Nếu 2.102 tỷ không còn trong tài khoản bà Thảo, tòa sẽ xử sao khi ông Vũ phản tố?
Phía bà Thảo đề nghị HĐXX yêu cầu ông Vũ cung cấp tài liệu là căn cứ chứng minh số tiền 2.102 tỷ theo phản tố là tài sản chung. Về tình, bà Thảo cho rằng khi ly hôn còn 1 tỉ chỉ cần chia 1 tỷ, không quan tâm lúc cưới nhau vợ chồng có bao nhiêu tỷ. Nhưng về lý, theo quan điểm của luật sư, nếu tiền không còn, bà Thảo phải giải trình, chứng minh để xác định phục vụ cho lợi ích chung của hai bên.
Liên quan đến vụ ly hôn của vợ chồng “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ, ông Vũ phản tố đề nghị xác minh là 2.102 tỷ đồng – tổng giá trị tiền, vàng đứng tên bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại ngân hàng để đưa vào phân chia vì cho rằng đây là tài sản chung của hai vợ chồng trong 20 năm chung sống. Theo ông Vũ, không ai ngoài bà Thảo có thể rút số tiền này.
Tuy nhiên, trong các phiên xử trước đó, phía bà Thảo không đồng ý với yêu cầu này. Cụ thể, người đại diện pháp luật của bà Thảo cho rằng, số dư tài khoản xác minh mà Tòa công bố là ở năm 2015-2016 và không còn ở hiện tại.
Việc bà Thảo thừa nhận có số tiền 2.102 tỷ đồng (đã dùng hay chưa dùng) ở 3 ngân hàng, thì đó được xem là tài sản chung.
Lí lẽ về điều này, bà Thảo nói: “Phải đặc biệt lưu ý là chỉ chia tài sản ở thời điểm hiện nay thôi, ví dụ như khi lấy nhau vợ chồng có 1.000 tỷ chẳng hạn, nhưng đến ngày ly hôn chỉ còn 1 tỷ thôi thì chỉ chia 1 tỷ thôi, chứ không thể nào chia 1.000 tỷ được”.
Ông Vũ đủ căn cứ để được chia 2.102 tỷ
Phía bà Thảo đề nghị HĐXX yêu cầu ông Vũ cung cấp tài liệu là căn cứ chứng minh số tiền 2.102 tỷ theo phản tố là tài sản chung.
Về điều này, chia sẻ với Zing.vn, luật sư Trần Bá Học (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng vì Tòa xác minh tại các ngân hàng là có số tiền này và bà Thảo đã thừa nhận là có nên ông Vũ không cần phải chứng minh. Trong trường hợp bà Thảo phủ nhận không có thì ông Vũ mới phải chứng minh.
Việc bà Thảo thừa nhận có số tiền 2.102 tỷ đồng (đã dùng hay chưa dùng) ở 3 ngân hàng, thì đó được xem là tài sản chung. Theo quy định của pháp luật, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Video đang HOT
Ông Vũ có đủ căn cứ để được chia số tiền 2.102 tỷ đồng, dù bà Thảo nói không còn ở hiện tại.
Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi không thỏa thuận được là tài sản chung được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố hoàn cảnh của gia đình, của vợ, chồng, công sức đóng góp của vợ chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
Trong trường hợp ly hôn này, ông Vũ có đủ căn cứ để được chia số tiền 2.102 tỷ đồng, dù bà Thảo nói không còn ở hiện tại. Vì ông Vũ đã xác minh được số tiền trước đó có tồn tại trong tài khoản và bà Thảo là người giữ.
Không còn tiền, bà Thảo phải chứng minh
Theo luật pháp, việc đã dùng hết số tiền 2.102 tỷ vào mục đích gì, bà Thảo phải giải trình, chứng minh để xác định phục vụ cho lợi ích chung của cả hai bên. Do đây là số tiền lớn, “không thể” chỉ dùng cho việc chi tiêu trong gia đình.
Quan điểm của luật sư Trần Thu Nam (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), trừ khi bà Thảo chứng minh được tiền đó sử dụng vào mục đích chung của hai vợ chồng, coi như đã chi tiêu chung, còn không thì nó vẫn được coi là tài sản chung, chỉ là do bà Thảo đang quản lý.
Bà Thảo phải giải trình đã dùng số tiền 2.102 tỷ vào việc gì.
Nếu bà Thảo không giải trình được về sự “bốc hơi” của số tiền 2.102 tỷ đồng, thì đồng nghĩa với việc bà đang chiếm giữ số tài sản chung này. Như vậy, khi cộng số đó vào tài sản chung để tính tổng giá trị tài sản chung, 2.102 tỷ bà Thảo giữ coi như đã nhận được một phần giá trị tài sản chung và sẽ được khấu trừ chia khi ly hôn.
Theo luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn Luật sư TP.HCM), số tiền 2.102 tỷ rất lớn nên chỉ có thể tẩu tán mới hết. Nếu bà Thảo tẩu tán số tiền thì ông Vũ vẫn có căn cứ yêu cầu Tòa chia số tiền này hoặc cấn trừ sang tài sản khác. Nếu bà Thảo cố tình tẩu tán thì Tòa vẫn căn cứ để chia đôi, buộc bà Thảo phải hoàn trả 50% số tiền cho ông Vũ.
Theo các luật sư, việc chứng minh bà Thảo tẩu tán tài sản chung, dùng tiền vào mục đích gì không khó. Đồng thời, Tòa nên lấy các sao kê tài khoản gửi tiền và rút tiền của bà Thảo để yêu cầu giải trình, bởi đã xác định tài sản chung thì buộc phải xác minh làm rõ để phân chia theo luật định.
Theo Thethaovanhoa.vn
Nếu không có vợ trợ giúp, tôi không thể kinh doanh thành công
Có những người đàn bà đóng góp không nhỏ vào thành công của chồng và được chồng trân trọng. Chỉ có những người vợ tham lam, chuyên quyền, bảo thủ, độc đoán mới có thể trở thành tác nhân "phá hoại" công việc của chồng.
Từ lâu, tôi đã nghe câu: "Đằng sau thành công của đàn ông luôn có bóng dáng người phụ nữ". Vậy mà thời gian gần đây, nhân chuyện ly hôn đình đám của vợ chồng "vua" cà phê", nhiều người lại đưa ra quan điểm "có đàn bà là hư việc".
Nghĩa là trong những việc đại sự như kinh doanh, làm ăn mà để đàn bà nhúng tay vào ắt là hỏng việc. Tôi thấy quan điểm này chưa hoàn toàn chính xác mà phải tùy vào từng hoàn cảnh, từng người đàn bà cụ thể. Như gia đình tôi, nếu không có vợ trợ giúp chắc tôi không có được thành quả như ngày nay.
Vợ đã trợ giúp tôi vượt qua khó khăn trong chuyện làm ăn. (Ảnh minh họa)
Vào thời điểm năm 2008, tôi bị thất nghiệp do công ty phá sản. Lúc ấy, vợ tôi đang làm quản lý cho một khách sạn lớn ở Nha Trang. Trong người tôi cũng có chút máu kinh doanh nên bàn với vợ mở nhà hàng hải sản phục vụ khách du lịch.
Tôi muốn vợ nghỉ hẳn việc ở khách sạn để phụ tôi làm ăn nhưng vợ không chịu. Cô ấy lo chưa biết việc kinh doanh ra sao mà bỏ việc, lỡ "mất cả chì lẫn chài". Trong khi đó, tôi vừa thất nghiệp, một mình vợ lo toan chuyện kinh tế gia đình.
Tất nhiên, vợ cũng không cản chuyện làm ăn của tôi nhưng không can thiệp vào. Để có vốn, tôi lấy tiền tiết kiệm của gia đình, huy động tiền của bạn bè và cùng một người bạn góp tiền để thuê mặt bằng mở nhà hàng. Đây là lĩnh vực mới đối với tôi, hầu như tôi không có chút kinh nghiệm nào trong việc kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản tươi sống.
Tôi cứ nghĩ mình chỉ quản lý thôi còn việc nấu nướng, nhập thực phẩm sẽ thuê nhân viên làm. Chính vì ý nghĩ chủ quan đó mà tôi thất bại thảm hại. Nhân viên nhập thực phẩm không đúng chất lượng để hưởng chênh lệch. Mà các mặt hàng tươi sống chỉ cần không còn tươi ngon là lỗ vốn ngay.
Nhà hàng hoạt động chưa được 6 tháng đã phải đóng cửa để lại một khoản nợ vài trăm triệu đồng. Lúc ấy, tôi mới thực sự hoang mang và mất bình tĩnh, làm ăn lời lãi chưa thấy mà đã đổ nợ.
Người bạn cùng kinh doanh lại trở mặt đòi lại tiền góp vốn trước thời hạn. Giữa lúc rối bời như thế, tôi không nghĩ cách vớt vát tình hình mà chỉ muốn buông xuôi. Vợ thấy vậy mới xắn tay lên giúp.
Với kinh nghiệm nội trợ của mình, vợ cho cấp đông ngay số hàng nhập về, sau đó bỏ mối ra chợ với giá thấp hơn. Còn mặt bằng quán và toàn bộ cơ sở vật chất cho sang lại vì lỡ ký hợp đồng thuê tới hai năm.
Nhờ thế mà tôi thu lại được một khoản kha khá. Vợ còn tìm đến từng người tôi vay tiền để trình bày hoàn cảnh, xin chốt nợ gốc không tính lãi để trả dần dần. Sau đó, vợ chồng tôi bán một mảnh đất để thanh toán nợ nần. Có vợ, tôi mới thoát được khỏi chuyện phá sản từ vụ làm ăn năm đó.
Về sau, tôi dành gần hai năm để đi học về ẩm thực, các món ăn theo gợi ý của vợ. Khi có kinh nghiệm trong tay, tôi mới tiếp tục mở nhà hàng. Lần này, tôi phải năn nỉ vợ dành một chút thời gian để quản lý thêm cho nhà hàng.
Nếu không có vợ trợ giúp, tôi đã không có được thành quả như bây giờ.(Ảnh minh họa)
Bằng kinh nghiệm lâu năm trong nghề quản lý khách sạn, vợ đã có những tư vấn hợp lý cho tôi trong việc chọn lựa hướng phát triển, tiêu chuẩn thuê nhân viên. Đặc biệt, với tính tỉ mỉ, cẩn thận của phụ nữ, vợ chú ý tới từng đôi đũa, cái chén, ống đựng tăm, trang phục nhân viên để tạo dấu ấn riêng cho nhà hàng. Những việc ấy, đàn ông như tôi khó có thể để ý và chu toàn được.
Đến nay, nhà hàng của tôi hoạt động được 6 năm và làm ăn khá phát đạt. Vợ vẫn làm công việc riêng của mình và phụ giúp tôi khi cần. Còn tôi luôn xem vợ là cố vấn đắc lực và tin cậy nhất. Mỗi khi nhà hàng đổi món mới cho thực đơn, tôi luôn tham khảo ý kiến vợ đầu tiên.
Bởi vậy, quan điểm "đàn bà làm hư việc" cần phải nhìn nhận trong từng trường hợp cụ thể. Có những người đàn bà đóng góp không nhỏ vào thành công của chồng và được chồng trân trọng. Chỉ có những người vợ tham lam, chuyên quyền, bảo thủ, độc đoán mới có thể trở thành tác nhân "phá hoại" công việc của chồng.
Phan Duy (Nha Trang)
Theo phunuonline.com.vn
Vợ nhúng vào là hư chuyện! Đâu phải ngẫu nhiên mà Tào Tháo có một câu nói kinh điển: 'Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ. Vợ bảo sao cứ làm ngược lại, ắt sẽ thành công'. Báo Phụ Nữ TP.HCM là tiếng nói đại diện của phụ nữ, hẳn nhiên rồi, nên diễn đàn Lỗi tại đàn bà? ắt hẳn sẽ nhận...