Nga có thể tái thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong trường hợp cần thiết
Người đứng đầu cơ sở thử nghiệm hạt nhân của Nga ngày 17/9 cho biết, cơ sở bí mật của ông đã sẵn sàng tiếp tục các cuộc thử hạt nhân “bất cứ lúc nào” nếu Moscow ra lệnh.
Moscow đã không tiến hành một cuộc thử vũ khí hạt nhân nào kể từ năm 1990, nhưng một số nhà phân tích phương Tây và Nga cho biết Tổng thống Vladimir Putin có thể ra lệnh thực hiện một cuộc thử nghiệm để cố gắng gửi thông điệp răn đe đến phương Tây nếu họ để Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấ.n côn.g Nga, theo Reuters.
Một cuộc thử hạt nhân của Nga có thể khuyến khích những nước khác như Trung Quốc hoặc Mỹ có động thái tương tự, bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới giữa các cường quốc, những nước đã dừng thử hạt nhân trong những năm sau khi Liên Xô sụp đổ.
Địa điểm thử nghiệm của Nga, nằm trên quần đảo Novaya Zemlya xa xôi ở Bắc Băng Dương, là nơi Liên Xô từng tiến hành hơn 200 vụ thử hạt nhân, bao gồm cả vụ nổ quả bom hạt nhân mạnh nhất thế giới từ trước đến nay vào năm 1961.
Nơi này được các vệ tinh do thám phương Tây theo dõi chặt chẽ. Các dấu hiệu về việc xây dựng đã được phát hiện vào mùa hè năm ngoái.
Video đang HOT
Chuẩn đô đốc Andrei Sinitsyn, người đứng đầu cơ sở hạt nhân của Nga, đã có một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với Rossiyskaya Gazeta, tờ báo chính thức của chính phủ Nga, vài ngày sau khi ông Putin cảnh báo phương Tây rằng họ sẽ trực tiếp chiến đấu với Nga nếu để Ukraine tấ.n côn.g lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa do phương Tây sản xuất.
Theo ông Andrei Sinitsyn, “địa điểm thử nghiệm đã sẵn sàng để tiếp tục các hoạt động thử nghiệm quy mô lớn. Phòng thí nghiệm và các cơ sở thử nghiệm đã sẵn sàng. Nhân sự đã sẵn sàng. Nếu có lệnh, chúng tôi có thể bắt đầu thử nghiệm bất cứ lúc nào”.
“Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là không làm gián đoạn việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Nếu nhiệm vụ tiếp tục thử nghiệm được giao, nó sẽ được hoàn thành trong khung thời gian quy định”, ông này nói thêm.
Tháng 11 năm ngoái, ông Putin đã ký một đạo luật mà theo đó, rút lại việc Nga phê chuẩn hiệp ước toàn cầu cấm thử vũ khí hạt nhân, một động thái mà ông cho biết là nhằm đưa Nga ngang hàng với Mỹ, quốc gia đã ký nhưng chưa bao giờ phê chuẩn hiệp ước.
Các nhà ngoại giao Nga khi đó cho biết Moscow sẽ không tiếp tục thử hạt nhân trừ khi Washington làm vậy. Vào tháng 6, ông Putin nói rằng Nga có thể thử vũ khí hạt nhân “nếu cần thiết”, nhưng hiện tại không cần phải làm như vậy.
Lần thử gần nhất của Mỹ là vào năm 1992. Chỉ có Triều Tiên tiến hành một cuộc thử nghiệm liên quan đến vụ nổ hạt nhân trong thế kỷ này
Tín hiệu đặc biệt đằng sau hiệp ước mới Mỹ - Hàn Quốc
Hiệp ước Mỹ - Hàn Quốc báo hiệu khả năng triển khai vũ khí hạt nhân ở Seoul?
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, Mỹ ngày 11/7/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Mỹ có thể sớm triển khai vũ khí hạt nhân tới Hàn Quốc, theo các chuyên gia được tờ Izvestia của Nga phỏng vấn ngày 15/7.
Seoul cũng đang cân nhắc bắt đầu chương trình hạt nhân của riêng mình, nhưng Washington có sự dè dặt về điều này, vì vậy họ đang chuyển hướng cuộc thảo luận theo hướng chỉ sử dụng các tài sản của riêng mình, tờ Izvestia viết.
Trong một động thái mang tính bước ngoặt, Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí về một chương trình răn đe hạt nhân chung viện dẫn do mối đ.e dọ.a từ Triều Tiên. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington D.C vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cũng tuyên bố bất kỳ cuộc tấ.n côn.g hạt nhân nào từ Bình Nhưỡng sẽ phải đối mặt với phản ứng nhanh chóng và quyết liệt.
Vào đêm trước cuộc gặp trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc, bộ quốc phòng hai nước đã ký một văn bản về các nguyên tắc chung trong lĩnh vực răn đe hạt nhân.
"Mỹ tái khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách răn đe hạt nhân mở rộng và sẵn sàng bảo vệ Hàn Quốc và đáp trả tương xứng với bất kỳ 'cuộc tấ.n côn.g' nào từ Triều Tiên. Tuyên bố này là một bước tiến xa hơn nữa hướng tới khả năng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc trong tương lai gần", nhà nghiên cứu và phân tích chính trị, đồng thời là một nhân viên của Trung tâm An ninh Quốc tế thuộc Viện Quan hệ Quốc tế và Kinh tế Thế giới Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IMEMO RAS) Vasily Klimov nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng lưu ý rằng kế hoạch hạt nhân chung giữa Mỹ và Hàn Quốc không chỉ giới hạn ở việc chống "mối đ.e dọ.a" từ Triều Tiên mà còn nhằm mục đích kiềm chế chiến lược Nga và Trung Quốc.
Theo Izvestia, Hàn Quốc "không hề giấu giếm điều này - tại hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã chỉ trích sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Nga và Triều Tiên". Trong khi đó, Mỹ phản đối việc Hàn Quốc phát triển chương trình hạt nhân của riêng mình.
"Tất nhiên, Mỹ phản đối điều này vì nó sẽ phá hủy hoàn toàn chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân hiện tại và các lệnh trừng phạt chính thức sẽ phải được áp dụng đối với Hàn Quốc", nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàm lâm Khoa học Nga, Konstantin Asmolov nhận định.
Về phần mình, Peter Kuznick, Giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Mỹ ở Washington D.C, cho rằng thỏa thuận gần đây giữa Tổng thống Biden và nhà lãnh đạo Hàn Quốc không đại diện cho sự thay đổi sâu sắc trong chính sách hiện tại, mà có thể là nhằm xoa dịu nỗi lo sợ của Seoul rằng Mỹ sẽ do dự sử dụng vũ khí hạt nhân trước khả năng tấ.n côn.g của Bình Nhưỡng và những cam kết mới từ Moskva.
Chi tiêu toàn cầu cho vũ khí hạt nhân tăng kỷ lục Theo ước tính của Nhóm vận động Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (Ican), chi tiêu toàn cầu cho vũ khí hạt nhân đã tăng 13% lên mức kỷ lục 91,4 tỷ USD trong năm 2023. Binh sĩ Nga vận hành tên lửa hạt nhân phi chiến lược trong cuộc tập trận ở biên giới Nga và Belarus. Ảnh:...