Nga, Mỹ lên tiếng về việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS
Nga coi đây là một nỗ lực nghiêm túc và sẵn sàng xem xét đơn xin gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Mỹ có phản ứng thận trọng nhưng tôn trọng quyết định của Ankara.
Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng gia nhập BRICS sẽ mở ra cơ hội hợp tác kinh tế và tăng cường vai trò quốc tế của mình, tạo ra sự cân bằng trong mối quan hệ với cả phương Đông và phương Tây. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo Nhật báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 6/9, việc Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập nhóm các quốc gia BRICS đã thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia, đặc biệt là Nga và Mỹ. Hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin, Nga nhận thấy rằng Thổ Nhĩ Kỳ có một “cách tiếp cận nghiêm túc” trong nỗ lực gia nhập BRICS, một nhóm bao gồm các nền kinh tế mới nổi lớn như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi.
Trong một cuộc phỏng vấn với RBC, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã khẳng định rằng khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố như vậy, điều này thể hiện một ý định nghiêm túc. Ông cũng nhấn mạnh rằng BRICS không có quy định nào cấm các quốc gia thành viên của các tổ chức khác như NATO hoặc Liên minh châu Âu duy trì mối quan hệ với BRICS. Ngoại trưởng Lavrov chỉ ra rằng điều quan trọng là các thành viên BRICS và các quốc gia hợp tác với nhóm này chia sẻ các giá trị chung, khác biệt so với những gì Liên minh châu Âu đang bảo vệ, đặc biệt trong bối cảnh xung đột ở Ukraine.
Phát ngôn viên của Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận ý định gia nhập BRICS nhưng cho biết vẫn chưa có hành động cụ thể nào được thực hiện. Điện Kremlin cũng cho biết BRICS sẽ xem xét đơn xin gia nhập chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin, nỗ lực này là một phần của chiến lược ngoại giao rộng hơn của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tăng cường quan hệ với nhiều đối tác trong một thế giới đa cực, trong khi vẫn thực hiện các nghĩa vụ của mình với tư cách là một thành viên quan trọng của NATO.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS cũng phản ánh sự thất vọng của nước này trong việc kéo dài hàng thập kỷ nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu mà không có tiến triển. Kể từ năm 2005, quá trình đàm phán gia nhập EU đã bị đình trệ vì những lý do chính trị, bao gồm sự bế tắc ở Síp và những mâu thuẫn nội bộ khác.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang trải qua mối quan hệ căng thẳng với các thành viên NATO khác do tiếp tục duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2022.
Trong khi Nga đón nhận sự gia nhập tiềm năng của Thổ Nhĩ Kỳ vào BRICS, Mỹ đã có phản ứng khá thận trọng. Phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết Washington tin rằng các quốc gia có quyền tự do lựa chọn quan hệ đối tác của họ, bao gồm việc gia nhập các nhóm quốc tế như BRICS. Đại sứ Mỹ tại Ankara, Jeff Flake, đã bày tỏ hy vọng rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS sẽ không thay đổi sự liên kết chiến lược của nước này với phương Tây. Đại sứ Flake lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành một quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng nếu cải thiện quan hệ với cả phương Đông và phương Tây.
BRICS, gồm các nước sáng lập là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, là một nhóm các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới. Gần đây, BRICS đã mở rộng với sự tham gia của Iran, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ethiopia và Ai Cập. Các thành viên mới có thể hưởng lợi từ nguồn tài chính thuộc ngân hàng phát triển của BRICS và mở rộng quan hệ chính trị, thương mại.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, gia nhập BRICS có thể là một cơ hội để cải thiện hợp tác kinh tế với Nga và Trung Quốc, đồng thời tạo điều kiện trở thành cầu nối thương mại giữa EU và châu Á. Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn trở thành trung tâm xuất khẩu khí đốt từ Nga và Trung Á. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã lâu cáo buộc các quốc gia phương Tây ngăn cản khát vọng xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng tự cung tự cấp và phát triển một nền kinh tế mạnh mẽ của nước này.
Đằng sau nỗ lực gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức yêu cầu gia nhập nhóm các quốc gia thị trường mới nổi BRICS trong bối cảnh nước này tìm cách củng cố sức ảnh hưởng toàn cầu và xây dựng mối quan hệ mới ngoài các đồng minh phương Tây truyền thống.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại Ankara. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn lời một số nguồn tin thân cận giấu tên, tờ Bloomberg đưa tin động thái ngoại giao mới của Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nguyện vọng vun đắp mối quan hệ với mọi bên trong một thế giới đa cực, đồng thời vẫn hoàn thành nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên chủ chốt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Vài tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn xin gia nhập BRICS khi thất vọng vì không đạt được tiến triển trong nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ để gia nhập Liên minh châu Âu. Nỗ lực này một phần cũng là kết quả của sự rạ.n nứ.t với các thành viên NATO khác sau khi Thổ Nhĩ Kỳ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga sau khi xung đột với Ukraine nổ ra vào năm 2022.
Bộ Ngoại giao và Văn phòng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối bình luận về lý do nước này xin gia nhập BRICS.
"Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành một quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng, uy tín và hiệu quả nếu cải thiện quan hệ với cả phương Đông và phương Tây cùng lúc. Những phương pháp nằm ngoài phương pháp này đều không có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ mà còn gây hại cho quốc gia", Tổng thống Recep Erdogan phát biểu tại Istanbul vào cuối tuần.
Nhóm BRICS, được đặt theo tên của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, bao gồm một số nền kinh tế mới nổi lớn nhất. Đầu năm nay, BRICS có thêm bốn thành viên mới khi Iran, Các Tiểu vương quốc ArabThống nhất, Ethiopia và Ai Cập gia nhập.
Nguồn tin cho biết việc mở rộng hơn nữa của nhóm có thể được thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh tại Kazan, Nga, từ ngày 22-24/10. Malaysia, Thái Lan và đồng minh thân cận của Thổ Nhĩ Kỳ là Azerbaijan nằm trong số các quốc gia khác muốn tham gia.
BRICS luôn tự coi mình là một giải pháp thay thế cho các tổ chức do phương Tây thống trị như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế. Các thành viên mới có khả năng tiếp cận nguồn tài chính thông qua ngân hàng phát triển cũng như mở rộng các mối quan hệ chính trị và thương mại.
Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền của Tổng thống Erdogan từ lâu cáo buộc các quốc gia phương Tây cản trở ước mơ của Thổ Nhĩ Kỳ về một ngành công nghiệp quốc phòng tự cung tự cấp và nền kinh tế mạnh mẽ. Nhà lãnh đạo cũng thường xuyên bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng việc gia nhập BRICS có thể giúp nước này cải thiện hợp tác kinh tế với Nga và Trung Quốc, và trở thành cầu nối thương mại giữa EU và châu Á. Thổ Nhĩ Kỳ muốn trở thành trung tâm xuất khẩu khí đốt từ Nga và Trung Á.
Chính quyền của Tổng thống Erdogan cũng tìm cách cố gắng thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc - những công ty có khả năng tận dụng liên minh hải quan của Thổ Nhĩ Kỳ với EU để thúc đẩy khả năng tiếp cận thị trường của họ.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đàm phán để gia nhập EU từ năm 2005, nhưng gặp phải một loạt trở ngại. Theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang nỗ lực song song để khôi phục các cuộc đàm phán gia nhập với EU. Đây vẫn là "mục tiêu chiến lược" sau khi nhà chức trách tham dự các cuộc đàm phán không chính thức với các đối tác EU lần đầu tiên sau 5 năm.
Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ khả năng khôi phục quan hệ với Syria Ngày 28/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết ông không loại trừ khả năng có một cuộc gặp với người đồng cấp Syria Bashar al-Assad nhằm khôi phục quan hệ song phương giữa hai quốc gia láng giềng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc họp báo ở Ankara ngày 21/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Thổ Nhĩ Kỳ cắt...