thức rút khỏi thỏa thuận.
“Kể từ ngày 2 tháng 8 năm nay, khi Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF, Lầu Năm Góc đã tiến hành hai cuộc thử nghiệm tên lửa mặt đất. Người đứng đầu Lầu Năm Góc Esper nói rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu chuẩn bị cho các cuộc thử nghiệm này vào tháng Hai. Tôi muốn bạn lưu ý rằng Hoa Kỳ chính thức tuyên bố rút khỏi INF vào ngày 2 tháng 8, nhưng người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết họ đã bắt đầu chuẩn bị cho các cuộc thử nghiệm vào tháng Hai. Điều này chứng minh một lần nữa ước đoán trước đó của chúng tôi rằng Hoa Kỳ đã đưa ra lý do rút khỏi INF trước”, bà Hua nói.
Bà Hua nói thêm rằng quyết định rời khỏi INF của Washington chỉ được thúc đẩy bởi mong muốn bảo đảm lợi thế quân sự thông qua việc phát triển các công nghệ tên lửa tiên tiến.
“Mỹ vặn vẹo [sự thật] về việc vi phạm thỏa thuận của Nga và mối đe dọa tên lửa của Trung Quốc không gì khác hơn là một màn trình diễn vụng về nhằm lừa dối người khác”, bà Hua nói thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm thứ Năm đã hoan nghênh cuộc thử nghiệm thành công tên lửa mặt đất từng bị cấm theo INF, lưu ý rằng, họ mất chưa đầy chín tháng, thay vì hai năm như thường lệ, để đi từ ý tưởng đến vụ thử nghiệm. Theo ông Esper, công việc phát triển tên lửa bắt đầu sau khi Washington rút khỏi INF.
An Bình
Theo toquoc.vn
Phản ứng của Nga trước vụ thử tên lửa tầm trung mới nhất của Mỹ
Bộ Ngoại giao Nga ngày 13/12 đã lên tiếng phản ứng trước vụ thử tên lửa mới nhất của Mỹ trong ngày trước đó.
Ông Vladimir Yermakov, Cục trưởng Cục kiểm soát và không phổ biến vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow quan ngại sâu sắc về vụ thử nghiệm tên lửa - từng bị Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) cấm. Ông cho rằng, Mỹ có quyền thực hiện vụ thử sau khi rút khỏi INF, tuy nhiên Nga sẽ cân nhắc các bước đi tiếp tho phù hợp.
Ông Vladimir Yermakov. Ảnh: Reuters
Nhà ngoại giao Nga cũng khẳng định, việc Mỹ thử nghiệm các loại tên lửa bị INF cấm chỉ sau vài tháng rút khỏi thỏa thuận chứng tỏ 1 điều, rằng Washington đã phát triển loại tên lửa từ lâu.
Trước đó, 8h30 phút sáng 12/12 (theo giờ Mỹ), Mỹ đã thử nghiệm 1 tên lửa tầm trung từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California. Tên lửa từ mặt đất đã bay hơn 500 km trước khi rơi xuống Thái Bình Dương.
Đây là lần thứ hai Mỹ thử tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, vũ khí bị cấm trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) kể từ khi Washington rút khỏi thỏa thuận này hồi tháng 8./.
Theo Đình Nam/VOV1 (biên dịch)
Reuters, Sputnik
Lộ lý do mới Mỹ rút khỏi INF Washington nói rằng lý do chấm dứt Hiệp ước INF không phải là tên lửa hành trình 9M729 của tổ hợp Iskander-M Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (Intermediate-range Nuclear Forces - INF) đã chính thức chấm dứt hiệu lực ngày 2/8/2019. Washington đã rút khỏi Hiệp ước với lý do được viện dẫn là do Nga vi phạm...