Nam sinh 18 tuổi khiến MXH bùng nổ tranh cãi khi muốn đưa mẹ lên KTX sống cùng vì không dám ở một mình
Chia sẻ của nam sinh này đã gây bão mạng xã hội.
Cuộc sống đại học có nhiều bỡ ngỡ, và để giải đáp tất cả các thắc mắc, các tân sinh viên thường lên các hội nhóm để xin ý kiến của các “tiền bối” đi trước. Có những câu hỏi đúng trọng tâm khiến ai đọc xong cũng muốn giúp đỡ, song lại có những câu hỏi “ối dồi ôi”, làm thổi bùng tranh luận.
Trên Dcard – cộng đồng ẩn danh lớn nhất dành cho giới trẻ ở Đài Loan (Trung Quốc), một sinh viên đã đăng tải câu hỏi của mình và thu hút rất nhiều bình luận. Theo chia sẻ, nam sinh này vừa nhập học đại học không lâu. Sau khi cân nhắc, nam sinh và gia đình đã “chốt” sẽ ở ký túc xá (KTX) của trường. Sẽ không có gì đáng nói nếu như nam sinh này không bất ngờ tiết lộ rằng vì KTX của mình nằm ở ngoại ô nên mẹ của cậu bạn không yên tâm để con ở trong đó một mình. Bản thân nam sinh cũng rất sợ hãi, nên đã xin ý kiến của dân tình rằng “có thể đưa mẹ đến trường để ở trong KTX cùng được không?”.
Bài viết này nhanh chóng đã gây bão mạng xã hội, trở thành chủ đề được dân tình bàn tán rôm rả vào thời điểm đó.
- Đúng là mama boy đây rồi.
- Làm ơn tự thuê nhà ở ngoài mà ở, hoặc mua nhà luôn đi. Làm thế thì bạn cùng phòng chịu sao nổi, đây còn là phòng con trai nữa chứ?
- Nếu không muốn bị bắt nạt, làm ơn đừng làm vậy.
- Đọc xong bài này mà sốc ngang luôn, không hiểu các em nghĩ gì luôn.
Một nam sinh tại Trung Quốc muốn mẹ lên KTX ở cùng gây tranh cãi. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, đây chỉ là “content” thôi vì các tình tiết quá kỳ quặc. Bài đăng chắc là sản phẩm do ai tạo ra để “câu like”, “câu view” chứ làm gì có ai lại ngây thơ đến mức đưa ra thắc mắc như vậy.
Video đang HOT
Đối diện với phản ứng dữ của cộng đồng mạng, chủ nhân bài viết cũng lên tiếng rằng bản thân từ nhỏ đã khá nhút nhát, chưa từng dám rời xa gia đình. Vì không kiếm được phòng trọ nào gần trường nên mới ở KTX. Nam sinh cũng đã hỏi ý kiến của nhà trường và được nhà trường cho phép, nhưng vì bạn cùng phòng khó xử nên mới lên mạng xin ý kiến mọi người như vậy.
Đối với bài viết này, một Giáo sư đến từ Khoa Kỹ thuật Điện tử của Đại học Quốc Gia Đài Loan (Trung Quốc) cũng để lại quan điểm của mình trên Facebook. Ông cảm thấy rất sốc khi nhìn thấy bài đăng của nam sinh này, và cho rằng trừ khi có điều kiện sức khỏe đặc biệt cần sự chăm sóc từ gia đình, nếu không việc để mẹ đồng hành cùng con vào KTX của trường là khó lòng chấp nhận. Vị Giáo sư này cũng bày tỏ nỗi băn khoăn: “Khi nào thì cha mẹ nên buông tay con?”.
Vậy khi nào thì cha mẹ nên “buông tay” để con tự lập?
Trong hành trình nuôi dưỡng và giáo dục con cái, mỗi bậc cha mẹ đều mong muốn con mình có một tương lai tươi sáng và hạnh phúc. Tuy nhiên, một trong những bài học lớn nhất mà mọi phụ huynh cần học là biết “buông tay” đúng lúc, để con cái có thể tự lập và tự chủ trong cuộc sống.
“Buông tay” không hẳn là từ bỏ trách nhiệm hay không quan tâm đến con cái mà là chấp nhận rằng con đã đến tuổi và có khả năng tự quyết định và chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Điều này không có nghĩa là con cái sẽ không cần sự hỗ trợ hay hướng dẫn của cha mẹ, nhưng họ cần được tôn trọng như những cá nhân độc lập, có quyền lựa chọn và hành động theo cách của riêng mình.
Thời điểm “buông tay” phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự phát triển về mặt tâm lý và cảm xúc của con cái, khả năng tự đối mặt với thế giới bên ngoài của con. Cha mẹ cần “buông tay” con một cách chậm chậm bằng cách cho con cơ hội thể hiện khả năng tự lập qua các quyết định và hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, từ việc tự quản lý thời gian học tập, tài chính cá nhân, đến việc tự giải quyết các mối quan hệ xã hội và làm việc nhóm. Sự hỗ trợ của cha mẹ nên là những lời khuyên, thay vì trực tiếp can thiệp.
Khi nào thì cha mẹ nên “buông tay” để con tự lập? (Ảnh minh họa)
Cần có sự cân nhắc giữa việc bảo vệ và thả lỏng, vì nếu quá bảo vệ, con cái khó có thể hình thành nên khả năng tự chủ và tự lập, nhưng nếu buông lỏng quá mức, con có thể cảm thấy bị bỏ rơi và thiếu hướng dẫn. Sự cân bằng này là chìa khóa để giúp con cái trưởng thành và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống tương lai.
Mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều có hoàn cảnh và nhu cầu riêng. Không có công thức chung cho việc này. Nhưng cha mẹ có trách nhiệm quan sát, đánh giá và phản hồi trước khả năng tự lập của con, từ đó điều chỉnh sự hỗ trợ cho phù hợp. Quan trọng nhất, cha mẹ cần nuôi dưỡng lòng tin và khuyến khích con cái theo đuổi đam mê và lắng nghe tiếng nói của chính mình, đồng thời chuẩn bị hành trang cần thiết để con có thể đứng vững trên đôi chân của mình.
Chàng trai gây bão mạng vì khoe được vợ 'bao nuôi'
Chia sẻ cuộc sống chỉ ở nhà, hoàn toàn dựa vào tài chính của vợ, chàng trai người Trung Quốc sống tại Nhật Bản thu hút sự chú ý.
Thanh niên có tên tài khoản mạng xã hội là Sudden Fantasy, chưa rõ tuổi, cho biết đã sống ở Nhật Bản trong 8 năm nay. Anh thu hút 1,4 triệu người theo dõi nhờ chia sẻ cuộc sống của một người đàn ông được vợ chu cấp kinh tế.
Sudden Fantasy tự mô tả bản thân là một người đàn ông bình thường đến từ Bắc Kinh (Trung Quốc) trong khi vợ anh, tên là Fenghua, không chỉ có trình độ học vấn cao và việc làm mà còn xuất thân từ một gia đình Nhật Bản giàu có. Mẹ cô từng du lịch đến nhiều nơi trên thế giới, theo South China Morning Post.
Ban đầu, anh không nghĩ đến việc hẹn hò cùng cô vì gặp khó khăn tài chính. Tuy nhiên, trong giai đoạn đặc biệt khó khăn, khi anh hầu như không đủ tiền ăn hàng ngày, Fenghua đã hỗ trợ bằng cách đem đồ ăn tới và sau đó là đóng một phần học phí cho anh. Cặp đôi kết hôn sau khi hẹn hò 2 năm rưỡi.
Trong xã hội truyền thống Nhật Bản, đàn ông thường là trụ cột kiếm nhiều tiền trong khi phụ nữ tập trung vào việc nhà. Tuy nhiên, câu chuyện của Sudden Fantasy trái ngược với chuẩn mực này. Đầu năm nay, anh đã nghỉ việc và hoàn toàn sống cuộc sống của một "người đàn ông được bao nuôi", cho phép anh dành thời gian chơi game ở nhà trong khi vợ chi trả mọi chi phí gia đình. Chi tiết công việc trước đây của anh không được tiết lộ.
Chàng trai Trung Quốc sống phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế của người vợ Nhật Bản.
Vợ anh thậm chí còn chuẩn bị một chiếc lọ đựng 260.000 yen (1.740 USD) để anh chi tiêu hàng ngày. Anh cho biết không thể trả lại tiền cho vợ vì làm vậy sẽ khiến cô khóc.
Chàng trai Trung Quốc nhanh chóng đạt được hơn 1 triệu người theo dõi trên mạng xã hội chỉ sau 30 ngày.
Một trong những lý do chính khiến anh trở nên nổi tiếng là các video mô tả chân thực cuộc sống của một người đàn ông được bao nuôi, đồng thời đưa ra những bình luận sâu sắc về sự hỗ trợ và thấu hiểu lẫn nhau trong một mối quan hệ.
Ví dụ, anh chàng tiết lộ dù thức dậy lúc 7h sáng chủ nhật, anh vẫn nằm trên giường tới trưa cho đến khi vợ dậy, sau đó lại ở cùng cô trong khi cô lướt điện thoại cho đến 15h. Anh giải thích rằng nếu mình rời giường sớm hơn có thể khiến vợ cảm thấy áy náy nếu chưa dậy. Vì vậy, anh chọn nằm lại với vợ để giúp cô thư giãn.
Khi vợ làm việc nhà, anh cũng ở bên dù không chủ động hỗ trợ cô.
"Tôi giống như một con kền kền bay lượn xung quanh, để mắt đến cô ấy. Không có nhiều quần áo để treo, nhưng nếu để cô ấy tự làm hết thì sẽ khiến cô ấy mất lòng", anh chia sẻ, giải thích rằng với việc anh luôn ở gần vợ, cô có thể gọi anh bất cứ khi nào cần.
Chàng trai chia sẻ nhiều quan điểm về tình cảm trong các video của mình.
Chàng trai cũng ưu tiên sự thoải mái của vợ khi để cô tắm trước, tránh cô phải bước vào sàn nhà tắm lạnh lẽo, ẩm ướt.
"Các bạn không biết cảm giác bước lên những viên gạch lạnh lẽo sau một ngày dài làm việc khó chịu như thế nào đâu. Tâm trạng tốt có thể bị phá hỏng ngay lập tức. Vì vậy, tôi luôn đảm bảo phòng tắm khô ráo trước khi cô ấy sử dụng".
Anh cũng nhấn mạnh triết lý cuối cùng của việc trở thành một người đàn ông được bao nuôi không chỉ đơn thuần là làm việc này việc kia cho nhau, mà là tìm cách để cùng nâng cao cuộc sống của nhau.
"Bạn sẽ không thể kéo dài lâu nếu làm mọi thứ chỉ để tốt với cô ấy, cuối cùng bạn sẽ kiệt sức. Bạn cần phải tìm ra cách để cả hai có thể chung sống hòa hợp, những gì tôi làm không chỉ vì cô ấy mà còn vì chính tôi. Đó là triết lý sau cùng của tôi với tư cách là một người đàn ông được vợ nuôi".
Các video của chàng trai được xem là những bài học sâu sắc chứa đầy lời khuyên thực tế, được cả nam giới và phụ nữ đồng tình.
"Đây không phải là về việc trở thành một người đàn ông được bao nuôi, mà là về việc tôn trọng phụ nữ, biết quan tâm và thể hiện EQ cao", một dân mạng bình luận.
Một người khác viết: "Anh bạn, anh thực sự hiểu phụ nữ. Anh đã nêu bật những khía cạnh mà tôi cảm nhận được nhưng chưa bao giờ thảo luận với nửa kia của mình. Tôi nghĩ hầu hết đàn ông không hiểu điều này".
Một người khác hài hước: "Giống như trả tiền cho bữa ăn của một người nhưng đổi lại có một bảo mẫu và một người bạn đời hỗ trợ về mặt cảm xúc. Thành thật mà nói, đây không phải một thỏa thuận tồi, tôi cũng muốn có một người thế này".
Cô gái Gia Lai 24 tuổi đam mê chim tiền tỷ, chăm kỹ như chăm con, "hốt" mấy chục chiếc xe nhờ thi chim Mỗi ngày thức dậy chăm chim là cuộc sống mơ ước của Trang. Chim nuôi trong lồng đặt riêng, có chế độ ăn riêng, chủ phải hiểu tính cách Nguyễn Trang (24 tuổi) ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã có 2 năm kinh nghiệm nuôi chim chào mào thi đấu. Trong khuôn viên rộng hơn 2000m2 của gia đình Trang...