Nga thừa nhận chở trực thăng chiến đấu đến Syria
Moscow hôm 21-6 xác nhận chiếc tàu chở hàng buộc phải quay về từ vùng biển Anh hôm 17-6 đang chở trực thăng chiến đấu cho Syria, đồng thời cho biết con tàu này sắp tới sẽ ra khơi với quốc kỳ Nga.
Tàu MV Alaed bị chặn ngoài khơi Scotland. Ảnh: Telegraph
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết: “Tàu Alaed xuất phát hôm 11-6, chở trực thăng Mi25 vốn là tài sản của phía Syria”.
Con tàu vừa phải quay lại Nga sau khi bị công ty bảo hiểm Anh hủy hợp đồng, sẽ cập cảng Murmansk của Nga vào ngày 23-6.
Video đang HOT
Được biết con tàu này sẽ ra khơi dưới cờ Nga thay vì cờ của đảo Curacao ở Caribe như trước đó. Theo lời ông Lukashevich, phía Nga sẽ tiếp tục hợp tác kỹ thuật quân sự với Syria nhưng sẽ kiềm chế việc phân phối những vũ khí có thể được dùng để chống lại các hoạt động biểu tình hòa bình.
Bộ Ngoại giao Nga cũng xác nhận rằng tàu Alaed chở những hệ thống phòng không “có thể đẩy lùi những hành động công kích từ nước ngoài nhưng không chống lại người biểu tình hòa bình”.
Trong khi đó, một chiến đấu cơ Syria buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống một căn cứ không quân ở quốc gia láng giềng Jordan hôm 21-6 va viên phi công đang xin tị nạn chính trị tại đây.
Giới chức Jordan xác nhận chiếc trực MiG-21 do Nga san xuất đã hạ cánh xuống Căn cứ không quân King Hussein ở Mafraq, một thị trấn Jordan nằm phía bắc biên giới Syria. Được biết, viên phi công bay từ căn cứ không quân al-Dumair military, phía bắc Damascus và hạ cánh tại căn cứ King Hussein lúc 11 giờ.
Truyền hình Syria đưa tin viên phi công nói trên là Đại tá Hassan Hamada, đã mất liên lạc với trung tâm kiêm soat không lưu lúc 10 giờ 34 trong khi ông đang thực hiện một sứ mệnh huấn luyện gần biên giới với Jordan.
Bộ trưởng thông tin Jordan Samih al-Maaytah xác nhận rằng viên phi công đã xin tị nạn chính trị ở Jordan.
Theo NLD
Nhật, Hàn, Úc giúp Philippines
Philippines sẽ được Mỹ trợ giúp về quân sự trị giá hơn 144 triệu USD trong năm nay
Tàu BRP Gregoria del Pilar 15, tàu chiến lớp Hamilton của Mỹ, đã chuyển giao cho hải quân Philippines. Ảnh: Get Real Post
Ngoài Mỹ, ít nhất 3 quốc gia khác là Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đang giúp Philippines xây dựng năng lực về quốc phòng đáng tin cậy ở mức tối thiểu để bổ sung cho khả năng ngoại giao của nước này nhằm đối phó với những tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Tây Philippines (tức biển Đông). Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã tuyên bố như trên đồng thời tiết lộ rằng Chính phủ Nhật nhiều khả năng sẽ cung cấp cho nước này 12 tàu tuần tra.
Ông Del Rosario nhấn mạnh: "Họ đang xem xét cung cấp 10 tàu tuần tra theo chương trình viện trợ phát triển chính thức (ODA) và 2 tàu lớn hơn". Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cũng xác nhận Philippines sẽ nhận được ít nhất 10 tàu tuần tra từ Nhật Bản.
Bên cạnh đó, theo báo Philippine Daily Inquirer, ông Del Rosario khẳng định: "Về phần Hàn Quốc, chúng tôi đã đạt thỏa thuận về hậu cần và chúng tôi đã nhận được trang thiết bị, như áo giáp và mũ sắt, cho các lực lượng vũ trang Philippines. Bộ Quốc phòng Philippines cũng đang xem xét khả năng mua máy bay của Hàn Quốc".
Tháng 11-2011, Tổng thống Benigno Aquino III đã yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (lúc đó đang ở thăm Philippines) về việc cung cấp máy bay, tàu tuần tra và vũ khí hạng nặng khác để giúp tăng cường sức mạnh quân sự cho nước này giữa lúc xảy ra căng thẳng với Trung Quốc. Tổng thống Hàn Quốc không có phản ứng gì trước lời đề nghị đó nhưng tuyên bố rằng Seoul muốn giúp Manila giải quyết các vấn đề về biển.
Ngoài ra, theo Ngoại trưởng Del Rosario, Philippines có thể nhận được một số tàu tìm kiếm và cứu nạn từ Úc cũng như một số lượng lớn nhân viên quân sự Philippines sẽ được các chuyên gia Úc huấn luyện. Ông cho biết trong năm nay, Philippines sẽ nhận được sự trợ giúp về quân sự trị giá hơn 144 triệu USD từ Mỹ.
Trong khi đó, theo báo The Philippine Star, Bộ Quốc phòng Philippines ngày 20-5 tuyên bố rằng việc Trung Quốc triển khai 5 tàu chiến gần lãnh hải của Philippines không hề là nỗi lo nghiêm trọng miễn là những tàu này vẫn còn trong vùng biển quốc tế. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez đã từ chối bình luận về ý kiến cho rằng việc điều động 5 tàu chiến Trung Quốc là sự phản ứng đối với chuyến thăm vịnh Subic của tàu ngầm Mỹ USS North Carolina hồi tuần trước. Ông nói: "Chúng tôi không được phỏng đoán về hành động của các nước khác". Tuy vậy, ông Galvez quả quyết các giới chức Bộ Quốc phòng Philippines sẽ theo dõi sát diễn biến ở khu vực đang tranh chấp.
Sẽ trả giá nếu bỏ qua ASEAN! Theo trang web GMA News, cựu đại sứ J. Stapleton Roy, đại diện của Mỹ tại cuộc họp Nhóm Nhân sĩ Mỹ - ASEAN (EPG) đang diễn ra ở Manila - Philippines, tuyên bố Mỹ không thúc ép ASEAN chọn lựa ai giữa Mỹ và Trung Quốc, thậm chí khi cả hai nước tranh giành ảnh hưởng đối với khu vực này. Ông Roy cho rằng sẽ sai lầm khi buộc ASEAN đứng về phe mình bởi vì các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á cũng như Mỹ đều có mối quan hệ quan trọng với Trung Quốc. Ông thừa nhận nhiều người Mỹ có suy nghĩ rằng lý do duy nhất khiến Mỹ quay trở lại Đông Nam Á là sự tăng trưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông lưu ý sự trở lại khu vực này của Washington không nên được hiểu như một chính sách ngăn chặn Trung Quốc. Ông nhấn mạnh bất cứ nước nào không quan tâm đến khu vực ASEAN cũng sẽ phải trả giá nghiêm trọng về kinh tế.
Theo NLD
Mỹ "rót mưa tiền" cho tên lửa Vòm Sắt của Israel Mỹ có kế hoạch cung cấp thêm cho Israel 70 triệu USD trong năm nay để nước này tiếp tục phát triển hệ thống tên lửa Vòm Sắt tối tân, các quan chức Mỹ hôm qua (18/5) cho biết. Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Tổng thống Barack Obama đã chỉ đạo ông thực hiện yêu cầu của phía Israel...