NATO muốn lập “Schengen quân sự” ở châu Âu
Chỉ huy hậu cần khối NATO muốn thiết lập cơ chế di chuyển quân sự tự do ở châu Âu, tương tự Hiệp ước Schengen về tự do đi lại đối với công dân.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters ngày 23/11, người đứng đầu Bộ Chỉ huy hậu cần khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Alexander Sollfrank tại châu Âu cho biết, các trở ngại trong việc di chuyển lực lượng ở châu Âu có thể khiến NATO phản ứng chậm chạp trong trường hợp xung đột nổ ra.
Xe tăng NATO tham gia hoạt động huấn luyện ở châu Âu. Ảnh: GettyImages
Ông Sollfrank khẳng định việc NATO có thể thiết lập một khối “Schengen quân sự”, tương tự Hiệp ước Schengen về tự do đi lại giữa các quốc gia châu Âu thành viên, sẽ giúp lực lượng của NATO di chuyển không bị hạn chế trên hầu khắp lục địa châu Âu.
“Chúng ta sắp hết thời gian. Những gì chúng ta không làm được trong thời bình sẽ khiến chúng ta không sẵn sàng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc xung đột”, quan chức NATO nêu.
Video đang HOT
Theo chỉ huy hậu cần NATO ở châu Âu, khối cũng cần thiết lập thêm những nhà kho để chứa đạn dược, nhiêu liệu, phụ tùng và vật tư để đảm bảo hậu cần trong điều kiện cần thiết.
Các nước NATO ở châu Âu và Nga chưa bình luận về phát ngôn nêu trên. Các quy định hiện nay yêu cầu lực lượng của NATO phải tuân thủ quy định chung của khối cũng như quy định của từng quốc gia trong trường hợp di chuyển vũ khí hoặc nhân lực.
Reuters thông tin, sườn phía Đông của NATO hiện có biên giới dài khoảng 4.000km. Vào năm 1990, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ngoại trưởng Mỹ James Bakercam kết với nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev rằng NATO sẽ không mở rộng “một inch” nào về phía Đông xa hơn biên giới Đức.
Việc NATO đảo ngược lời hứa và kết nạp 3 nước vùng Baltic, 4 nước thuộc Nam Tư cũ cùng Thụy Điển và Phần Lan khiến Nga nhiều lần phản đối. Thái độ quyết liệt muốn gia nhập NATO của Ukraine là một trong những nguyên nhân dẫn đến chiến dịch quân sự hiện nay của Moscow.
Điện Kremlin phản ứng với cảnh báo NATO đang chuẩn bị cho 'xung đột cường độ cao'
Điện Kremlin cho rằng các nước châu Âu đang gây ra mối đe dọa cho Nga, sau khi Cộng hòa Séc cảnh báo các quốc gia NATO đang chuẩn bị cho "cuộc xung đột cường độ cao" với Moskva.
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov. Ảnh:
"Không phải Nga đe dọa châu Âu, mà chính châu Âu gây ra mối đe dọa cho Nga", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu với truyền thông hôm 23/11.
Bình luận của Peskov được đưa ra sau khi Tổng thống Séc Petr Pavel tuyên bố NATO coi Nga là mối đe dọa lớn nhất của châu Âu. Cụ thể, trong hội nghị thượng đỉnh của Nhóm Visegrad - gồm 4 thành viên Cộng hoà Séc, Ba Lan, Hungary và Slovakia, nhà lãnh đạo Séc tiết lộ quân đội châu Âu đang chuẩn bị cho "xung đột cường độ cao" với Moskva sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Cộng hòa Séc và Ba Lan là những nước ủng hộ mạnh mẽ Ukraine. Trong đó, Praha đã cung cấp hàng loạt viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm vũ khí và xe tăng chiến đấu chủ lực. Còn Ba Lan và Slovakia là những quốc gia NATO đầu tiên tuyên bố chuyển giao máy bay chiến đấu cho Kiev hồi tháng 3.
Tuy nhiên, Chính phủ mới của Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã tuyên bố sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine. Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cũng nhiều lần chỉ trích viện trợ của châu Âu dành cho Kiev.
Ông Orbán đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 10. Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc họp hôm 22/11, ông Pavel nói tất cả 4 thành viên Nhóm Visegrad đều nhất trí rằng thành công của Ukraine là vì lợi ích sắp tới của các quốc gia này.
Trong khi vẫn duy trì cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine, NATO luôn thận trọng trước nguy cơ leo thang xung đột và tránh đối đầu trực tiếp với Moskva.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần tuyên bố không có kế hoạch tấn công NATO. Tuy nhiên, Moskva coi việc khối này tăng cường mở rộng về phía Đông là một mối đe dọa địa chính trị quan trọng. Ông Peskov cũng từng mô tả liên minh này là "công cụ đối đầu" được thành lập để kiềm chế trước hết là Liên Xô và sau đó là Nga.
Tổng thống Putin cũng đã gióng hồi chuông cảnh báo về khả năng Ukraine gia nhập NATO. Ông Putin cho rằng đây là một trong những lý do chính dẫn đến cuộc xung đột nổ ra hồi tháng 2/2022.
NATO khẳng định tiếp tục bảo vệ các đồng minh tại Biển Đen Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mircea Geoana ngày 9/11 tuyên bố NATO sẽ tiếp tục hỗ trợ và bảo vệ các đồng minh tại khu vực Biển Đen, gồm Romania, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ. Trụ sở NATO tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo ông Geoana, NATO không...