Nạp ngay 10 loại thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày để đột quỵ không ghé thăm
Bạn có biết rằng, chế độ dinh dưỡng tác động không nhỏ đến khả năng mắc các vấn đề về tim mạch. Dưới đây là 10 loại thực phẩm bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống để giảm nguy cơ đột quỵ.
Thường xuyên ăn bột yến mạch có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ – Ảnh: Minh họa
Cholesterol LDL cao gây ra mảng bám trong mạch máu xung quanh não, nâng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao lên. Sử dụng bột yến mạch có thể làm giảm cholesterol ‘xấu’ LDL. Hơn nữa bột yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan nên có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol hiệu quả.
Chất chống oxy hóa không chỉ giúp mở rộng mạch máu để giữ cho máu lưu thông tốt mà còn giúp giảm viêm. Để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ, nên thường xuyên bổ sung quả việt quất vào chế độ ăn hằng ngày.
- Đậu đen
Một tổng kết các nghiên cứu được công bố trên Public Health Nutrition cho thấy chế độ ăn nhiều đậu đỗ như đậu đen có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả này là nhờ những đặc tính thực sự tốt của đậu đỗ và thực tế là chúng thường thay thế cho các nguồn protein không lành mạnh. 3/4 chén đậu đen sẽ cung cấp cho bạn 27% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.
Video đang HOT
- Cá hồi
Ăn hải sản không chiên rán một hoặc hai lần một tuần có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, theo đánh giá của các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation. Chất béo omega-3 trong cá có dầu như cá hồi, cá ngừ và cá thu làm giảm viêm trong động mạch, cải thiện lưu lượng máu và giảm nguy cơ đông máu. Ăn nhiều cá cũng có nghĩa là chế độ ăn sẽ chứa ít những thực phẩm không lành mạnh như thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, có nhiều chất béo no làm tắc nghẽn động mạch.
- Chuối
Theo các chuyên gia, kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng hoạt động của não bộ. Những thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây góp phần tăng cường trí nhớ, khả năng học tập và thậm chí ngăn chăn một số bệnh liên quan đến động kinh.
Theo khuyến cáo, nhu cầu về kali ở người lớn khoảng 4gram/ngày và ở trẻ em khoảng 1gram/ngày.
- Khoai lang
Khoai lang cũng là thực phẩm tốt cho tim mạch – Ảnh: Minh họa
Khoai lang cũng là thực phẩm được khuyên dùng để chống nguy cơ đột quỵ. Theo đó, trong khoai lang có chứa 26% khẩu phần chất xơ khuyến nghị hàng ngày. Bên cạnh đó, khoai lang có đầy đủ các chất chống oxy hóa để giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong mạch máu.
Một nghiên cứu ở Puerto Rico cho thấy những người không uống sữa có nguy cơ bị huyết áp cao gấp 2 lần so với những người thường xuyên uống sữa. Ngoài ra, một nghiên cứu khác trên 3.100 đàn ông Nhật Bản trong 22 năm cũng phát hiện những người uống chừng 200 ml sữa một ngày có thể giảm được nguy cơ đột quỵ xuống còn . Bởi trong sữa có chứa canxi, magiê và kali, tất cả đều giúp hạ huyết áp.
- Hạt bí đỏ
Ngay cả những người không bị huyết áp cao, ăn thực phẩm giàu magiê có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ xuống 30%, một nghiên cứu cho biết. Nếu hạt bí ngô không phải là món bạn thích, thì lúa mạch, kiều mạch, cải bó xôi và đậu đen là những nguồn magiê tốt khác.
- Hạnh nhân
Các loại hạt vỏ cứng cung cấp protein, chất xơ và chất béo không no. Chỉ trong một phần ăm, bạn sẽ nạp năng lượng cho cơ thể bằng 9g chất béo không no chuỗi đơn để giảm cholesterol LDL (có hại) đồng thời tăng HDL (tốt). Không chỉ vậy, hạnh nhân cũng là một nguồn vitamin E tuyệt vời, có thể ngăn chặn mảng bám tích tụ trong động mạch.
- Rau bina
Thành phần của rau bina chứa nhiều các vitamin B folate. Theo một nghiên cứu suốt 20 năm trên gần 10.000 người lớn, chế độ ăn uống giàu axit folic có thể hạ thấp nguy cơ đột quỵ xuống còn 20%.
Trà nghệ có tốt cho người tiểu đường?
Uống trà nghệ có thể giữ lượng đường trong máu ổn định.
Tiêu thụ trà nghệ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: giảm viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng đường trong máu,...
Uống trà nghệ có thể giữ lượng đường trong máu ổn định. Ảnh: NV
Cụ thể, nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh tiểu đường. Uống trà nghệ có thể giữ lượng đường trong máu của ổn định. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy, curcumin trong nghệ có làm giảm lượng đường huyết và có thể ngăn ngừa một số biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, theo Boldsky.
Bên cạnh đó, uống trà nghệ cũng có thể làm giảm mức cholesterol. Curcumin có trong nghệ đã được chứng minh là có thể giữ tim khỏe mạnh bằng cách giảm mức cholesterol LDL (có hại). Theo đó, mức cholesterol LDL cao làm tăng nguy cơ bệnh tim, bệnh mạch vành và đột quỵ. Một nghiên cứu đã cho thấy, curcumin có liên quan đến việc giảm mức LDL và cholesterol toàn phần.
Ngoài ra, trà nghệ có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể nhờ các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn.
Các đặc tính chống viêm trong nghệ cũng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan do các bệnh gan mãn tính gây ra. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, curcumin trong nghệ có thể giúp ngăn ngừa nhiễm độc gan và giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan, theo Boldsky.
Chúng ta có thể thêm mật ong, chanh, gừng để giúp tăng hương vị. Thời điểm tốt nhất để uống trà nghệ là vào buổi sáng.
Liều lượng sử dụng
JECFA (Ủy ban chuyên gia quốc tế về Phụ gia thực phẩm) và EFSA (Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu) khuyến nghị lượng curcumin trong chế phẩm từ nghệ an toàn ở mức tối đa là 3 mg trên một kg cân nặng người dùng, với người nặng 50 kg thì mức tiêu thụ tối đa là 150 mg curcumin một ngày (tương đương 5g bột nghệ).
Máu nhiễm mỡ và những biến chứng nguy hiểm Máu nhiễm mỡ hay rối loạn mỡ máu là bệnh diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo Medical News Today, mỡ máu (còn gọi là máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) xảy ra khi một người có lượng lipid bất thường trong máu. Lipid, hay chất...