Nam sinh lớp 11 bỏng toàn thân nghi do pháo hoa
Qua xử trí sơ bộ, bệnh nhân được chẩn đoán bỏng toàn thân độ I, II, III, IV. Các bọng phồng vỡ trợt hoàn toàn, nền đỏ, đau rát và chảy dịch.
Chiều 25/1, ông Hoàng Văn Sầm, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An xác nhận, đơn vị vừa tiếp nhận một bệnh nhân N.H.M. (SN 2005, trú xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ) nhập viện do bỏng.
Thông tin ban đầu, vào chiều cùng ngày, bệnh nhân N.H.M. được người thân đưa đến nhập viện trong tình trạng bị bỏng vùng mặt – ngực – tay chân 2 bên. Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa vào khoa Ngoại – Trung tâm y tế Tân Kỳ để cấp cứu kịp thời.
“Qua xử trí sơ bộ, bệnh nhân được chẩn đoán bỏng toàn thân độ I, II, III, IV. Các bọng phồng vỡ trợt hoàn toàn, nền đỏ, đau rát và chảy dịch. Hai mắt của bệnh nhân cũng đều bị bỏng giác mạc”, ông Sầm nói.
Qua khai thác tiền sử, gia đình cho biết, chiều 25/1, em M. ở nhà nên đưa pháo hoa ra đốt. Trong lúc đốt, pháo đã nổ và bắn vào người bệnh nhân khiến em bị bỏng ngay lập tức. Hàng xóm nghe tiếng hét của bệnh nhân vội đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế Tân Kỳ.
“Bệnh nhân đã được các bác sĩ, điều dưỡng khoa Ngoại xử trí chống sốc, băng bỏng, hồi sức, tiêm giảm đau, tiêm phòng uốn ván và cho chuyển tuyến trên ngay sau đó”, ông Sầm cho biết thêm.
Video đang HOT
Các bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhân bị bỏng
Theo Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ, cứ vào dịp cuối năm, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán là xảy ra hiện tượng đốt pháo nổ và pháo hoa. Nhiều tai nạn thương tâm do pháo đã xảy ra. Trong đó, tai nạn chủ yếu là các tổn thương về mắt, mặt, cụt ngón tay chân và một số cơ quan khác.
Sở dĩ tai nạn do pháo nổ rất nguy hiểm bởi ngoài sức công phá gây nhiều vết thương ở tất cả các vị trí trên cơ thể, pháo còn gây bỏng do tỏa ra lượng nhiệt lượng lớn. Ngoài ra, trong pháo có những hóa chất như phốt pho, lưu huỳnh… nên khi đốt pháo, người tiếp xúc gần sẽ dễ bị các tổn thương nặng ở đầu mặt cổ, mắt, tay…
Các bác sĩ lưu ý nếu có người thân hoặc bản thân bị tai nạn do pháo nổ trong dịp Tết cần thực hiện các bước sơ cứu sau đây: Khi gặp chấn thương ở mắt do bỏng hay dị vật vào mắt khi đốt pháo, nên lập tức rửa mắt bằng dòng nước sạch liên tục trong vòng ít nhất 10 phút. Đồng thời, khi rửa mắt nên chớp mắt liên tục để cho dị vật trôi ra, không cố gắng lấy dị vật ra khỏi mắt sau đó băng mắt lại bằng gạc sạch.
Nếu bị chảy máu mắt, phải nhanh chóng băng mắt lại bằng gạc sạch. Trường hợp nạn nhân có vết thương chảy máu cần băng ép cầm máu ngay. Nếu bị gãy xương, dập nát bàn tay, cần cố định chỗ xương gãy và băng vết thương cẩn thận. Nếu bị pháo làm bỏng da, làm mát vùng bỏng bằng cách tưới nước sạch liên tục trên 10 phút. Ngay sau khi thực hiện các bước sơ cứu trên, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Vì vậy, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ cảnh báo trẻ trong độ tuổi vị thành niên không nên tiếp xúc với các vật liệu dễ cháy nổ, nhất là pháo hoa để tránh các tai nạn thương tâm xảy ra.
Hà Nội: Người đàn ông thủng ruột, nhiễm độc toàn thân sau bữa liên hoan
Người đàn ông 56 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng bụng đau dữ dội, chướng căng, sốt cao 39 độ C, dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.
Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, viêm đa khớp dạng thấp. Khoảng 5 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân đi ăn liên hoan tại nhà hàng xóm, lúc về có các triệu chứng đau bụng, nôn, chướng bụng và bí trung, đại tiện.
Bệnh nhân đã tự mua thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ, sau 2 ngày sốt cao liên tục, bụng chướng, và ngày càng đau dữ dội hơn nên người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông để cấp cứu.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC).
BSCKII. Bùi Đức Duy, Khoa Ngoại tiêu hóa cho hay, qua thăm khám ban đầu có nghi ngờ bệnh nhân nhiễm trùng ổ bụng rất nặng, các bác sĩ trong khoa tiến hành hội chẩn và chỉ định điều trị tích cực với kháng sinh mạnh, hồi sức chống sốc và làm các xét nghiệm cơ bản.
Kết quả siêu âm, chụp X-quang và công thức máu cho thấy tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, có dị vật dài khoảng 4cm, đã chọc thủng thành ruột gây ra viêm phúc mạc dãn toàn bộ ruột non, dịch ổ bụng có khí tự do.
Bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu, tổn thương trong ổ bụng có nhiều dịch mủ và giả mạc. Dịch tiêu hóa trong ổ bụng nguyên nhân là do mảnh xương gà đâm xuyên ruột non. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt đoạn ruột non, đưa 2 đầu ruột ra ngoài. Sau 2 tiếng phẫu thuật, ca mổ thành công, các bác sĩ đã xử trí tổn thương ruột non, làm sạch ổ bụng, lấy được dị vật là một xương gà dài 4cm. Trong vòng 2 tháng tới, bệnh nhân cần phải phẫu thuật thêm một lần nữa để phục hồi lưu thông tiêu hóa.
Từ trường hợp này, BS Duy cảnh báo, nếu bệnh nhân đến viện chỉ chậm thêm 2 ngày thì ổ bụng sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, thậm chí dẫn đến tử vong. Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp thủng ruột do dị vật mà Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tiếp nhận và xử lý do sự bất cẩn, thói quen sinh hoạt không đúng của người dân.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên bỏ thói quen ngậm tăm trước khi đi ngủ, thận trọng khi ăn cá, hạn chế ăn đồ ăn cứng..., nhất là với người già, trẻ em.
Nhiễm khuẩn, thủng đầu mũi sau nâng mũi 4 năm Chiều 8/12, Bệnh viện Da liễu TP.HCM thông tin đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp tai biến nhiễm khuẩn thủng đầu mũi sau phẫu thuật nâng mũi cách đây 4 năm. Bệnh nhân N.T.D.T. (ngụ tại Quận 12) đến Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám trong tình trạng...