Nếu tôi không đòi hỏi, chồng thường ngủ luôn cho nhàn thân
Anh thường nói tôi rửng mỡ, không biết kiềm chế, trong khi tôi chỉ mong một tuần 2 lần, nhưng có khi đợi cả tuần chồng cũng không chủ động.
Hình ảnh minh họa
Tôi 30, chồng hơn 5 tuổi, có cuộc sống ổn, con cái đủ nếp đủ tẻ. 6 năm cưới nhau, chúng tôi có rất ít thời gian hạnh phúc. Tôi tình cảm, thích được ôm ấp, vun vén lứa đôi. Chồng khô khan, có phần lạnh lùng, ít thể hiện tình cảm. Từ ngày mới lấy nhau, chúng tôi đã có tính cách trái ngược, khắc khẩu nhưng không hiểu sao lại yêu nhau. Anh không tâm lý, cũng chẳng hoà hợp sinh lý với tôi. Từ lúc yêu, nhu cầu của anh đã ít. Có lúc, tôi quyết tâm chia tay nhưng anh nài nỉ, hứa mang đến hạnh phúc cho tôi. Khi ấy, tôi nghĩ “chẳng lẽ chỉ yêu vì chuyện ấy ” nên đã cưới anh.
Lấy nhau, tôi mới thấy là mình sai. Chồng hay nổi nóng ngay từ tuần trăng mật. Tôi nhớ những ngày cuối tuần ngồi khóc, mong được chồng ôm nhưng anh lăn ra ngủ, rồi dậy quát tháo chứ cũng không dỗ dành. Anh thường nói tôi rửng mỡ, không biết kiềm chế, trong khi tôi chỉ mong một tuần 2 lần, nhưng có khi đợi cả tuần chồng cũng không chủ động. Giờ đã là mẹ của hai con, tôi nghĩ mình phải hạnh phúc để con vui nên chủ động. Nhưng nếu tôi không đòi hỏi, anh ngủ luôn cho nhàn thân. Từ ngày cưới, chồng không bao giờ hôn miệng hay chạm vào vợ vì sợ bẩn dù tôi cũng sạch sẽ. Anh cũng chẳng dám lau chùi cho con; mỗi lần con đi vệ sinh, anh lại chạy ra ngoài ngồi 15 phút. Tôi cứ nghĩ mình thay đổi, chủ động nũng nịu, chia sẻ thì anh sẽ khác nhưng không phải vậy. Sống với anh, tôi thấy lạnh lẽo, chăn đơn gối chiếc.
Nói về ưu điểm, anh sống có trách nhiệm, yêu thương các con, thường ra vẻ nghiêm túc. Nhược điểm là ham điện thoại, điện tử, vô tâm, gia trưởng. Tôi biết mọi người sẽ nói nhân vô thập toàn, không ai hoàn hảo. Nhưng tôi thấy buồn, cô đơn với cuộc hôn nhân của mình. Tôi đã tìm đến với yoga, sách vở nhưng có lúc cảm giác thiếu thốn lại bùng lên. Biết là phải sống vì con nhưng nhiều khi trong tâm hồn tôi buồn quá đỗi. Xin chuyên gia và độc giả cho tôi lời khuyên.
Nga
Nhà tham vấn tâm lý Nguyễn Bá Đạt gợi ý:
Gửi Nga,
Những ai có hoàn cảnh tương tự cũng cảm thấy buồn, cô đơn trong hôn nhân như bạn. Ở độ tuổi 30, sau hai lần sinh nở, sức khỏe thể chất của bạn đã hồn phục, nhu cầu được yêu, chăm sóc và chia sẻ từ người chồng là tất yếu và nên được quan tâm thỏa đáng.
Bạn đã cố gắng, nỗ lực trong chuyện chăn gối và giao tiếp với chồng nhưng kết quả chẳng được nhiều. Tuy nhiên bạn chưa nêu rõ, ngoài nhu cầu sinh lý của chồng ít và không chủ động trong chuyện chăn gối ra, mỗi lần quan hệ anh ấy có rơi vào những tình huống như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, không cảm thấy hạnh phúc trong quan hệ ? Có thể chính những triệu chứng này khiến chồng bạn tự ti trong chuyện ấy và dẫn đến cảm xúc tiêu cực như nổi nóng, quát tháo. Sau này còn có thể xuất hiện tâm lý ghen tuông, nghi ngờ vợ.
Một người đàn ông ít và không mấy hứng thú trong quan hệ với vợ cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau: (1) có người phụ nữ khác ngoài hôn nhân; (2) có tổn thương tâm lý chẳng hạn như bị quấy rối ,xâm hại ; (3) có suy nghĩ không đúng về tầm quan trọng của đời sống quan hệ trong hôn nhân. Kiểu nam giới này thường xem chuyện ấy gắn với việc sinh nở. Khi vợ đã sinh xong, họ không coi trọng đời sống quan hệ của vợ, nhưng bản thân lại tìm kiếm sự thoả mãn bên ngoài hôn nhân.
Video đang HOT
Sự phân tích nêu trên chỉ là những giả thuyết, chưa chắc đã đúng với trường hợp của chồng bạn. Muốn biết rõ điều gì đang xảy ra với chồng, bạn nên trao đổi, thảo luận và có thể khuyên anh ấy đi khám bác sĩ chuyên khoa nam học, hoặc một nhà tham vấn tâm lý.
Bạn tập yoga, tự nhủ bản thân sống vì con để quên đi. Tuy nhiên, những phương pháp ấy chỉ giúp bạn kiểm soát bản thân được khoảng 40 %, 60 % còn lại gắn với những nhu cầu của con người, tạo ra ham muốn mà ở độ tuổi 30 gần như ai cũng có, khiến tâm của chúng ta khó mà yên. Bên cạnh đó, không có sự thấu hiểu về đời sống quan hệ trong hôn nhân cũng có thể dẫn đến hành vi ghen tuông, dọa nạt và bạo lực. Do vậy, hai bạn cần nói chuyện, đi khám và tham vấn càng sớm càng tốt.
Theo vnexpress.net
Giết con để bảo vệ nhân tình, Thái hậu độc ác bất nhân bậc nhất lịch sử gặp ngay quả báo thê thảm
Hổ dữ không ăn thịt con nhưng bà Thái hậu này lại hại cả con ruột của mình để bảo vệ nhân tình.
Người ta hay nói, hổ dữ không ăn thịt con, tuy vậy mà đã có không ít câu chuyện ly kỳ đến mức thất nhân thất đức xoay quanh vấn đề này xảy ra ngay tại chốn cung cấm Trung Hoa xưa.
Và trong số đó, nổi tiếng nhất là phải kể đến sự vụ Võ Tắc Thiên tự tay hại con, nhưng nếu Võ hậu mượn cái chết của con để mở đường thăng tiến quyền lực thì vụ việc bà Hoàng Thái hậu dưới đây hại con, đồng thời cũng là Hoàng đế chỉ để "thoải mái" hưởng lạc, bảo vệ người tình thì quả là hiếm có, đi ngược lại mọi quy chuẩn đạo đức của loài người.
Từ một nữ nhân có số đại quý đến phi tần khiến Hoàng đế phá bỏ cả luật lệ triều đình
Vị Thái hậu đó không ai khác chính là Hồ Thái hậu ở thời Bắc Ngụy. Theo sử liệu ghi chép thì tuổi thơ, năm sinh và thân mẫu của Hồ thị vẫn còn rất mơ hồ mà chưa có tài liệu tin cậy. Chỉ biết Hồ thị có cha là một quan Tư đồ làm trong triều đình, và vào ngày Hồ thị sinh ra đã xảy ra một hiện tượng lạ là bốn góc trời bỗng dưng ửng đỏ khiến toàn thể dân chúng rất lấy làm hiếu kỳ. Một số thầy tướng thì bảo rằng, Hồ thị có số đại quý, sẽ sớm làm mẹ của thiên hạ.
Lớn lên, Hồ thị là một cô gái vô cùng xinh đẹp, lại hiền đức, thông minh. Vì thế không bao lâu sau, tin tức về nữ nhân Hồ thị đã lọt tới tai Tuyên Vũ Đế, ông liền cho gọi Hồ thị tiến cung và phong làm Thừa hoa - một tước hiệu dành cho phi tần của Hoàng đế trong thời Bắc Ngụy và sớm nhận được sự sủng ái của Hoàng đế.
Không lâu sau, Hồ thị sinh được một con trai tên là Nguyên Hủ và người con này cũng sớm được sắc phong làm Thái tử, được chọn vào vị trí nắm giữ quyền kế thừa ngai vàng sau khi vua cha qua đời.
Trước đó, nhà Bắc Ngụy từng có trường hợp Thái hậu lộng quyền, làm đảo điên triều chính nên mới có luật lệ hại chết mẹ Thái tử để tránh lặp lại chuyện này. Nhưng vì yêu thương Hồ thị, cũng là vì nàng sở hữu sự thông minh lại hiền đức nên Tuyên Vũ Đế đã sớm bỏ đi quy định đó để giữ mạng cho Hồ thị.
Hoàng đế băng hà, Thái hậu thâu tóm quyền lực và tự xưng là "trẫm"
Sau khi thoát chết chỉ vì con trai được trở thành người kế thừa ngai vàng sau này, Hồ thị liền được tấn phong trở thành Sung Hoa.
Từ đó, nàng sống cuộc đời vô cùng bình lặng, vô cùng hạnh phúc, được người người kính nể. Mãi cho đến khi Tuyên Vũ Đế qua đời...
Năm 515, Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế qua đời, con trai Hồ thị là Nguyên Hủ lên ngôi khi vừa tròn 6 tuổi. Riêng Hồ thị được phong làm Thái phi.
Tuy nhiên, Thái hậu lúc bấy giờ là Cao thị - chính thất của tiên đế lại cho rằng, Nguyên Hủ nối ngôi khi còn quá nhỏ chắc chắn quyền lực sẽ rơi vào tay Hồ Thái phi. Thế là, năm lần bảy lượt Cao thị bày mưu hại Hồ thị.
Đáng tiếc, Hồ thị mạng lớn, qua bao năm vẫn bình an vô sự, vẫn cùng con trai kiểm soát triều đình. Cao Thái hậu quá bất mãn với điều đó nên đã xuống tóc đi tu.
Lúc này, Hồ thị liền được phong làm Hồ Hoàng Thái hậu và có quyền lực tối cao ở triều Bắc Ngụy: quần thần gọi là Hoàng Thái hậu điện hạ, sau đó lại đổi thành Hoàng Thái hậu bệ hạ, Hồ thị cũng tự xưng là "trẫm".
Thái hậu thông minh nhưng vì si tình mà mê muội
Hồ Thái hậu được đánh giá là người thông minh, có khả năng thông hiểu sự việc một cách nhanh chóng, song bà lại quá nhân hậu và khoan dung với tội tham nhũng vì thế vô tình trong thời gian nắm quyền, Hồ thị đã khiến triều đại Bắc Ngụy suy yếu dần. Lương dân thì lầm than, gian thần lộng hành cướp bóc mà không sợ phải mang tội.
Chưa hết, dù nắm quyền lực trong tay với danh xưng Hoàng Thái hậu nhưng thực chất Hồ thị chỉ mới vừa 33 tuổi. Không chịu nổi cảnh buồng the lạnh lùng, chăn đơn gối chiếc, Hồ thị ra sức "sưu tầm" tình nhân để thỏa mãn cuộc sống trong cung cấm vô vị của mình. Hồ Thái hậu còn "nhiệt tình" tìm kiếm đến mức nghe tin có mỹ nam tử ở đâu cũng liền cho người triệu gọi vào cung để gặp mặt. Và cũng đã có không ít những nam tử được Thái hậu triệu gọi vào cung mà sợ quá bỏ trốn.
Trong số người tình của Hồ Thái hậu thì người nổi tiếng nhất có thể nói là Nguyên Dịch, đây là một nam tử trẻ trung lại thông minh tài giỏi, đẹp trai ngời ngời. Khi rơi vào tay Hồ Thái hậu, bà đã nhanh chóng yêu chiều người này bằng cách cho anh ta rất nhiều quyền lực, đến mức gần như là bao trùm cung cấm, lấn át cả hai đại trung thần của triều Bắc Ngụy. Điều này, đã gây ra không ít sự gai mắt đối với những bậc quan võ trong triều đình.
Sau 5 năm bị giam cầm vì hoang đàng vô độ, Thái hậu vẫn chứng nào tật nấy
Tháng 7 năm 520, Nguyên Xoa liên kết với Lưu Đằng (hai vị đại thần trong triều Bắc Ngụy) tố cáo Nguyên Dịch mưu phản, cướp ngôi rồi lấy cớ đó tiến hành một cuộc chính biến chống lại Hồ Thái hậu và Nguyên Dịch.
Hậu quả, Nguyên Dịch bị hại chết còn Hồ Thái hậu bị quản thúc trong cung, ngày ngày suy nghĩ về những việc mình đã làm.
5 năm sau đó, lệnh cấm túc Thái hậu được bãi bỏ, Hồ Thái hậu tiếp tục nắm quyền nhiếp chính cùng con trai Nguyên Hủ.
Đáng tiếc, cứ tưởng suốt 5 năm bị giam cầm, bà sẽ thức tỉnh mà lấy mình làm gương cho chúng quần thần, cũng như là coi giang sơn xã tắc làm trọng. Nhưng không, Hồ Thái hậu vẫn chứng nào tật nấy. Lần này, tình nhân của bà chính là Trịnh Nghiễm.
Tuy vậy mà, khi Hồ Thái hậu trao tay quá nhiều quyền lực cho Trịnh Nghiễm cũng là lúc Nguyên Hủ trưởng thành.
Vị Hoàng đế trẻ tuổi này cảm thấy mẹ mình thật quá quắt, nên bằng quyền lực của một người nắm giữ ngai vàng, Nguyên Hủ ra sức ngăn cản việc Hồ Thái hậu tiếp tục làm xấu mặt Hoàng tộc.
Hạ độc hại con ruột để bảo vệ nhân tình và cái kết của một Thái hậu vô nhân
Lúc này, Nguyên Hủ Hiếu Minh Đế đã lớn, không cam chịu bị Hồ Thái hậu sai khiến. Những hành động hưởng lạc tư tình của mẹ diễn ra quá công khai và ngày càng trụy lạc đã khiến cho Hiếu Minh Đế không thể chấp nhận được. Hồ Thái hậu thấy được ý phản đối của Hiếu Minh Đế, liền tìm cách gạt bỏ hoặc hại chết những người gần gũi với vua nên quan hệ mẹ con ngày càng xấu.
Năm 528, do căm ghét Trịnh Nghiễm, Hiếu Minh Đế yêu cầu cứu viện một tướng ở ngoại thành đưa quân đánh vào triều đình để hại Trịnh Nghiễm. Tuy nhiên, trước khi quân cứu viện vào tới cung, thì chuyện đã tới tai Hồ Thái hậu, bà liền hạ độc hại chết Nguyên Hủ Hiếu Minh Đế - người con trai mà bà đứt ruột đẻ ra, năm đó, Nguyên Hủ vừa tròn 19 tuổi.
Quân cứu viện hay tin, liền được nước hùng hổ kéo quân vào triều đình để hỏi về cái chết của tiên đế Nguyên Hủ. Thấy tình hình nguy cấp, Trịnh Nghiễm vội cao chạy xa bay, bỏ mặc người tình là Hồ Thái hậu bơ vơ. Bà sợ quá phải xuống tóc đi tu để trốn, nhưng vẫn bị bắt lại. Kết quả là bà bị dìm nước sông Hoàng Hà cho đến chết. Kết thúc cuộc đời của một người đàn bà nhiều dục tính mà ít nhân tính, tàn nhẫn hại chết chính đứa con ruột của mình chỉ để bảo vệ tình nhân.
Theo phunuonline.com.vn
Hạnh phúc con là giấc mơ chung của ba Quãng thời gian hạnh phúc nhất đời tôi, chính là khi ba còn ở cạnh. Ba tôi là phụ bếp của một nhà hàng Pháp. Ba cao, rất hay cười, ba lúc nào cũng đội chiếc mũ đầu bếp trắng tinh và nhận mình là Master Chef. Bàn tay ba đầy những vết bỏng và sẹo nhỏ, đổi lại là đĩa thức ăn...